Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương là bao nhiêu?

Người dân Thị xã Kinh Môn thuê đất trồng hành tỏi cho thu nhập khủng Người dân Thị xã Kinh Môn thuê đất trồng hành tỏi cho thu nhập khủng Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương là bao nhiêu? Diện tích…

Người dân Thị xã Kinh Môn thuê đất trồng hành tỏi cho thu nhập khủng
Người dân Thị xã Kinh Môn thuê đất trồng hành tỏi cho thu nhập khủng

Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương là bao nhiêu?

  • Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất ở trên địa bàn tỉnh Hải Dương?
  • Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hải Dương?
  • Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở trên địa bàn tỉnh Hải Dương?

Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất ở trên địa bàn tỉnh Hải Dương?

Theo Điều 10, Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 22/2018/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất ở trên địa bàn tỉnh Hải Dương như sau:

(1) Những khu vực không được thực hiện tách thửa đất ở:

– Khu đô thị mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định của pháp luật.

– Khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi thực hiện giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất, gồm:

+ Khu dân cư, điểm dân cư tại đô thị;

+ Khu dân cư, điểm dân cư tại nông thôn;

+ Khu dân cư tái định cư.

– Trường hợp quy hoạch chi tiết xây dựng được điều chỉnh theo quy định của pháp luật thì việc tách thửa đất thực hiện theo quy hoạch điều chỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(2) Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với thửa đất ở thuộc khu vực đô thị và khu vực nông thôn:

– Đối với thửa đất ở thuộc khu vực đô thị, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 30m2 (ba mươi mét vuông) và có kích thước cạnh tiếp giáp mặt đường chính tối thiểu là 3m (ba mét), chiều sâu vào phía trong của thửa đất vuông góc với đường chính tối thiểu là 5m (năm mét).

– Đối với thửa đất ở thuộc khu vực nông thôn, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 60m2 (sáu mươi mét vuông) và có kích thước cạnh tiếp giáp mặt đường chính tối thiểu là 4m (bốn mét), chiều sâu vào phía trong của thửa đất vuông góc với đường chính tối thiểu là 5m (năm mét).

– Trường hợp cạnh tiếp giáp mặt đường chính có kích thước từ 1,5m đến dưới 3,0m, đồng thời diện tích thửa đất sau tách thửa đảm bảo diện tích tối thiểu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì được phép tách thửa nhưng phần diện tích có cạnh tiếp giáp mặt đường chính và chiều sâu vào phía trong của thửa đất phải sử dụng làm đường đi, người sử dụng đất không được xây dựng nhà ở.

Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hải Dương?

Căn cứ theo Điều 12, Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 22/2018/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hải Dương như sau:

(1) Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản:

– Đối với thửa đất trồng lúa, trồng cây hàng năm nằm ngoài khu dân cư, diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 500m2 (năm trăm mét vuông).

– Đối với thửa đất trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản không nằm trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư hoặc nằm trong quy hoạch khu dân cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy hoạch đất ở; diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 80m2 đối với khu vực đô thị, 120m2 đối với khu vực nông thôn và 180m2 đối với khu vực nông thôn miền núi.

– Đối với thửa đất trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản không nằm trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư hoặc nằm trong quy hoạch khu dân cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng không phù hợp với quy hoạch đất ở; diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 300m2 (Ba trăm mét vuông).

– Đối với thửa đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản hoặc thửa đất nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng cây lâu năm nằm ngoài khu dân cư hoặc khu vực chuyển đổi cơ cấu cây trồng; diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 1.000m2 (Một nghìn mét vuông).

(2) Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất lâm nghiệp (đất rừng): 5.000m2 (năm nghìn mét vuông).

Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở trên địa bàn tỉnh Hải Dương?

(1) Theo Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 22/2018/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương quy định điều kiện được phép tách thửa đối với thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở trên địa bàn tỉnh Hải Dương như sau:

– Đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất;

– Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt điều chỉnh;

– Diện tích tách thửa phải phù hợp với quy định tại Điều 15,16 và 18 Quy định này;

– Có chấp thuận đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp thửa đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư) hoặc quyết định của tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

(2) Theo Điều 15 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 22/2018/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất thương mại, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương như sau:

– Đối với thửa đất thương mại dịch vụ thuộc khu dân cư đô thị hoặc nằm trong quy hoạch khu dân cư đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 100m2 (Một trăm mét vuông) và có kích thước cạnh tiếp giáp mặt đường chính tối thiểu là 3m (ba mét).

– Đối với thửa đất thương mại dịch vụ thuộc khu dân cư nông thôn hoặc nằm trong quy hoạch khu dân cư nông thôn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 200m2 (Hai trăm mét vuông) và có kích thước cạnh tiếp giáp mặt đường chính tối thiểu là 4m (bốn mét).

(3) Theo Điều 16 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 22/2018/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất thương mại dịch vụ được nhà nước giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án như sau:

– Đối với thửa đất thương mại dịch vụ thuộc khu vực đô thị hoặc nằm trong quy hoạch khu đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 1.000m2 (Một nghìn mét vuông).

– Đối với thửa đất thương mại dịch vụ thuộc khu vực nông thôn hoặc nằm trong quy hoạch khu dân cư nông thôn; khu quy hoạch sản xuất kinh doanh tập trung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 2.000m2 (Hai nghìn mét vuông).

– Đối với thửa đất thương mại dịch vụ nằm trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề hoặc nằm trong quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 3.000m2 (Ba nghìn mét vuông).

(4) Theo Điều 18, Điều 19 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 22/2018/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với thửa đất sản xuất phi nông nghiệp được nhà nước giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án như sau:

– Đối với thửa đất sản xuất phi nông nghiệp thuộc khu vực quy hoạch sản xuất kinh doanh tập trung diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 3.000m2 (Ba nghìn mét vuông).

– Đối với thửa đất sản xuất phi nông nghiệp nằm trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề hoặc nằm trong quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 5.000m2 (Năm nghìn mét vuông).

– Đối với các thửa đất thuộc loại đất phi nông nghiệp không thuộc quy định tại các Điều 15, 16 và Điều 18 Quy định này, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định cho từng trường hợp cụ thể.


Nguyễn Thành Đạt

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tách thửa đất có thể đặt câu hỏi tại đây.

  • Nội dung quản lý cán bộ Ngân hàng Nhà nước gồm mấy nội dung chính? Thẩm quyền quản lý của Thống đốc NHNN?
  • Lễ phục của nam sĩ quan trực thuộc Cảnh sát biển Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào?
  • Có áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người không có năng lực trách nhiệm hành chính không?
  • Trong thời gian tập sự mà người tập sự hành nghề Thừa phát lại được tuyển dụng công chức thì có bị chấm dứt tập sự?
  • Mẫu Tờ khai kỹ thuật mẫu giống cây trồng hiện nay? Lưu mẫu giống cây trồng nhân giống bằng phương pháp hữu tính thực hiện như thế nào?

Bạn đang xem bài viết: Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương là bao nhiêu?. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts