Các vấn đề với nông nghiệp hóa học

Các vấn đề với nông nghiệp hóa học Sau cuộc cách mạng xanh, khi kỹ thuật và khái niệm nông nghiệp hóa học đã được áp dụng ở Bangladesh, dường như việc sản xuất ngũ cốc, gạo cũng phát triển. Tuy nhiên việc này lại làm nảy sinh tác động tiêu cực rộng lớn trong…

Các vấn đề với nông nghiệp hóa học

Sau cuộc cách mạng xanh, khi kỹ thuật và khái niệm nông nghiệp hóa học đã được áp dụng ở Bangladesh, dường như việc sản xuất ngũ cốc, gạo cũng phát triển. Tuy nhiên việc này lại làm nảy sinh tác động tiêu cực rộng lớn trong các vùng nông thôn, rất nghiêm trọng đối với nông dân và môi trường tự nhiên.

Nông nghiệp hóa học chỉ nhằm mục tiêu lợi ích kinh tế chứ không coi trọng những yếu tố sinh thái và xã hội. Từ góc độ triển vọng sinh thái, điều này hoàn toàn phản tự nhiên và mang tính chất phá hoại. Do đó, cần đặt ra nhiều vấn đề cho kỹ thuật canh nông.

Sự thoái hóa đất, tăng giá thành trong sản xuất, vấn đề dịch bệnh, những vấn đề về sức khỏe và ô nhiễm môi trường do chất độc hóa – nông nghiệp (thuốc trừ sâu, chất diệt nấm v.v…) và sự xuống cấp của thực phẩm là những vấn đề đang được đặt ra. Nhiều nông dân và nông dân ngày càng thấm thía điều này.

Nội dung bài viết

1. Những vấn đề sinh thái

Khi nhà nông đã bắt đầu sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu, họ gặp phải một số vấn đề. Chúng ta sẽ lần lượt thảo luận từng vấn đề một.

1.1. Sự thoái hóa của đất

Vấn đề đầu tiên mà nhà nông gặp phải khi sử dụng phân hóa học là sự thoái hóa của đất. Nguyên nhân là do thiếu chất hữu cơ. Khi đó lượng mùn giảm, gây ra những vấn đề sau:

  1. Kết cấu đất bị sứt nẻ, đất trở nên cứng
  2. Khả năng giữ nước bị giảm sút
  3. Khả năng bảo tồn chất dinh dưỡng cũng bị giảm sút
  4. Thiếu chất dinh dưỡng vi mô
  5. Vi sinh vật giảm về số lượng và hoạt động kém

Một yếu tố khác là việc tiêu diệt vi sinh vật do phân hóa học và thuốc trừ sâu gây nên. Như đã trình bày, đất cực tốt là đất có kết cấu vật lý tốt, có cân bằng hóa học tốt, có sự cân bằng sinh học và hoạt động tích cực. Việc sử dụng phân bón hóa học chỉ giúp cải tiến được hiệu năng của một số khoáng chất (N.P.K- một phần của chất lượng hóa học) trong khi gây tổn hại đến chất lượng vật lý hay chất lượng hóa học và chất lượng sinh học của đất. Phân hóa học dùng trong nông nghiệp dẫn tới:

  1. Mất cân bằng PH ở nơi đất trở thành đất chua
  2. Làm giảm nhanh chất mùn
  3. Diệt trừ một số vi sinh vật do PH giảm

Để giải quyết những vấn đề này, người ta lại sử dụng ngày một nhiều hơn cũng hóa chất ấy và những hóa chất khác nữa ( calci, kẽm, sunfure v.v… ). Đây chỉ là một biện pháp tạm thời nhưng lại gây ra những vấn đề khác khi làm tăng sự thoái hóa của đất. Chẳng hạn. việc canh tác buộc phải sử dụng canxi để điều chỉnh độ PH cao (quá chua).

Canxi

Canxi có thể điều chỉnh độ PH trong 3 hoặc 4 tháng nhưng sau đó thì không còn tác dụng nữa khiến độ PH của đất thấp hơn trước. Thời gian sau, nông dân lại phải dùng thêm nhiều canxi. Lượng canxi thêm vào đất này làm trở ngại sự cung cấp magie và các khoáng chất khác cho cây, gây nên hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng vi mô. Chỉ có chất hữu cơ phân hủy tốt (mùn) mới có thể điều chỉnh độ PH của đất thường xuyên.

1.2. Những vấn đề về gia tăng dịch bệnh

Đất thoái hóa là đất có sức khỏe kém. Đất có sức khỏe kém sẽ làm gia tăng những cây kém sức khỏe khiến chúng dễ bị dịch bệnh (sâu, bệnh) tấn công. Ngày nay, nhà nông sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, vốn là độc dược và có hại cho mọi sinh vật, để diệt sâu. Người ta không khảo sát về nguyên nhân sâu bệnh tấn công vào rễ cây, do đó những vấn đề dịch bệnh không được giải quyết và ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

1.3. Sự xuống cấp chất lượng thực phẩm

Những sản phẩm được trồng bằng phân hóa học đều kém chất lượng. Có thể thấy rõ chất lượng thực phẩm thấp trong hương vị và khả năng bảo quản sản phẩm. Người ta cho là lúa và thực vật vốn được chăm bón bằng phân hóa học đều không có hương vị và không thể được bảo quản trong thời gian lâu dài.

Những người tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp hóa học có thể phàn nàn rằng người dân đã có những ý nghĩ sai lầm và không khoa học. Tuy nhiên quan niệm của người dân là đúng đắn. Chất lượng kém không chỉ thể hiện trong hương vị và khả năng bảo quản mà cả về hàm lượng chất dinh dưỡng trong sản phẩm.

Gần đây có nhiều nghiên cứu về các chất dinh dưỡng trong thực phẩm đã nêu ra sự khác biệt giữa sản phẩm được chăm bón bằng phân hóa học và sản phẩm được chăm bón bằng phân hữu cơ ở Nhật Bản. Kết quả là sản phẩm được chăm bón bằng phân hóa học có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp hơn, và hàm lượng nước cao có thể là một trong những nguyên nhân chính khiến cho sản phẩm kém hương vị và khả năng bảo quản thấp.

1.4. Sự ô nhiễm của đất, nước, không khí và sản phẩm

Việc dùng thuốc trừ sâu hóa học khiến môi trường xung quanh bị ô nhiễm giống như nhiễm chất độc hóa học. Chúng rất hữu ích trong việc tiêu diệt sinh vật và bảo tồn hiệu lực trong một thời gian dài (một số chất độc kéo hơn 10 năm, ví dụ như DDT). Chúng thực sự rất nguy hiểm đối với mọi sinh vật sống. Chất độc làm ô nhiễm sản phẩm đầu tiên, rồi đến đất, không khí do đó kéo theo cả nước nữa. Sự ô nhiễm này gây ra kết quả là sản phẩm nhiễm độc, đất bị thoái hóa, và cá, chim cũng như những con vật khác trong vùng nông thôn đều biến mất.

1.5. Những nguy hại đối với sức khỏe

Sức khỏe của con người bị tổn hại thông qua hai con đường.

Thứ nhất là ăn phải nông phẩm nhiễm độc và những thức ăn truyền nhiễm khác (thức ăn, sữa, cá v.v..) của nền sản xuất nông nghiệp chuyên dùng phân bón hóa học. Chất độc tích tụ trong cơ thể sống và thông qua một loạt thức ăn, tích tụ lại và gây nguy hại đối với sức khỏe. Thật là sai lầm nếu như cho rằng thuốc trừ sâu hóa học không gây nguy hại cho cơ thể con người do nó được sử dụng ở hình thức loãng hơn. Nếu như con người tiếp tục ăn phải thực phẩm nhiễm độc thì chất độc trong cơ thể ngày càng bị tích tụ.

Thứ hai là thuốc trừ sâu hóa học trực tiếp tác động tới người nông dân sử dụng nó. Ở Bangladesh, phần lớn nông dân tay cầm thuốc trừ sâu hóa học không có đồ bảo hộ thân thể (đôi khi họ dùng tay trần và không đeo găng tay) để rải thuốc sâu, do đó họ là nạn nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Ngày nay, tai nạn thường thấy ở vùng nông thôn là nạn bò, dê dễ chết vì ăn phải rơm rạ nhiễm thuốc trừ sâu hóa học.

1.6. Sự biến mất của các giống loài địa phương

Giống loài địa phương là cơ sở di truyền để cải tiến giống và là nguồn dự trữ vô cùng quan trọng cho tương lai. Tuy nhiên, mỗi năm các giống loài địa phương biến mất càng nhiều. Nguyên nhân chính là việc sử dụng giống HYV và giống lai tạo (F1). Nhà nông đã bỏ không dùng các giống loài địa phương mà trồng một vài giống HYV (giống năng suất cao) và giống lai tạo. Điều đó đã thúc đẩy sự độc canh và gây ra mất cân bằng sinh thái trong nông nghiệp.

1.7. Những vấn đề khác

Ngoài những vấn đề trên còn một số vấn đề khác nữa. Một trong những vấn đề nghiêm trọng ở Bangladesh là nước trong đất bị giảm sút. Loại thùng sâu giờ đây được dùng phổ biến chứa nước tưới cho giống lúa HYV vào mùa đông (mùa khô). Tuy nhiên điều này khiến cho mực nước trong đất giảm xuống. Nhiều bơm tay không hoạt động được trong những khu vực có nhiều thùng sâu đang hoạt động.

Nếu như tiếp tục sử dụng quá mức nước ngầm, nước trong đất sẽ cạn kiệt. Bởi hàm lượng sắt trong nước ngầm ở Bangladesh rất cao, sự tích tụ sắt trong đất là một vấn đề khác. Điều đó sẽ tạo ra những vấn đề khác (mất cân bằng về chất dinh dưỡng v.v…) trong tương lai.

2. Những vấn đề kinh tế

Như đã trình bày, nông nghiệp hóa học có định hướng lợi tức dựa trên giá thành đầu vào (phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, giống HYV v.v…) để đạt sản lượng tối đa hoặc bội thu. Điều này giả định mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân. Tuy nhiên, giờ đây, điều đó không dễ dàng đạt được. Dưới đây là những vấn đề kinh tế ta dễ gặp phải.

2.1 Sự gia tăng chi phí sản xuất

Trong canh tác nông nghiệp hóa học, chi phí sản xuất gia tăng là điều không thể tránh khỏi. Có hai nguyên nhân chính: một là do tăng số lượng của đầu vào bên ngoài (phân hóa học, thuốc trừ sâu v.v…). Phần lớn nông dân mới bắt đầu trồng giống lúa HYV ở Bangladesh cách đây khoảng 15-20 năm. Ban đầu, họ mới sử dụng 50 kg phân hóa học cho mỗi acre (thường chỉ dùng phân ure (N), còn hiện tại họ phải dùng từ 200 đến 300 kg phân hóa học cho mỗi acre (không chỉ dùng ure mà dùng cả phân TSP [P], MP [K] v.v… Tuy nhiên họ vẫn không thể đạt được sản lượng thu hoạch như vụ mùa trước. Nguyên nhân là do đất bị thoái hóa.

Một số yếu tố khác khiến chi phí sản xuất gia tăng là do giá cả hàng nhập ngoại cho đầu vào tăng. Giá phân hóa học năm 1972 chỉ là 0,5 taka/ kg còn bây giờ là 5-6 taka/kg. Nghĩa là giá phân tăng gấp mười lần trở lên qua 20 năm. Chi phí thủy lợi cũng tăng gần gấp 6 lần trong khi đó giá gạo chỉ tăng gấp đôi.

Xu hướng tiêu thụ phân bón hóa học (kg/acre)

Một số nông dân cho rằng trồng giống lúa HYV tốn chi phí phân bón hóa học và thủy lợi cao mà không bao giờ có lãi.

Thu hoạch mùa màng giảm

Nhiều nông dân cho rằng việc tăng số lượng đầu vào cũng không thể giúp họ đạt được năng suất cao như trước. Ví dụ, một nông dân mới bắt đầu trồng giống lúa HYV cách đây 15 năm và mới dùng phân hóa học lần đầu tiên, ông ta thường thu được khoảng 70 mond (2,660 kg) thóc/acre (0.406ha). Trường hợp này rất phổ biến khi nhà nông trồng giống lúa HYV và bón bằng phân hóa học.

Nguyên nhân khiến năng suất giảm là do đất bị thoái hóa. Điều hiển nhiên là đất đai thoái hóa thì không bao giờ mang lại thu hoạch mùa màng cao.

3. Những vấn đề xã hội

Nhiều người tin rằng kỹ thuật là trung tính, kết quả tốt hay xấu tuỳ thuộc vào người sử dụng. Chẳng hạn, con dao rất có ích và cần thiết cho công việc nội trợ, nhưng nó lại là vũ khí có thể dùng để giết người. Song ý nghĩ phổ biến ấy không phải bao giờ cũng đúng.

Kỹ thuật có đặc điểm là dựa vào tay nghề và quan điểm của người phát minh và phát triển nó lên. Một số kỹ thuật đòi hỏi ít năng lượng hơn, chỉ cần những nguồn có sẵn ở địa phương và không gây hại cho môi trường (ví dụ như những kỹ thuật ứng dụng).

Những kỹ thuật khác đòi hỏi năng lượng và đầu vào nhiều hơn, và chúng có tác hại đối với môi trường xung quang (nhà máy nguyên tử). Mỗi kỹ thuật đều có ảnh hưởng không ít thì nhiều tới môi trường xung quanh một khi được ứng dụng. Một kỹ thuật phụ thuộc vào những nguồn ngoại nhập và đòi hỏi kinh phí lớn sẽ có tác động lớn tới xã hội (cộng đồng) và có tác động tiêu cực đối với người nghèo. Cuộc Cách mạng xanh (hóa học nông nghiệp) là một ví dụ điển hình. Chúng ta cần xem xét các vấn đề xã hội sau:

3.1. Tạo ra khoảng cách giữa kẻ giàu và người nghèo

Đây là một vấn đề lớn được nhiều người lên án tại một số nước đang phát triển. Có hai nguyên nhân chính. Một là chỉ có người giàu mới có thể sử dụng kỹ thuật cách mạng xanh ở bước thực hành khởi đầu, khi chưa đủ nguồn dự trữ và những điều kiện thuận lợi. Họ có đủ tiền để mua hàng ngoại nhập (phân bón hóa học dùng cho nông nghiệp) và có đủ quyền lực xã hội để mua được vật chất (chẳng hạn như những khoản tài trợ của chính phủ cho thủy lợi).

Đối với các điền chủ nhỏ, phạm vi ứng dụng kỹ thuật nhỏ hơn. Ngoài ra, những đặc trưng của hóa học nông nghiệp có thể duy trì thu hoạch mùa màng tăng lên (gấp 2-5 lần so với thu hoạch của địa phương) và có lãi trong khoảng 10 năm. Mười năm là quá ít cho những điền chủ đã thích nghi với nông nghiệp hóa học nhưng cũng đủ dài để tạo ra khoảng cách giữa người ứng dụng (kẻ giàu) với người không ứng dụng (kẻ nghèo).

3.2. Tạo ra sự lệ thuộc

Khi các điền chủ tiên phong trong nông nghiệp hóa học, họ cần có vật liệu và kỹ năng sử dụng. Tuy nhiên cả hai thứ đó đều phải nhập từ bên ngoài. Vật liệu (phân bón hóa học, thuốc trừ sâu v.v…) đều là những sản phẩm do nhà máy sản xuất. Kỹ năng do các nhà nghiên cứu nông học hướng dẫn, không liên quan đến trình độ hiểu biết của địa phương hay hệ thống canh tác cổ truyền. Như vậy, nông nghiệp hóa học khiến nông dân phải lệ thuộc vào những yếu tố khác cả trên phương diện vật chất và tinh thần.

Kết quả là người nông dân mất niềm tin và ý chí – điều được coi là quan trọng nhất đối với họ khi giải quyết những vấn đề của mình.

Nhìn xa hơn nữa, xét về mặt quốc tế, các nước đang phát triển ngày càng lệ thuộc vào viện trợ của nước ngoài (những nước công nghiệp) nhân danh viện trợ cho phát triển nông nghiệp hóa học và tiêu thụ hàng ngoại nhập phục vụ nông nghiệp. Mặt khác, viện trợ nước ngoài cho việc phát triển nông nghiệp hóa học nhằm tạo ra thị trường cho hàng ngoại nhập và phục vụ nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bệnh, trang thiết bị và máy móc thủy lợi.

3.3. Mất hệ thống và kiến thức canh tác truyền thống

Các nhà khoa học nông nghiệp coi những hệ thống canh tác truyền thống là lỗi thời và phản khoa học, mai một dần qua năm tháng. Người nông dân tin rằng đã có phân bón hóa học để cải tiến đất đai và thuốc trừ sâu để khống chế loại trừ dịch bệnh. Nếu còn gặp phải những vấn đề khác, họ lại trông chờ vào sự mở rộng nhân công. Và từ đó người ta từ bỏ các phương thức canh tác truyền thống.

Khi đánh giá hệ thống canh tác truyền thống, ta thấy hệ thống này được dựa trên những phương pháp canh tác mang màu sắc sinh thái học. Chẳng hạn, nông dân trồng cây Dhaincha (Sesbania aclata), sau một vài tháng, họ đem làm phân xanh bón cho đất. Cây Dhaincha là một giống rau lớn nhanh và cung cấp nitơ cho đất. Nhà nông không biết rõ giống cây này cung cấp nitơ nhưng họ nắm được hiệu quảcủa nó. Có nhiều phương pháp truyền thống trong việc chăm bón cho đất, phòng chống dịch bệnh, mô hình sản phẩm v.v… Tất cả những phương pháp này đều chịu ảnh hưởng từ môi trường, ít dùng phân bón hóa học ngoại nhập, ổn định và bền lâu.

Nếu những người nông dân thấy được tầm quan trọng của hệ canh tác truyền thống, từ đó cải tiến hệ canh tác nông nghiệp hiện tại, đây sẽ là một đóng góp lớn cho nông dân và đất nước. Tuy nhiên trên thực tế, họ coi hệ thống này là lỗi thời và phản khoa học. Vì vậy, tri thức địa phương ngày càng bị mai một.

Trích

“Từ đó, sự tiêu hao nhiều năng lượng, hóa chất, nước tưới, vốn kỹ thuật nông nghiệp của phương Tây cho việc tạo ra nhiều vùng hoang mạc từ đất đai phì nhiêu trong chưa đến một hoặc hai thập kỷ, đã lan rộng một cách nhanh chóng qua các nước thế giới thứ ba, khiến cho việc phát triển nông nghiệp lại được tăng tốc bởi cuộc cách mạng xanh và tài trợ bởi các tổ chức tài trợ và phát triển quốc tế.”

Vandana Shiva

Trích tác phẩm: Những bài học từ thiên nhiên (Lessons from Nature) – Shimpei Murakami (1991)

Nguồn ảnh: Apachai

Nội dung tác phẩm: Những Bài Học Từ Thiên Nhiên – Shimpei Murakami

  1. Thiên nhiên và Nông nghiệp
  2. Đất, chức năng và đặc tính của đất
  3. Các vấn đề với nông nghiệp hóa học
  4. Những nguyên tắc của nông nghiệp sinh thái
  5. Bài học Bón phân và Bảo tồn đất
  6. Bài học về Hệ thống canh tác
  7. Quản lý dịch bệnh và cỏ dại
  8. Quy trình tự sản xuất hạt giống

Xem thêm về: Những bài học từ thiên nhiên

Danh mục: Đất, Tủ sách nông nghiệp

BẠN ĐANG MUỐN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ GÌ?

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỂ

SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

  • MIG 29 Chitosan – Phòng trừ xoăn lá, xoắn ngọn, héo xanh

    180,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng

  • WAO BOOM – Chăm sóc đất, bảo vệ rễ, diệt trừ nấm hại trong đất

    895,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng

  • Vaccin – Đặc trị thán thư, ghẻ, nứt thân xì mủ, thối trái, héo xanh

    215,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng

  • Phân bón lá amino A4 500ml – Tăng ra hoa đậu quả

    540,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng

  • Kéo cắt cành nhập khẩu Đức Original LOWE 15.107

    850,000 ₫ Thêm vào giỏ hàng

Bạn đang xem bài viết: Các vấn đề với nông nghiệp hóa học. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts