Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng: Tưới và tiêu nước cho sầu riêng
HƯỚNG DẪN TỈA CÀNH SẦU RIÊNG MUSANGKING HƯỚNG DẪN TỈA CÀNH SẦU RIÊNG MUSANGKING 1. Xác định nhu cầu nước của cây sầu riêng – Khi cây còn nhỏ, chưa ra hoa kết quả cần tưới đủ ẩm cho cây. Thiếu nước, cây có thể chết héo. Thừa nước rễ không phát triển được, có…
1. Xác định nhu cầu nước của cây sầu riêng
– Khi cây còn nhỏ, chưa ra hoa kết quả cần tưới đủ ẩm cho cây. Thiếu nước, cây có thể chết héo. Thừa nước rễ không phát triển được, có thể bị thối và chết.
Vào giai đoạn này nhu cầu về ẩm độ của cây sầu riêng là 65 – 80% độ ẩm tối đa.
Ở giai đoạn mới trồng nếu tưới kịp thời và đầy đủ, cây con sẽ nhanh bén rễ, phát triển xanh tốt.
Sầu riêng mới trồng bị thiếu nước
– Khi cây ra hoa, kết quả:
+ Yêu cầu về lượng nước tưới nhiều hơn giai đoạn còn nhỏ.
+ Trong một năm tùy theo thời kỳ phát triển, yêu cầu về ẩm độ cũng khác nhau:
Trước khi ra hoa cây yêu cầu ẩm độ thấp.
Khi đã đậu quả, đặc biệt khi quả lớn nhanh yêu cầu ẩm độ cao 70 – 90%. Nếu thiếu nước quả sẽ bị rụng và làm giảm sản lượng cũng như chất lượng quả.
Sầu riêng được tưới nước đầy đủ cho quả tốt
Tuy vậy, cũng không yêu cầu ẩm độ tối đa vì sẽ ức chế hoạt động của rễ và quả cũng bị rụng do rễ không hút đủ dinh dưỡng nuôi cây và khi cây đang thiếu nước mà ta lại tưới nhiều nước làm cây bị sốc nước nên hoa, quả sẽ rụng.
Khi quả sắp chín, yêu cầu về ẩm độ lại thấp (khoảng 50 – 60%). Nếu ẩm độ cao sẽ làm giảm chất lượng quả và quả chín muộn.
2. Tưới nước cho sầu riêng
Bước 1. Xác định thời điểm tưới cho cây sầu riêng
– Giai đoạn cây con: Tưới nước để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây phát triển mạnh, nhanh cho quả.
Sầu riêng giai đoạn cây con
– Giai đoạn cây ra hoa và cho quả:
+ Lúc ra hoa sầu riêng cần tưới nước 2 ngày một lần để cho hạt phấn khỏe mạnh, nhưng cần phải giảm 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới vào thời điểm 1 tuần trước khi ra hoa.
+ Sau khi đậu quả tiến hành tưới tăng dần lượng nước đến mức bình thường trở lại giúp quả phát triển khỏe, chất lượng tốt.
Sầu riêng giai đoạn ra hoa
Bước 2. Xác định độ ẩm đất đối chiếu với nhu cầu của cây
– Dùng máy đo độ ẩm hoặc dùng tay kiểm tra độ ẩm đất trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây sầu riêng để xác định lượng nước tưới cũng như phương pháp tưới phù hợp.
– Quan sát tầng đất mặt và độ cương nước của cành lá, nhất là ở các bộ phận non. Quan sát tốt nhất là thời gian giữa trưa, khi cây thoát hơi nước nhiều nhất và nếu đất thiếu ẩm thì lá dễ héo.
Nếu độ ẩm đất nhỏ hơn yêu cầu của cây thì phải tiến hành tưới nước. Ví dụ: Giai đoạn cây con mà độ ẩm đất là 50% thì phải tưới ngay để đưa độ ẩm lên 65 – 80%… Nhưng nếu giai đoạn chín mà độ ẩm đất là 80% thì phải tiêu nước ngay.
Bước 3. Chọn phương pháp tưới nước
Tưới nước là biện pháp kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng kinh doanh cây sầu riêng. Tùy theo điều kiện cụ thể (tiền vốn, mức độ hạn…) mà chọn phương pháp tưới phù hợp. Sau đây là một số phương pháp tưới nước cho cây sầu riêng:
1, Tưới bằng những dụng cụ đơn giản (thủ công): Dùng thùng, xô … tưới nước cho từng gốc sầu riêng.
Mương chứa nước tưới cho sầu riêng và tưới nước cho sầu riêng bằng phương pháp thủ công
Phương pháp này rất đơn giản, chỉ cần cho nước vào hệ thống mương trong vườn và dùng những dụng cụ đơn giản như xô, thùng tưới hay dụng cụ tự chế để tưới đủ ẩm cho sầu riêng.
2, Tưới bằng dây mềm (tưới bán thủ công): Dùng ống nhựa mềm có gắn bơm tưới để phun nước vào gốc cây.
Tưới nước bằng dây mềm
Khi tưới bằng dây mềm thì cần chuẩn bị máy bơm, hệ thống điện, đường ống dẫn nước và dây tưới. Trước hết, cần lắp hệ thống điện, sau đó đặt máy bơm ở ngoài vườn trồng để bơm nước, cần tưới đến khu vực nào thì lắp đặt đường ống dẫn nước đến đó và cần tưới cho cây nào thì nối ống dây mềm với đường ống dẫn nước đến cây đó.
Tưới thủ công và bán thủ công rất dễ thực hiện nhưng tốn nhiều công sức và khó có thể áp dụng trên diện tích lớn.
3, Tưới nhỏ giọt:
Tưới nhỏ giọt là phương pháp tưới thấm nước từ từ vào trong đất, nước đi ngay vào hệ thống rễ, không phí nước vào những vùng không có sự sinh trưởng.
* Ưu điểm:
– Lượng nước tưới ít.
– Ít mất nước do gió và nắng.
– Không cần áp suất lớn để cung cấp nước, hạn chế cỏ dại.
Tưới nhỏ giọt
– Có thể bón phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt, tiết kiệm được phân bón và công lao động.
* Nhược điểm: Chi phí ban đầu hơi cao.
Có 2 hình thức bố trí ống tưới: 1, ống chôn dưới đất và ống để trên mặt đất. Ống để trên mặt đất có lợi là dễ kiểm soát và điều chỉnh vị trí đặt ống, lắp đặt sẽ ít tốn công sức hơn. Nhược điểm là làm vướng đi lại và ống dễ bị lão hóa do phơi thường dưới ánh mặt trời.
Ngược lại, ống chôn dưới đất dùng được lâu năm hơn, giảm đáng kể lượng nước mất đi do bốc hơi nhưng phải tốn công đào – đặt – lấp và có khó khăn khi tìm đoạn bị nghẽn hoặc hư hỏng.