Chuột lang (Cavia porcellus) Guinea-pig

Chăn nuôi chuột lang, bọ ú: Lợi hay hại? | VTC16 Chăn nuôi chuột lang, bọ ú: Lợi hay hại? | VTC16 Chuột lang thuộc bộ Rodentia, phân bộ Hystricomorpha và họ Caviidae. Chuột lang có ba loại “kiểu lông”: lông ngắn, lông xù xì với các đốm hình hoa hồng và lông dài. Loại…

Chăn nuôi chuột lang, bọ ú: Lợi hay hại? | VTC16
Chăn nuôi chuột lang, bọ ú: Lợi hay hại? | VTC16

Chuột
lang thuộc bộ Rodentia, phân bộ Hystricomorpha và họ Caviidae. Chuột lang có ba loại “kiểu
lông”: lông ngắn, lông xù xì với các đốm hình hoa hồng và lông dài. Loại lông
ngắn thường được dùng trong nghiên cứu y sinh học và chiếm 2 – 3% tất cả các động
vật thí nghiệm đã được sử dụng. Chúng là loài động vật thí nghiệm phổ biến thứ
tư (sau chuột nhắt, chuột cống, và thỏ). Mặc dù số lượng động vật thí nghiệm được
sử dụng đã giảm trong những năm gần đây, chuột lang vẫn là một loài động vật
thí nghiệm quan trọng, với nhiều đặc điểm độc đáo không tìm thấy ở các loài gặm
nhấm khác.

Chuột
lang là loài động vật thí nghiệm gặm nhấm hiền nhất, có thể do được thuần hóa
lâu đời. Các nghiên cứu sinh hóa, miễn dịch học, sinh lý học và dược học thường
được tiến hành trên chuột lang. Chúng được sử dụng nhiều để sản xuất và kiểm
tra huyết thanh, kiểm định chất lượng vắc xin và sản phẩm sinh học. Các nhà
nghiên cứu thường chọn chuột lang bởi chúng có tầm vóc phù hợp và những đặc
tính độc đáo. Đây là loài dễ mẫn cảm, nên được sử dụng trong phản ứng quá mẫn,
nghiên cứu phản ứng quá mẫn chậm như đáp ứng miễn dịch tương tự ở người.

Chuột
lang là vật chủ thích hợp cho một số bệnh do vi khuẩn gây ra, đặc biệt là
Mycobacteria. Chúng rất nhạy cảm với một số các bệnh lây nhiễm như bệnh lao, bạch
hầu, leptospirosis, và có vai trò quan trọng trong nghiên cứu chẩn đoán. Huyết
thanh chuột lang tươi được lưu trữ đặc biệt, sử dụng thường xuyên trong các thử
nghiệm kiểm tra ngưng kết bổ thể cho các chẩn đoán nhiễm trùng vi khuẩn và vi
rút.

Giải phẫu và sinh lý

Chuột
lang đực được gọi là boar, và chuột lang cái là sow. Cả chuột đực và chuột cái
đều có một đôi vú ở bẹn, phân biệt giới tính tương đối dễ dàng. Điều này được
thực hiện bằng cách ấn nhẹ lên phần bụng ngay trên cơ quan sinh dục ngoài. Ở
chuột đực, dương vật nhô ra, con cái không có. Âm đạo của chuột cái được đóng lại
bởi một lớp màng khi chúng không trong thời kỳ động dục và sinh đẻ. Khi đặt chuột
nằm ngửa, ngay phía trên cơ quan sinh dục ngoài dễ nhận thấy một tuyến ở cả chuột
đực và cái

Bảng
1. Dữ liệu sinh học của chuột lang

Trọng lượng của chuột trưởng thành (g)

Chuột đực 850 –
1200

Chuột cái 700 –
900

Số nhiễm sắc thể

64

Lượng thức ăn
hàng ngày

6gr/100gr
BW/ngày

Lượng nước uống
hàng ngày

10ml/100gr
BW/ngày

Lượng nước tiểu
tạo ra hàng ngày

2,5ml/100gr
BW/ngày

Vòng đời (năm)

4 – 8

Nhiệt độ trực
tràng (0C)

38,5 – 40

Nhịp tim/phút

230 – 380

Huyết áp tâm thu
(mmHg)

80 – 94

Huyết áp tâm
trương (mmHg)

55 – 58

Thể tích máu
(ml/100gr)

69 – 75

Nhịp thở/phút

80 – 90

Thể tích không
khí vào phổi (ml)

2,3 – 5,3

Chuột
lang không có đuôi. Chân trước có ba ngón và chân sau có 4 ngón, tất cả đều có
vuốt. Tất cả các thành viên của giống Cavia có chân to và tương đối ngắn. Chiều
dài của đầu và mình của chuột lang khi sinh khoảng 140mm, chiều dài khi trưởng
thành đạt 310mm. Chuột trưởng thành có trọng lượng 700 – 1200g

Bộ
lông của chuột lang hoang dã thường thô, dài và có màu nâu xám. Chuột lang thuần
hóa có bộ lông dài và đẹp, có thể có các đốm hình hoa hồng. Ngoài ra còn có nhiều
màu lông khác, nhưng chuột lang thí nghiệm chủ yếu là màu trắng. Vòng đời của
chuột lang thường từ 4 – 8 năm, có thể là hai năm ở chuột cái làm giống.

Trong
máu của chuột lang, có thể tìm thấy nhiều bạch cầu đơn nhân hình ô-van gọi là
thể Kurloff. Chúng đặc biệt có mặt trong thời gian mang thai, tập trung cao
trong nhau thai, người ta cho rằng chúng bảo vệ bào thai chống lại các tế bào
có khả năng hình thành phản ứng miễn dịch của mẹ

Bảng 2. Dữ liệu huyết học của chuột lang

Hồng cầu – RBC
(x106/mm3)

4,5 – 7

PCV (%)

37 – 48

Huyết sắc tố –
Hb (g/100ml)

11 – 15

Bạch cầu (x103/mm3)

7 – 18

Bạch cầu đa nhân
trung tính (%)

28 – 44

Bạch cầu lympho
(%)

39 – 72

Bạch cầu ưa axit
(%)

1 – 5

Bạch cầu đơn
nhân (%)

3 – 12

Bạch cầu ưa
ba-zơ (%)

0 – 3

Protein huyết
tương (g/100ml)

4,6 – 6,2

Globulin
(g/100ml)

1,7 – 2,6

Tiểu cầu (x103/mm3)

250 – 850

Chuột lang rất nhạy cảm với
thuốc kháng sinh, đặc biệt là những loại chống lại vi khuẩn Gram âm như
penicillin, erythromycin và chlortetracycline. Histamine có thể dẫn đến co thắt
cơ trơn của các tiểu phế quản gây tử vong. Chuột lang không thể tổng hợp được
vitamin C. Chúng cần được cung cấp cùng với các thức ăn hay nước uống.

Nơi sống và hành vi

Không
có nhiều hiểu biết về những hành vi của chuột lang hoang dã, nhưng các mối quan
hệ quần thể của chuột lang nuôi trong nhà sống trong điều kiện bán tự nhiên và
trong các phòng thí nghiệm đã được nghiên cứu một cách chi tiết. Chuột lang là
động vật gặm nhấm không đào hang, nhưng có thể cư trú trong các hang hoặc nơi
đào bới của động vật khác. Trong hoang dã, chúng sống trong một nhóm nhỏ 5 – 10
cá thể trong hang đã bỏ của động vật khác. Người Nam Mỹ nuôi chúng thành nhóm
trong nhà và các vùng lân cận

Chuột
lang có đặc tính sống bầy đàn do đó nên nuôi theo nhóm nếu có thể, chúng thích
nghi nhanh chóng với các hoạt động phòng thí nghiệm. Chúng là động vật rất nhút
nhát, hiếm khi xảy ra đánh nhau, đánh nhau chỉ diễn ra khi nuôi các chuột đực
trưởng thành lạ cùng nhau. Chuột đực có thể đánh nhau dữ dội, đặc biệt là khi
có sự hiện diện của chuột cái động dục. Khi chuột đực được nuôi theo nhóm, một
hệ thống trật tự được hình thành. Ưu thế của động vật có thể do khả năng cảm thụ
của chuột cái mà chuột đực kết giao ở bất kỳ một thời điểm nào. Chuột cái ít đánh
nhau hoặc có thể ít biểu hiện, trật tự trong nhóm linh hoạt hoặc không có.

Chuột
lang không làm ổ nhưng thích hang có chất lượng tốt, mát mẻ, cỏ khô mềm. Điều
này giúp bảo vệ được chuột non mới sinh khi nhiệt độ môi trường thấp. Chuột
lang hoạt động trung bình 20 giờ một ngày. Chúng thường rời khỏi hang lúc chập
tối đi xung quanh nơi sống để kiếm thức ăn. Trong phòng thí nghiệm, nhịp sinh học
trong ngày không rõ ràng, thời gian hoạt động luân phiên với các giấc ngủ ngắn
khoảng 10 phút. Trong điều kiện nuôi nhốt, nên cung cấp chỗ nấp để tránh ánh
sáng, tiếng động đột ngột, v.v.

Chuột
lang là động vật ăn cỏ, hàm chuyển động từ trước ra sau. Răng cửa và răng hàm
phát triển liên tục. Chúng ăn nhiều cỏ, đặc biệt là cỏ linh lăng. Như đã đề cập
ở trên, chuột lang không thể tự sản xuất vitamin C, vì vậy trong khẩu phần của
chúng cần được cung cấp vitamin C, thiếu vitamin C sẽ gây rụng lông, viêm khớp
và chảy máu lợi. Chuột lang có đặc tính ăn phân trực tiếp từ hậu môn, gọi là
coprophagy. Trong trường hợp chuột béo hoặc có thai chúng không ăn được phân ở
hậu môn, nên ăn từ sàn lồng.

Quá
trình làm quen của con non xảy ra trong giai đoạn mới sinh: Trong một nghiên cứu
khi tách chuột lang 5 – 7 ngày tuổi ra khỏi chuột mẹ và tiếp xúc với một khối lập
phương hoặc một quả bóng di chuyển trong một giờ mỗi ngày, trong bốn ngày,
chúng bắt đầu biểu thị thích các vật thân quen hơn các hình dạng lạ. Hình dạng,
bề mặt và nhiệt độ khác nhau cùng với âm thanh kết hợp các yếu tố có ảnh hưởng
quá trình làm quen, yếu tố quan trọng nhất là độ tuổi mà động vật được tiếp xúc
với tác nhân kích thích. Tác nhân kích thích thấp được đưa vào trong 48 giờ đầu
dễ quen hơn tác nhân kích thích mạnh được đưa vào thời gian sau đó. Nghiên cứu
cũng cho thấy, chuột lang mới đẻ xác định mẹ của chúng bằng các tín hiệu gần
gũi như va chạm và mùi, trong khi chuột mẹ nhận ra con bằng cách quan sát. Khi
đó chuột cái sẽ cho phép chuột con khác bú như là con của chính nó, do đó có thể
dễ dàng thực hiện việc nuôi con hộ.

Nói
chung, chuột lang là động vật dễ bị kích động, hoảng sợ khi bị quấy rầy, ví dụ
tiếng động đột ngột. Chúng có xu hướng chạy vòng quanh khi hoảng sợ. Vì vậy,
nên bật nhạc nền trong các phòng nuôi động vật để che dấu tiếng ồn và cung cấp
chỗ ẩn nấp để động vật có thể trú ẩn. Các rối loạn như cắn lông có thể do mật độ
quá đông, buồn và căng thẳng. Hành vi của các chuột lang mẹ khác rõ rệt các động
vật gặm nhấm khác, chuột lang mẹ ít chăm sóc con của chúng và thường bỏ trốn
trong tình huống nguy hiểm, bỏ rơi con của chúng. Vì thế, khi mới sinh chuột
lang con đã có thể tự chăm sóc cho mình.

Phát
âm dường như đóng một vai trò trong hành vi của chuột lang và chúng có thể kêu
để lôi cuốn sự chú ý của người chăm sóc, đặc biệt là khi cần cung cấp thức ăn.
Có ít nhất mười một cách phát âm khác nhau đã được khi lại, một số có thể liên
quan với nhiều khía cạnh khác nhau của hành vi. Một số âm vượt quá ngưỡng nghe
của con người.

Khi
bắt hoặc di chuyển chuột lang, điều quan trọng là chúng không cắn và đúng hơn
là không tấn công, chúng rất nhạy cảm với việc di chuyển và có thể “bất động”
trong 30 phút hoặc lâu hơn.

Sinh sản

Chuột
lang có nhiều lần động dục, có thể nhận biết thời kỳ động dục của chúng khi
màng âm đạo mở. Những con chuột cái biểu hiện các hành vi đặc trưng trong quá
trình động dục chẳng hạn như trèo lên chuột đực nhốt cùng trông như chúng là
chuột đực. Khi chuột cái động dục có sự tiếp cận
của con đực, chúng sẽ co lưng lại và phun một ít nước tiểu thẳng tới chuột đực.
Sau giao phối có thể được nhận biết bởi các dấu hiệu tìm thấy trong âm đạo. Quá
trình mang thai có thể được phát hiện bằng
tim thai vào khoảng 4 – 5 tuần. Chuột cái có thể tăng trọng lượng đến 100%
trong thời gian mang thai. Trung bình chiều dài của thai kỳ là 68 ngày. Khi chuột
đẻ, xương chậu dãn, ống sinh dục mở rộng, màng âm đạo mở trong quá trình đẻ.
Thông thường nhau thai và màng ối được chuột mẹ hoặc chuột lang khác trong lồng
ăn.

Chuột
cái có thể có lứa con đầu tiên trước khi cơ thể phát triển hoàn toàn. Chuột
lang mang thai rất dễ bị tổn thương ngay cả với những thay đổi nhỏ trong môi
trường, bao gồm cả việc tiếp xúc của người chăm sóc. Chuột lang già béo phì có
thể phát triển u nang buồng trứng do đó dẫn đến giảm khả năng sinh sản và có
nguy cơ cao hơn đẻ con dị tật bẩm sinh. Ăn con thường ít xảy ra, nhưng có thể,
đặc biệt khi con con có dị tật bẩm sinh. Chuột lang mới sinh trưởng thành hơn nhiều so với các loài gặm nhấm được sử
dụng trong phòng thí nghiệm. Chúng phát triển tốt lúc mới sinh, tai và mắt của
chúng đã mở, răng phát triển, lông mọc đủ, chúng có thể đi lại ngay. Thời gian
bú kéo dài 2 – 3 tuần, trong vài giờ sau khi sinh, chuột lang con có thể ăn thức
ăn rắn và uống nước. Bộ phận sinh dục của chuột mới đẻ tương tự như đối với chuột
trưởng thành.

Khả
năng sinh sản của chuột thuần chủng thấp hơn nhiều so với chuột không thuần chủng.

Bảng
3. Dữ liệu sinh sản chuột lang thí nghiệm

Tuổi dậy thì (ngày)

Chuột đực: 60

Chuột cái: 30

Tuổi sinh sản chuột đực

3 – 4 tháng

600 – 700gr

Tuổi sinh sản chuột cái

2 – 3 tháng

300 – 450gr

Chu kỳ động dục
(ngày)

15 – 17

Thời gian động dục
(giờ)

6 – 11

Thời gian rụng
trứng (giờ, tính từ bắt đầu động dục)

10

Số lượng trứng rụng

2 – 4

Thời gian di
chuyển của tinh trùng từ âm đạo đến vồi ống dẫn trứng

15 phút

Thời gian mang
thai (ngày)

59 – 72

Số con/lứa (con)

2 – 5

Trọng lượng chuột
mới đẻ (g)

70 – 100

Tuổi dứt sữa (tuần)

2 – 4

Thời gian tiết sữa
(tuần)

3

Số lứa/chuột
cái/năm

3,7

Khoảng thời gian
trung bình giữa các lứa

96 ngày

Thời gian động dục
trở lại sau khi sinh

6 – 8 giờ

Động dục sau
sinh

Có thể thụ thai

Chuột
con có thể cai sữa khi được khoảng 3 tuần tuổi, hoặc khi chúng đạt khoảng 200
gram. Chuột cái con có thể có lần động dục đầu tiên khi chưa tới một tháng tuổi, để ngăn ngừa sự
giao phối của chuột đực trong các lồng, chúng nên được cai sữa vào tuần thứ 3.
Sau cai sữa có thể nuôi cùng các chuột cái khác. Chăm sóc nuôi dưỡng và kiểm soát
chuột mẹ dễ dàng, không phức tạp. Chuột con được nuôi cùng mẹ sống sót cao hơn
khi để tự chúng sống. Khi ở cùng mẹ chuột con được sưởi ấm và kích thích liên tục,
gây tiểu và đại tiện, có tác dụng trong những tuần đầu tiên của chuột con.

Nuôi
sinh sản có thể được thực hiện với ghép cặp đơn (một chuột đực ghép với một chuột
cái) hoặc ghép thành nhóm (một chuột đực ghép với
8 – 10 chuột cái). Các cặp đơn sống cùng nhau trong giai đoạn sinh sản, giao phối
ngay sau sinh là phổ biến. Trong trường hợp này chuột cái có thể đẻ 5 lứa/năm. Các cặp đơn được sử dụng để nhân giống thuần
chủng nhưng cần duy trì số lượng lớn chuột đực, do đó nhóm một chuột đực và 4 –
20 chuột cái (trung bình 12) là phương pháp nuôi sinh sản phổ biến nhất và là một
trong những phương pháp mang lại sản lượng cao nhất trên mỗi đơn vị diện tích.
Khi ghép nhóm, duy trì cùng nhau khoảng 18 tháng. Số lượng chuột ở mỗi nhóm phụ
thuộc vào điều kiện nuôi. Tuy nhiên, duy trì 12 chuột cái với một chuột đực đạt
hiệu quả cao nhất vì chuột cái có thể thụ thai ở lần động dục ngay sau sinh.
Trong trường hợp nuôi thành nhóm lớn, chuột cái mang thai thường được tách nuôi
riêng đến một vài tuần sau khi sinh.

Người
tổng hợp: Trần Thị Hương Thơm

Tài
liệu tham khảo:

Rivm
(2000). Laboratory Animal Science and Husbandry in Vaccine Quality Control

Bạn đang xem bài viết: Chuột lang (Cavia porcellus) Guinea-pig. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts