Kết quả triển khai Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 06/01/2021 về triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng tại các vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2
Chăm lan mùa nồm ẩm Chăm lan mùa nồm ẩm 1. Về công tác chỉ đạo thực hiện – Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Kế hoạch số 474/KH-SNN&PTNT ngày 08/02/2022 về việc triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng tại các vùng sản xuất nông…
1. Về công tác chỉ đạo thực hiện
– Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Kế hoạch số 474/KH-SNN&PTNT ngày 08/02/2022 về việc triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng tại các vùng sản xuất nông nghiệp năm 2022.
– Các địa phương tiếp tục triển khai chương trình quản lý dịch hại tổng hợp theo kế hoạch đã ban hành (12/12 huyện, thị xã, thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai chương trình IPM giai đoạn 2021-2025). Trong năm 2022, Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp đã được triển khai tại 08 địa phương là thành phố Hạ Long, Thị xã Đông Triều, Tx. Quảng Yên, TP.Uông Bí, huyện Hải Hà, huyện Đầm Hà. huyện Tiên Yên, huyện Ba Chẽ.
2. Về kết quả triển khai thực hiện
– Đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên TOT: Nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên TOT trên địa bàn tỉnh, đồng thời đáp ứng yêu cầu tại Quyết định số 3529/QĐ-BNN-BVTV ngày 23/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt kế hoạch hành động thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực ở Việt Nam, Chi cục Trồng trọt và BVTV đã phối hợp với Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc tổ chức 01 lớp tập huấn nâng cao cho giảng viên TOT-IPM lên TOT-IPHM cho 30 học viên các tỉnh phía Bắc, trong đó có 21 học viên của tỉnh tham gia tập huấn.
– Trong năm 2022, cấp tỉnh đã tổ chức 07 lớp huấn luyện IPM cho nông dân với 210 học viên tham gia (trên cây lúa: 04 lớp; trên cây ngô 02 lớp, trên cây ăn quả 01 lớp; Cấp huyện đã tổ chức 29 lớp huấn luyện IPM cho nông dân với 840 học viên tham gia (tăng 16 lớp so với năm 2021), trong đó: trên cây lúa 17 lớp; cây rau màu 06 lớp, trên cây ăn quả 04 lớp, cây dược liệu 01 lớp và cây công nghiệp 01 lớp. Tổ chức 132 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật về trồng trọt và bảo vệ thực vật, các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả cho nông dân; xây dựng 29 mô hình quản lý dịch hại tổng hợp lồng ghép trong các lớp huấn luyện IPM cho nông dân, ngoài ra mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) được lồng ghép thực hiện cùng với các chương trình khuyến nông và chương trình khác. Việc xây dựng các mô hình thực hành, ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp trên các cây trồng (lúa, rau, cây ăn quả,…) theo các lớp huấn luyện nông dân nòng cốt đã đem lại hiệu quả về kinh tế cho người dân, là cơ sở để nhân rộng và tuyên truyền chương trình quản lý dịch hại trong cộng đồng. Bên cạnh đó các mô hình sản xuất theo hướng VietGap và hữu cơ được quan tâm triển khai: Mô hình sản xuất rau VietGap (10 ha tại Quảng Yên); Mô hình cải tạo vườn chanh đào thâm canh theo hướng VietGAP (2ha) tại Hải Hà. Một số mô hình sản xuất hữu cơ cũng bắt đầu được người dân triển khai ứng dụng (mô hình rau theo hướng hữu cơ trong nhà màng che tại huyện Ba Chẽ, mô hình trồng thử nghiệm cây Na QN-D1 theo hướng hữu cơ tại Đầm Hà). Việc áp dụng tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ trong sản xuất đã giúp cải thiện kinh tế, nâng cao giá trị sản phâm cho người dân đây chính là động lực chính để nhân rộng mô hình trong những năm tiếp theo. Mô hình sử dụng các giống lúa mới, lúa chất lượng cao (J02, ST25, T120, VRN20,…) được quan tâm triển khai tại một số địa phương (Hải Hà, Tiên Yên, Móng Cái,…). Qua đánh giá năng suất trung bình của giống ST25 đạt 55-60 tạ/ha. Sản phẩm gạo được đánh giá có chất lượng thơm ngon, giá bán cao hơn các sản phẩm thông thường từ 50 – 70%. Ngoài ra các mô hình trồng cây dược liệu, trồng xen cây dược liệu với cây lâm nghiệp cũng được quan tâm triển khai thực hiện (mô hình nhân giống trà hoa vàng bằng phương pháp chiết cành tạo cây thế tiểu cảnh, trồng cây giổi xanh xen kẽ cây dược liệu sâm cau đỏ, trồng lim xanh xen kẽ cát sâm) cũng được thực hiện tại số huyện miền đông như huyện Ba Chẽ đã góp nâng cao giá trị sản xuất, cải thiện đời sống của người dân bản địa.
Lớp học huấn luyện IPM cho nông dân trên các cây trồng: lúa, ngô, ổi, cam
Theo báo cáo tổng kết tại các lớp học, Chương trình quản lý dich hại tổng hợp IPM đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người nông dân như: Giảm số lần phun thuốc trên cây trồng từ 1-2 lần so với diện tích không thực hiện chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM nên đã tiết kiệm chi phí mua thuốc và công phun thuốc (tiết kiệm tiền thuốc BVTV và công phun thuốc từ 90.000-180.000 đồng/sào/vụ, tương đương 2,4-4,9 triệu/ha/vụ); Năng suất cây trồng tăng trung bình 5-10% so với diện tích không thực hiện chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM; Giảm thiểu việc gây ô nhiễm môi trường sống, từ đó tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn cho người tiêu dùng.
Bên cạnh những thuận lợi trong qúa trình triển khai thực hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) như được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương và sự ủng hộ tham gia tích cực của người dân thì cũng gặp một số khó khăn cần khắc phục trong giai đoạn tới như: Nguồn kinh phí cấp tỉnh cấp cho chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng còn hạn chế vì vậy không triển khai được hết các nội dung kế hoạch đề ra. Một số địa phương đã xây dựng kế hoạch triển khai chương trình IPM theo giai đoạn và theo năm nhưng không triển khai thực hiện hoặc triển khai không đủ theo nội dung kế hoạch đã đề ra do không có kinh phí. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nhỏ lẻ, manh mún, tập quán canh tác của người dân hiện nay còn phụ thuộc nhiều vào thuốc bảo vệ thực vật, phân bón dẫn đến sự phát sinh, phát triển của một số dịch hại trên diện rộng, khó kiểm soát, tại các huyện miền đông phần lớn nông dân là người dân tộc thiểu số nên công tác giảng dạy, tuyên truyền, ứng dụng chương trình IPM rộng trên địa bàn còn hạn chế.
Trao chứng nhận cho học viên các lớp IPM
3. Phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2023
– Tiếp tục tuyên truyền, triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh… về ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực ở Việt Nam giai đoạn 2022-2030.
– Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 6/01/2021 của UBND tỉnh về triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng tại các vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021 – 2025.
– Tổ chức các lớp huấn luyện IPM cho nông dân, các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật về trồng trọt và bảo vệ thực vật, các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, tập huấn cho nông dân về sử dụng thuốc thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sinh vật hại trên cây trồng. (Theo Kế hoạch số 336/KH-SNNPTNT-BVTV ngày 03/02/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT về triền khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng tại các vùng sản xuất nông nghiệp năm 2023, cấp tỉnh triển khai 05 lớp huấn luyện IPM cho nông dân, 38 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt, BVTV, xây dựng 02 mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa,…)
– Nhân rộng các mô hình ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), sản xuất nông nghiệp an toàn (VietGap, GloBal Gap), sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ nhằm hạn chế sử dụng thuốc BVTV, xả thải bao gói thuốc BVTV sau sử dụng ra môi trường./.
Nguyễn Thị Hằng – Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật