Cách làm trà đinh lăng đúng chuẩn không phải ai cũng biết
Cây Đinh Lăng-Tác dụng chữa bệnh của Đinh Lăng Cây Đinh Lăng-Tác dụng chữa bệnh của Đinh Lăng Đinh lăng là một loại cây có rất nhiều tác dụng đối với con người. Ngoài làm cảnh thì đinh lăng còn giúp cơ thể khỏe mạnh. Để đinh lăng phát triển hiệu quả tối đa cần…
Đinh lăng là một loại cây có rất nhiều tác dụng đối với con người. Ngoài làm cảnh thì đinh lăng còn giúp cơ thể khỏe mạnh. Để đinh lăng phát triển hiệu quả tối đa cần biết cách làm trà đinh lăng đúng chuẩn. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Đặc điểm cây đinh lăng
Đinh lăng là một loại cây nhỏ thuộc chi đinh lăng. Cây cao từ 1-2m. Lá kép lông chim, mọc so le, lá chét có răng cưa nhỏ. Hoa đinh lăng có màu lục nhạt hoặc xám trắng. Quả đinh lăng dẹt màu trắng bạc.
Thành phần hóa học của cây
Trong cây đinh lăng có 8 loại saponin oleanane. Giống như nhân sâm rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin, 20 acid amin cần thiết cho cơ thể, những acid amin như lysin, cystein, methionin và các vitamin như C, B1, B2, B6. Vì vậy đinh lăng được coi là “nhân sâm của người nghèo”.
Ứng dụng trong thực tiễn của cây đinh lăng
Đinh lăng là một loại cây thuốc quý trong y học cổ truyền. Toàn bộ cây như rễ, thân, lá đều có thể sử dụng được. Rễ cây có vị ngọt, đắng, tính mát giúp thông huyết, giải độc trong thức ăn, chữa ho, chống dị ứng, kiết lị.
Trong cuộc sống, đinh lăng rất quen thuộc với các gia đình. Loại cây này được trồng ở các trạm xá, bệnh viện hay vườn nhà,… để làm thuốc và gia vị. Đinh lăng được dùng làm trà đinh lăng, rau sống để ăn kèm với các món gỏi cá.
Tác dụng của cây đinh lăng
Theo nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Thu Hương tại Trung tâm Sâm và Dược liệu TP HCM chi rằng đinh lăng có rất nhiều tác dụng với cơ thể.
- Làm tăng thể lực, chống stress: thành phần hóa học trong cây đinh lăng giúp kích thichs hoạt động của bộ não, giải tỏa căng thẳng, bảo vệ gan, kích thích hệ miễn dịch và chống oxy hóa.
- Ngăn chặn sưng và viêm: đối với các vết thương hở dùng lá đinh lăng giã nhuyễn đắp lên vết thương.
- Tăng cường sức đề kháng: cây đinh lăng giúp chống hen, ức chế các tế bào giúp điều trị hen suyễn.
Cây đinh lăng có nhiều tác dụng nhưng nếu sử dụng quá liều sẽ gây ra phản tác dụng. sử dụng quá liều gây vỡ hồng cầu ảnh hưởng đến tính mạng con người. Dùng rễ đinh lăng với liều cao sẽ gây say thuốc, khiến cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy.
Cách làm trà đinh lăng
Ngoài những loại trà đinh lăng được chế biến và đóng túi sẵn ra. Các bạn hoàn toàn có thể tự nấu trà đinh lăng tại nhà rất đơn giản lại đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình.
Cách làm trà lá đinh lăng
Trà lá đinh lăng sẽ giúp cho cơ thể bạn thêm sảng khoái, hỗ trợ hệ miễn dịch và tiêu hóa, làm đẹp da,…
- Bước 1: Mua lá đinh lăng tươi, chọn những lá non không quá già, không sâu úa. Nên chọn mua đinh lăng lá nhỏ vì loại này có hàm lượng chất dinh dưỡng cao.
- Bước 2: Bỏ bớt cóng, rửa sạch, phơi khô trong ánh nắng dịu. Khi lá đinh lăng khô đến độ vừa phải thì để nguội, cho vào hộp hoặc túi để bảo quản.
- Bước 3: Đun sôi 100ml nước. Lấy một nhúm nhỏ lá đinh lăng cho vào ấm, tráng qua rồi chắt nước đi.
- Bước 4: Cách pha trà đinh lăng. Đổ đầy nước sôi vào ấm hãm trong vòng 5-10 phút và thưởng thức. Hoặc có thể cho một nắm lá đinh lăng to vào nồi 1.5l đun sôi 10 phút rồi cho ra bình giữ nhiệt dùng dần.
Uống nhấm nháp trà đinh lăng khi còn ấm. Ban đầu sẽ hơi đắng nhưng sau vài lần uống sẽ quen dần.
Cách làm trà đinh lăng từ rễ
Củ đinh lăng được coi là bộ phận quan trọng và tốt nhất của cây đinh lăng, được ví như nhân sâm. Rễ cây chứa nhiều thành phần quý, các vitamin có lợi cho cơ thể. Rễ đinh lăng được thu mua và làm trà hoặc ngâm rượu. Rượu rễ đinh lăng được điêu khắc thành nhiều hình dạng khác nhau vừa có tác dụng trang trí vừa có tác dụng chữa bệnh.
- Ngâm thường
Bước 1: Rễ và củ đinh lăng tươi đem đi thái lát và phơi khô khoảng 7 nắng.
Bước 2: Sao đinh lăng khoảng 5 phút trên chảo để tạo mùi thơm.
Bước 3: Cho rễ và củ đinh lăng được sao khô vào bình
Bước 4: Đổ rượu vào bình ngâm theo tỉ lệ (1kg củ khô tương ứng với 10 lít rượu. Vì khi phơi khô thì hàm lượng saponin trong rễ sẽ giảm đi đáng kể).
Bước 5: Đậy kín và để trong 3 tháng là có thể sử dụng.
- Ngâm theo phương pháp đông y
Bước 1: Rễ và củ đinh lăng tươi thái lát đem phơi khô 5 nắng trong bóng râm với 7 lần phơi.
Bước 2: Lấy một bát nước pha gạo nếp đặc. Cho chảo lên bếp sao đinh lăng, vừa sao vừa vẩy nước vo gạo đặc. Sao trong khoảng 7 phút đến khi vàng thì tắt bếp.
Bước 3: Ngâm đinh lăng khô với rượu theo tỉ lệ 1kg khô cho 10-12 lít rượu.
Bước 4: Đậy kín nắp bình ngâm trong 3 tháng là có thể sử dụng.
Đây là 2 cách chế biến trà đinh lăng thông dụng nhất. Rượu đinh lăng có màu cánh dán, vị thơm ngon giúp lợi tiểu, mát gan tốt cho sức khỏe.
Điều kiện bảo quản rượu đinh lăng
Hãy chú ý bảo quản rượu đinh lăng tránh ánh nắng mặt trời, tốt nhất là ở nhiệt độ 25 độ C để giữ được vị ngon của rượu.
Địa chỉ mua đinh lăng uy tín
Để có được những cây đinh lăng cũng như trà đinh lăng, rượu đinh lăng chất lượng các bạn hãy tìm mua ở những địa chỉ chính hãng, uy tín. Tránh mua ở những nơi không rõ nguồn gốc, vừa tốn tiền lại vừa có hại cho sức khỏe.
Lời kết
Vừa rồi là chia sẻ của chúng tôi về công dụng, cách làm trà đinh lăng, cách bảo quản và địa chỉ mua trà đinh lăng uy tín. Theo dõi trang web để biết thêm nhiều bài viết hay và bổ ích.
>> Xem thêm: Nguyên liệu làm hồng trà không thể thiếu