Khám phá kỹ thuật nuôi cá mè dinh “rinh” tiền về nhà
Mô hình nuôi cá mè dinh đã không còn quá xa lạ và dường như đang ngày càng thu hút sự quan tâm từ đông đảo các bà con ngư dân. Cá mè dinh là loài cá nuôi phổ biến, với nguồn giống chủ động tạo ra thông qua sinh sản nhân tạo. Bà con…
Mô hình nuôi cá mè dinh đã không còn quá xa lạ và dường như đang ngày càng thu hút sự quan tâm từ đông đảo các bà con ngư dân. Cá mè dinh là loài cá nuôi phổ biến, với nguồn giống chủ động tạo ra thông qua sinh sản nhân tạo. Bà con nếu muốn phát triển mô hình nuôi cá “rinh” bạc về nhà này thì hãy theo dõi chuỗi bài viết của Agri.vn về loài cá này nhé!
Nội dung chính
Đặc điểm của cá mè dinh
Phân bố
Cá mè dinh thường phân bố ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonexia….Ở Việt Nam thì thường phân bố rộng rãi trong các kênh rạch, sông ngòi. Đặc biệt, cá mè dinh có nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long và sông Đồng Nai, rồi được ngư dân di nhập ra nuôi ở các tỉnh phía Bắc.
Dinh dưỡng
Cá giống nhỏ thường ăn các loại thực vật thủy sinh mềm như các loại rong nước, bèo cám… Khi lớn thì cá mè dinh ăn các loại cỏ trên cạn. Ngoài ra, cũng có thể ăn được thức ăn chế biến từ các lọai phụ phế phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương.
Sinh trưởng
Sinh trưởng của cá mè dinh là từ 0,3 đến 0,35 kg/con/ sau 6 đến 8 tháng. Trọng lượng cá có thể đạt 150 đến 240 gam/con.
Sinh sản
Mùa vụ sinh sản của cá mè dinh thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9. Trong hoạt động sinh sản nhân tạo, cá mè dinh sinh sản gần như quanh năm, chỉ trừ một vài tháng như tháng 11,12.
Một cá mẹ có thể tham gia sinh sản 4 đến 5 lần/năm. Sức sinh sản của cá mè dinh dao động từ 200.000 đến 300.000 trứng/kg. Trong điều kiện nhiệt độ nước dao động từ 27 đến 29 độ C, trứng cá mè dinh sẽ nở sau 12 giờ.
Kỹ thuật nuôi cá mè dinh
Cải tạo ao nuôi
Sau khi tát cạn ao và vét lớp bùn đáy, lấp hết các hang, lỗ và sửa chữa lại ống bọng, tiến hành bón vôi để diệt trừ mầm bệnh và giảm bớt độ phèn cho ao. Sau đó phơi đáy ao 2 đến 3 ngày. Cấp nước vào ao tới độ sâu 0,8 đến 1.2 m.
Thả cá và cho ăn
Nên thả cá vào chiều mát, mật độ 150 đến 250 con/m2. Lượng thức ăn theo tỷ lệ: lòng đỏ trứng chín 20 % + bột đậu nành hay sửa đậu nành 80 % dành cho 100000 cá bột trong tuần thứ nhất. Tiếp đó, trộn đều hai loại thức ăn này vào nước rồi rải đều xuống ao. Lượng thức ăn này dành cho một lần cho ăn, mỗi lần cho ăn khoảng 0,5 kg. Tuần thứ 2 và thứ 3, 10000 con cá bột thì lượng thức ăn là 0,7 đến 0,8 kg cho 1 lần ăn. Mỗi ngày cho ăn 3 đến 4 lần.
– 20% lòng đỏ trứng
– 60% sữa đậu nành hay bột đậu nành
– 10% cám nhuyễn
Đến tuần thứ 4 cho đến thứ 6 thì cho cá mè dinh ăn:
– 10% bột cá lạt
Cho ăn lượng thức ăn 1 đến 1,2kg trong 2 đến 3 lần với các loại thức ăn như sau:
– 50% sữa đậu nành hay bột đậu nành
– 20 % cám nhuyễn
– 30 % bột cá lạt
Hướng dẫn kỹ thuật quản lý và chăm sóc
Duy trì màu nước ao màu xanh lá chuối và phát hiện kịp thời cá bệnh cũng nhưu kẻ thù hại chúng. Diệt bọ gạo bằng 2 lít /100m2 dầu lửa trắng tuần 3 lần. Tiến hành diệt bọ gạo vào lúc trời nắng và có gió. Cách diệt khá đơn giản, đó là đổ dầu trực tiếp vào ao.
Bà con để ý ghé thăm ao vào buổi sáng sớm, trước lúc mặt trời mọc để kịp thời phát hiện những hoạt động không bình thường của cá.
Agri.vn vừa cung cấp đến bạn cẩm nang nuôi cá mè dinh đạt hiệu quả cao. Bà con nên nắm bắt và thực hiện các kỹ thuật này thật tốt để đem đến năng suất ngoài mong đợi. Chúc bà con thành công!
Xem thêm: Cá nục gai-giá trị kinh tế đối với ngành khai thác ven bờ