Một số kỹ thuật nuôi cá ao thành phẩm

Cách rửa chua cho ao nuôi cá I VTC16 Cách rửa chua cho ao nuôi cá I VTC16 Những loài cá được chọn nuôi ghép trong ao nước tĩnh là những loài cá có tính ăn khác nhau (cá ăn thức ăn tự nhiên trong ao thường được làm giàu thêm thông qua việc bón…

Cách rửa chua cho ao nuôi cá I VTC16
Cách rửa chua cho ao nuôi cá I VTC16

Những loài cá được chọn nuôi ghép trong ao nước tĩnh là những loài cá có tính ăn khác nhau (cá ăn thức ăn tự nhiên trong ao thường được làm giàu thêm thông qua việc bón phân) và ăn các loại rau, lá non, bèo tấm, bèo dâu, các loại bột ngô, bột cám từ sản phẩm nông nghiệp.

Những nơi có tập quán nuôi từ trước chưa có điều kiện thâm canh thì nên sử dụng các đối tượng: Cá trắm cỏ, cá chép, cá mè, cá trôi Ẩn Độ, cá rô phi.

Những nơi có điều kiện thâm canh, nuôi năng suất cao cần sử dụng các đối tượng: Cá chim trắng; cá rô phi đơn tính, cá chép lai, cá rô đầu vuông.

1. Điều kiện ao nuôi

– Các ao hồ ở trong làng xóm, do đào ao vật thổ tạo ra; nếu ao bị tù, cớm, bùn đóng lại quá nhiều, phải tát cạn, dọn sạch cây que, nếu ao nhỏ phải được cải tạo, phá bờ ao nhỏ làm thành ao có diện tích 360 m2 – 1.500m2; vét (hút) bớt bùn lên vườn, chỉ đế lại 1 lớp 20 – 30cm.

– Ao có độ pH 6-7 không tù cớm, có nguồn nuớc cấp vào và thoát đi dễ dàng, không bị ô nhiễm.

– Ao có bờ cao hơn mức mưa cao nhất tử 0,4 – 0,5m, cống phải có đăng rào chắn, giữ cho cá không đi được.

2. Chuẩn bị ao nuôi

Ao là môi trường sống của cá, để cho cá lớn nhanh đạt năng xuẩt cao, tránh bệnh tật, cần phải làm tốt việc chuẩn bị ao nuôi:

– Hàng năm hoặc hai năm một lần, ao nuôi cá phải được tát cạn vào cuối năm hoặc đầu xuân, bắt cá lớn, chọn để lại cá nhỏ; bốc bùn ở đáy ao vứt lên quanh bờ, lấp hết hang hốc, cây cỏ, dùng trang trang phảng đáy và quanh bờ, dùng 10 – 15 kg vôi bột/1000m2 rác đều quanh bờ và đáy, diệt hết cá tạp, phơi nắng 7-10 ngày cho mùn bã hữu cơ đáy ao phân hủy.

– Lọc nước vào ao qua cống có vật chắn là vải màn hoặc bao trấu, ngăn cá tạp theo vào ăn hại thức ăn; nước tháo vào sâu 0,8 – 1m, dùng 100 – 150 kg phân chuồng/100m2, ủ mục rắc đều khắp ao hoặc dùng phân ủ một hố ở góc ao định kỳ múc nước té khắp ao, cho sinh vật làm thức ăn cho cá phát triển.

3. Kỹ thuật nuôi

* Thả cá:

– Cá thả phải chọn giống cá khoẻ mạnh, vây vẩy hoàn chỉnh không có vết bệnh, cá sáng con, đều con, không còi cọc: Trắm cỏ từ 100 – 150 gr/con; cá mè, trôi từ 12 – 15 cm/con; cá chim trắng, rô phi từ 8 – 10 cm/con.

– Mật độ thả:

+ Thả bình thường thì mật độ 1,5 – 2 con/m2.

+ Nếu nuôi bán thâm canh thì thả 2 – 3 con/m2.

– Thời vụ thả:

+ Cuối tháng 3 đầu tháng 4 thả cá giống vào ao đã tẩy dọn sẵn, để thu hoạch tỉa vào tháng 10-11.

+ Nếu chuyển cá nhỏ năm trước sang thì thả vào tháng 11-12, giữ cá qua đông, chăm sóc nuôi, thu hoạch tỉa vào tháng 8 – tháng 9 năm sau.

* Chăm sóc quản lý:

– Cá nuôi từ tháng 4 chăm sóc cho ăn; nếu ao nuôi thông thường thì 7 – 10 ngày phải bón phân 1 lần, mỗi lần từ 50 – 70 kg/100m2; phân ủ mục rắc khắp ao, cũng cỏ thể dùng phân cỏ, rác ủ ở góc ao, định kỳ hoà nước phân té khắp mặt ao, lượng té nhiều hay ít là căn cứ quan sát mầu nước, lá chuối non là tốt, nếu nhạt thì tăng phân và ngược lại;

– Nếu nuôi cá trắm cỏ là chính thì tăng cưởng cho cá trắm cỏ ăn mỗi ngày 40 – 100 kg/100m2 rắc vào khung cho cá trắm cỏ ăn, cá trắm cỏ thải ra phân, phân tan ra nước, sinh vật phát triển nuôi được các loại mè, trôi, chép, rô phi.

– Nếu nuôi thâm canh thả mật độ dày 2-3 con/m2 thì phải cho ăn thức ăn tổng hợp chế biến như ngô, khoai và 25% đạm cho cá chóng lớn.

Tất cả các trường hợp ao nuôi thông thường đến thời kỳ vỗ béo chuẩn bị thu hoạch trước 1 – 2 tháng đều phải dùng thức ăn tinh cho ăn thêm hàng ngày vào sáng sớm hoặc chiều tối với lượng 7 – 8% trọng lượng cá trong ao.

Hàng ngày phải kiểm tra bờ cống tránh để rò rỉ cá đi mất; thường xuyên vệ sinh dọn sạch cỏ rác thừa nơi cá ăn, định kỳ 10 – 15 ngày khua ao 1 lần đề phòng cá bị bệnh và cho khí độc bốc đi, cá hoạt động khoẻ phòng độc bệnh cho cá.

* Thu hoạch:

Cá nuôi được 6 – 8 tháng đạt cỡ thu hoạch nên tiến hành thu hoạch theo 2 cách:

– Đánh tỉa – Thả bù: Cuối hàng năm khi thu hoạch cá, chọn để lại các loại cá giống lớn, đối với trắm 150 – 200 g/con; trôi 15 – 20 cm/con.

Thả cá vào ao đã tẩy dọn, tháng 3 nuôi tích cực, đến tháng 8, tháng 9 kéo lưới thu tỉa các loại cá to, thả tiếp loại cá nhỏ để nuôi. Cuối năm thu 1 lần nữa, 2 năm tát cạn thu hoạch và tẩy đọn vệ sinh ao.

– Thu hoạch hằng năm: Cá nuôi tích cực 1 năm đạt cỡ như cá trắm 1,5 – 2 kg/con; cá mè, cá trôi 0,4 – 0,5 kg/con, thì kéo lưới thu hoạch bớt và tát cạn bắt hết, tẩy dọn nuôi tiếp năm sau.

4. Diệu pháp nuôi cá chóng lớn

Người xưa nuôi riêng cá chép, vì cá chép không tàn sát lẫn nhau và lớn rất nhanh. Hiện nay, có một số diệu pháp nuôi để cá chóng lớn, như sau:

– Cách thứ nhất: Thả cá giống vào ao, cho cá ăn lòng đỏ trứng gà, lòng đỏ trứng vịt hoặc cám gạo, bột đậu, tới tiết thu đông cá có thể nặng tới 2 – 3 kg, những hộ nuôi cá chuyên nghiệp có thể nhờ đó mà phát tài.

– Cách thứ hai: Thông thường, ao nuôi cá không được quá sâu, nếu quá sâu thì nước sẽ lạnh, cá sinh trường khó. Trong ao nên thả đá tạo hang hốc cho cá bơi lội. Khi xây ao, dùng vôi vữa trát tường ao, trong ao có thể đốt rơm rạ, cách 3-4 ngày lại thay nước một lần, làm như thế giúp loại bỏ các loại chất phèn, dầu mỡ và chẩt ô nhiễm, trong ao mọc nhiều rêu xanh cũng sẽ giúp cá sinh trường nhanh. Bên cạnh đó, trong ao nên thả các loại đồ sành, gạch ngói làm nơi cho cá trú ngụ, cá càng sinh trưởng dễ dàng. Ngoài ra, trên bờ ao nên trồng nhiều cây chuối tây, sương từ lá chuối rơi xuống ao có thể giúp cá khỏe mạnh, cạnh ao nuôi cũng có thể trồng xoan, cá ăn quả xoan rơi xuống ao sẽ chóng lớn. Cá thường đẻ trứng ở nơi có dấu nước, cho dù khô cạn 10 năm, nhưng chi cần có nước, trứng cá vẫn có thể nở và sinh trưởng bình thường.

5. Kỹ thuật nuôi cá bằng lá dâu hiệu quả cao

Ao nuôi cá trắm cỏ kết hợp với một sổ lượng nhỏ cá mè trắng, cá mè hoa, cá chép. Chọn nuôi cá trắm cỏ giống có kích thước dài khoảng 17cm; cá mè trắng giống, cá mè hoa giống, cá chép giống ương qua mùa đông cỡ 10 cm trở lên.

Khoảng 3-4 ngày trước khi cho cá ăn lá dâu thì ngừng việc cho ăn, đợi đến khi cá đói mới thả lá đâu non xuống ao, làm như thế sẽ giúp cá nhanh chóng thích ứng với mùi vị của lá dâu, dần dần quen với việc ăn lá dâu.

Cho ăn lá dâu một cách hợp lý: thời kỳ đầu cho ăn 4 lần/ngày, cho ăn lá non là chính, thả vào 3 góc cố định; thời kỳ sau cho ăn 2-3 lần/ngày, sau đó có thể giảm dần ti lệ cho ăn lá dâu một cách thích hợp. Vào mùa xuân, khi nhiệt độ từ 15°C trở lên, cần giữ mực nước ao ở khoảng l,7m, đồng thời cách nửa tháng lại tháo nước mớí vào ao 1 lần để tăng lượng thức ăn cho cá.

6. Bón phân hữu cơ cho ao nuôi cá

Phân hữu cơ dùng trong nuôi thuỷ sản gồm 3 loại: Phân chuồng (phân động vật nói chung), chất phế thải hữu cơ trong sinh hoạt, sản xuất và phân xanh (các loại thân lá cây không đắng, không độc như điền thanh, muồng, đậu lạc…).

Phân hữu cơ nói chung có đặc điểm là thành phần và hàm lượng chất dinh dưỡng không ổn định. Phân hữu cơ khi bón xuống ao phải qua một quá trình biến đổi, vì vậy hiệu quả bón phân hữu cơ thể hiện chậm. Trong mỗi loại phân hữu cơ thường chứa nhiều loại nguyên tố dinh dưỡng, do vậy bón phân đều đặn và lượng bón hợp lý sẽ là cách tốt nhất để làm giàu dinh dưỡng cho ao nuôi cá.

* Tác dụng của phân hữu cơ đối với ao nuôi cá:

Phân chuồng và chất thải hữu cơ khi bón xuống ao, chỉ có một phần được cá sử dụng làm thức ăn trực tiếp. Các loại cá ăn trực tiếp phân hữu cơ như cá chép, trôi, rô phi, cá tra, chim trắng, tôm càng xanh…

Phần lớn cảc loại phân hữu cơ nói chung sau khi bón xuống ao phải trải qua quá trình phân hủy của các loại vi sinh vật. Các loại vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ trong phân thành các chất dinh dưỡng vô cơ. Sau đó các chất dinh dưỡng vô cơ này mới được các thực vật thuỷ sinh hấp thụ, tự biến đổi thành các chất dinh dưỡng để phát triển, là thức ăn cho động vật phù du, các loại động vật thuỷ sinh khác và cá nuôi.

* Nguyên tắc chung khi bón phân hữu cơ:

– Bón phân đủ lượng, tránh bón thừa phân hữu cơ xuống ao nuôi. Lượng phân bón quá nhiều sẽ làm ô nhiễm môi trường nước do quá trình phân huỷ tiêu tốn nhiều ôxy và sinh ra các loại khí độc.

– Phân bón phải được rải đều trên khắp diện tích ao. Bón nhiều phân tại một điểm sẽ làm ô nhiễm cục bộ tại khu vực được bón phân, trong khi các khu vực khác trong ao lại thiếu dinh dưỡng.

– Phân hữu cơ trước khi bón nên được ủ kỹ, để làm giảm quá trình phân giải các chất hữu cơ xảy ra trong ao, gây ô nhiễm môi trường nuôi cá.

– Sau khi bón phân hữu cơ những thành phần không phân huỷ được như cọng, lõi, thân cây phân xanh phải được vớt lên khỏi ao.

– Khi bón phân hữu cơ cần quan sát, căn cứ vào mầu nước ao để điều chỉnh lượng phân bón.

* Phương pháp bón phân hữu cơ:

– Trên thực tế lượng phân hữu cơ được dùng cho ao nuôi cá phổ biến hơn so với phân vô cơ. Nguồn phân hữu cơ rất đa dạng, chất lượng phân cũng thay đổi tuỳ thuộc từng loại phân và cách chăm sóc vật nuôi. Do vậy chu kỳ bón phân và lượng bón phân hữu cơ cần phải thay đổi linh hoạt đối với từng ao nuôi cá.

– Nên ủ các loại phân hữu cơ trước khi bón: Nguyên liệu được trộn với 10-15% vôi bột, chất thành đống, phủ kín bằng lớp bùn ao mỏng. Thời gian ủ kéo dài khoảng 1 tháng sẽ cho kết quả tốt.

– Khi bón phân hữu cơ có thể vận chuyển phân đi chuyến quanh bờ ao, trên mặt ao, rắc phân đều khắp diện tích ao. Phương pháp đơn giản hơn là chất phân hữu cơ thành đống trước cống cấp nước, sau đó bơm nước vào ao, dòng nước sẽ hoà tan và cuốn phán hữu cơ đều khắp ao.

– Riêng với phân xanh, người nuôi cá phải bó thân, lá cây thành các bó, sau đó dìm xuống các góc ao. Sau khi các phần lá, vỏ thân cây dùng làm phân xanh đã phân huỷ hết phải vớt các bó cọng và lõi thân cây không phân huỷ được lên khỏi ao.

7. Cách chế biến và bón phân xanh cho ao nuôi cá

Hiện nay nhiều nơi dùng lá cây (kể cả thân cành cây non) đem dầm xuống ao (gọi là “lá dầm”) lảm nguồn phân bón rất tốt cho ao nuôi cá. Có hai cách dùng lá dầm để nuôi cá.

Cách 1: Thường áp dụng với những ao hồ có thời gian tháo cạn nước tương đối dài. Sau khi tháo cạn nước người ta gieo hạt hay cấy cây phân xanh xuống đáy ao. Khi cây đã cao, cắt sát gốc hoặc chỉ cắt cây ngang với mức nước ngập trong ao. Phần ngọn được bó tại ngâm xuống ao hoặc cày vùi vào đất rồi đưa nước vào ao, sau đó thả cá vào ao ươm nuôi. Phần gốc ngâm dưới nước sẽ bị phân hủy dần dần. làm thức ăn cho cá, sinh vật đáy phát triển rất mạnh, do đó năng suất cá trong những ao này tăng trung bình 60%.

Nhiều địa phương đã trồng xen kẽ nhiều loại cây phân xanh, nhất là những cây họ đậu (muồng, điền thanh.,.) vào đáy ao ươm khi ao cạn. Những ao trơ cứng, nhờ trồng cây phân xanh mà lớp đáy ao dần dần được cải tạo, hình thành và tích lũy lớp mùn.

Cách 2: Cắt thân, lá xanh của cây mọc trên cạn để dầm xuống nước. Sau một thời gian chúng bị rữa nát và làm giàu chất thải hữu cơ cho ao. Cành lá dầm có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như đạm, vitamin… có thể trực tiếp cung cấp cho cá, tôm. Mặt khác, sau khi lá dầm phân hủy, số lượng vi khuẩn phát triển rất nhanh, có thể tăng 100 lần, tạo điều kiện cho những loại tảo và động vật phù du, động vật đáy phát triển.

Cách bỏ dầm tốt nhất: Bó lỏng tay thành những bó nhỏ, gọn. Nên chọn những chỗ thoáng để bỏ dầm, tốt nhất là ở chỗ đầu gió để nhờ gió phân tán đều các chất hữu cơ trong ao. Chọn góc ao nào dãi nắng có nhiệt độ cao, lá dầm càng chóng phân hủy. Không để các bó dầm phân tán trôi nổi khắp mặt ao. Sau khi dầm vài ngày cần đảo bó lá thường xuyên, tránh tình trạng để nửa bó dưới rữa, nửa bó trên vẫn còn xanh. Khi cành lá dầm phân hủy hết vớt hết cành, lá khô lên bờ rồi tiếp tục cho bó dầm mới xuống, không nên để lá dầm chiếm quá 10 – 15% diện tích ao.

Gần đây, một số nhà nghiên cứu đã tìm dược cách sử dụng lau sậy làm phân xanh. Người ta đem lau, sậy nghiền nhỏ thành bột (kích thước 0,6 – 0,9mm). Đem bón bột cây và phân đạm vào những vùng cá thường tập trung. Nhờ vậy chế độ ôxy trong nước được cải thiện, động vật phù du – thức ăn của cá con phát triển rất mạnh. Mật độ cá nuôi tăng gấp 10 lần.

Ở nước ta có nhiều loại cây lá có thể dùng làm lá dầm như dây khoai lang, lá các loại rau như bắp cải, rau dền, rau muống, lá su hào, lá khoai tây, râm bụt, lá cây họ cúc như cúc tần, cỏ lào, các cây họ đậu nhu điền thanh, muồng, cốt khí… Ngoài ra có thể dùng cả bèo cái, bèo hoa dâu, bèo tấm… nhưng phải phơi tái rễ, băm nhò mới cho xuống ao. Khi chọn lá dầm, không nên dùng những cây có vị đắng, hắc, cay, có chất độc, chất dầu như lá han, xương rồng, thàn mát, xoan… bỏ xuống ao có thể làm chết cá.

Một số loại lá dầm như khoai lang dùng rất tốt nhưng nên bỏ ít vì khi phân hủy làm nước có màu đen, nếu bỏ nhiều cùng một lúc sẽ làm giảm độ trong của nước, do đó tảo kém phát triển, thức ăn của cá mè sẽ giảm sút rõ rệt. Mặt khác việc phân hủy lá dầm lại tiêu hao ôxy nhanh và tạo ra nhiều khí cácbonic làm cho ao trở nên chua. Vì thế nếu bỏ lá dầm nhiều hoặc không đúng lúc, sự hô hấp bình thường của cá sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể dẫn đến chết ngạt. Hiệu quả của lá dầm để nuôi cá, tôm sẽ rất cao, khi bón thêm phân vô cơ đạm, lân cho ao. Nhờ bón phân vô cơ kết hợp với lá dầm có thể nuôi ghép nhiều loại cá có tính ăn khác nhau như mè trắng, mè hoa, rô phi, chép, trôi.

8. Biện pháp phòng ngừa bệnh cho cá

* Phòng ngừa “bệnh nước trong” cho ao cá

Các hộ nuôi cá thường cảm thấy nước ao đang nhiều chất dinh dường nhưng chỉ qua vài ngày đã biến thành 1 ao nước trong, cho dù thả phân, thức ăn với số lượng lớn nhưng nước ao vẫn không thể giàu chất dinh dưỡng trở lại. Hiện tượng này được gọi là “bệnh nước trong”. Nguyên nhân chủ yếu là do trong ao có nhiều các loại động vật phù du cỡ lớn như các loại bọ nước, con lãng quăng, bọ Copcpoda, bọ Cladocera… đã tranh giành 1 lượng lớn thực vật phù du. Hơn nữa, sau cơn mưa, ao được tăng thêm một lượng nước mới, sẽ có lợi cho sự sinh trưởng của những loài động vật phù du cỡ lớn này, nhưng lại bất lợi cho sự sinh trưởng của các loài thực vật phù du, đã phá vỡ sự cân bằng sinh thái trong ao, hình thành nên hiện tượng “bệnh nước trong”.

Nói chung, biện pháp phòng ngừa chủ yếu là:

– Lượng cá mè hoa, cá rô phi chiếm khoảng 20% số cá giống nuôi thả để khống chế số lượng động vật phù du trong ao.

– Bón phân hợp lý, với mỗi 667m2 bón 3-4kg phân urê, 2kg phân lân, 1 kg phân kali, cách 10-15 ngày bón 1 lần, bón liên tục 3 lần, nước ao tự nhiên sẽ giàu chất dinh dưỡng trở lại.

– Dùng dung dịch thuốc trừ sâu Trieblorphon 90% ở dạng tinh thể vãi khắp ao để diệt trừ một phẩn số động vật phù du.

* Cách phòng trị hiện tượng nước ao bị vẩn đục

Sau cơn mưa hoặc vì một số nguyên nhân nào đó, nước ao thường bị vẩn đục, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các loại cá nuôi trong ao, có khi làm cho cá bị chết. Để làm cho nước ao sạch, với mỗi 667m2 dùng 12,5-15 kg muối Amoni Cacbonat, cho vào bao đựng phân, đáy bao đục vài lỗ nhỏ, dùng dây buộc chặt miệng bao, rồi buộc vào cành tre, dìm xuống ao và cho lơ lửng trong nước, để muối Amoni Cacbonat từ từ hòa tan. Như thế, trong 4-5 ngày, nước ao sẽ trở nên sạch, dần dần có nhiều chất dinh dưỡng hơn, cá sẽ lớn nhanh và béo hơn.

Ngoài ra còn có một cách khác đơn giản, dễ tiến hành mà hiệu quả cũng rất cao. Khi nước ao vừa mới bị vẩn đục, nếu như ao có diện tích tương đối lớn thì có thể dùng lá tre bọc lấy phân người rồi thả vào ương ao, nếu như ao tương đối nhỏ thì chỉ cần thả vài chục con ốc đồng vào ao, làm như vậy hiện tượng nước ao bị vẩn đục sẽ được giải quyết.

* Phòng trị những bệnh cá thường mắc vào mùa xuân

Vào mùa xuân, cá thường mắc phải các bệnh như bệnh kỷ sinh trùng, bệnh do vi khuẩn gây nên.

Vào mùa đông hay mùa xuân, khi chăm sóc ao cá cần hết sức cẩn thận, tránh làm cá bị thương. Ký sinh trùng ở các loại cá, chủ yếu có trùng cá mỏ neo, bọ cá, đậu trùng, trùng gây bệnh đốm trẳng…

Phòng trị trùng cá mỏ neo, có thể dùng dung dịch thuổc trừ sâu Trichlorphon 90% dạng tinh thể nồng độ 3×10-7 té khắp ao. Phòng trị bọ cá, có thể dùng dung dịch đồng sun phát CuS04 nồng độ 5xl0-7 và dung dịch sắt sun phát FeS04 nồng độ 2×10-7 té khẳp ao. Phòng trị bệnh đậu trùng, có thể dùng dung dịch đồng sun phát CuS04 nồng độ 7xl0-7 té khắp ao.

Phòng trị bệnh đốm trắng, có thể dùng dung dịch đồng sun phát CuS04 nồng độ 2xl0-7 té khắp ao.

Bệnh do vi khuẩn gây ra ở cá, chủ yếu là những bệnh như bệnh thối mang, bệnh viêm ruột, bệnh xuất huyết da… Từ cuối tháng 4 trở đi, cứ cách nửa tháng 1 lần, té vôi sống nồng độ l,4xl0-5 khắp ao. Với mỗi 10 kg cá dùng 50g tỏi giã nát trộn với thức ăn và cho cá ăn liền trong 3 ngày. Dùng Furacilin (C6H604N4) mỗi tháng 1 đợt, với liều lượng như sau: Ngày đầu bón 0,2 g thuốc/10 kg cá, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6 thì liều lượng giảm đi một nửa. Chú ý đến chất lượng nước, cá giống, thức ăn cũng như công việc tiêu độc cho dụng cụ, cho cá ăn phải đảm bảo nguyên tắc “4 đúng” (đúng loại, đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng).

* Cách phòng trị bệnh cho cá trước mùa xuân

Vào mùa xuân, cá rất dễ mắc bệnh, chủ yếu là các bệnh do vi khuẩn gây nên như bệnh thối mang cá, bệnh nấm nước, bệnh viêm ruột, bệnh xuất huyết da, bệnh trùng mò neo, bệnh trùng quả dưa… Những bệnh này do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể làm cho cá sinh bệnh. Vì vậy, cần tiến hành các biện pháp phòng và trị bệnh tổng hợp.

Với mỗi diện tích 667m2 dùng I5kg vôi sống hoặc 0,65kg vôi tôi, sau khi hòa vào nước thì té khắp ao, có tác dụng diệt trừ vì khuẩn và tiêu dộc. Cách 3-5 ngày sau, với mực nước ao sâu 1 m, trên mỗi diện tích 667m2 dùng 0,35kg dung dịch thuốc trừ sâu Trichlorphon tinh thể nồng độ 90% hòa tan với nước rồi đem té khắp ao, chủ yểu là để giết các loại ký sinh trùng. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả trị bệnh cho cá, còn có thể dùng thảo dược Đông y tiến hành đồng thời.

– Phòng trị bệnh viêm ruột: trên mỗi diện tích 667m2 ao cá với mực nước ao sâu 1m thì thả vào ao 60kg lá cây xoan đắng.

– Phòng trị bệnh xuất huyết da: trên mỗi diện tích 667 m2 ao cá với mực nước ao sâu 1m, thì dùng 1 kg ngũ bội tử đã ngâm trương lên, dùng chày giã nát, vãi đều khắp ao.

– Phòng trị bệnh thối mang cá: trên mỗi diện tích 667 m2 ao cá với mực nước ao sâu 1m, đem 15kg cành tùng tươi giã nhỏ, trộn với nước, rồi té khắp ao, làm như vậy có thể đồng thời trị bệnh trùng mỏ neo.

– Phòng trị bệnh trùng bánh xe: trên mỗi diện tích 667 m2 ao cá với mực nước ao sâu lm, dùng 30kg lá xoan đắng cho vào nồi đun sôi. rồi chắt lấy nước, té khắp ao, làm như vậy giúp trị bệnh trùng bánh xe rất hiệu quả.

* Cách khắc phục hiện tượng cá nổi đầu

Cá nuôi trong ao thường có hiện tượng nổi đầu lên mặt nước, phần lớn là do trong nước thiếu khí ôxy. Vì vậy, có thể dùng một trong các cách sau để khắc phục:

– Té nước vôi: Trên mỗi diện tích 667 m2 ao cá với mực nước ao sâu im, dùng 5-7,5kg vôi sống hòa với một lượng nước thích hợp rồi té khắp ao.

– Té nước muối: Thên mỗi diện tích 667m2 ao cá với mực nước ao sâu lm, dùng l-l,5kg muối ăn hòa với lượng nước thích hợp rồi té khắp ao.

– Thả thân chuối: Chặt thân cây chuổi (hoặc lá), thái nhỏ, khi cá nổi đầu lên mặt nước thì thả vào trong ao. Thông thường, với mỗi diện tích 667m2 thì thả khoảng 75-100kg.

– Té nưóc phèn chua: Trên mỗi diện tích 667m2 ao cá với mực nước ao sâu 1 m, dùng l,5-2,5kg dung dịch phèn chua té khắp ao.

– Chú ý cho thêm nước mới vào ao cho đến khi toàn bộ cá trong ao trở lại bình thường mới thôi. Tuy nhiên, nếu ôxy trong nước thiếu ở mức độ nhẹ, tức là cá nổi đầu mà vẫn lội linh hoạt, khi vỗ tay cá sẽ giật mình lận xuống thì đó là bình thường không cần phải khắc phục. Còn khi cá nổi đầu thành từng đàn thường tập trung ở góc ao, lờ đờ và không có phản ứng với tiếng động hoặc cá nổi đầu đến sau 8 giờ sáng mà không lặn thì đã thiếu ôxy trầm trọng, cần phải thay nước ngay nếu không sẽ dẫn đến chết cá hàng loạt.

– Cần chú ý vấn đề rong tảo trong ao nuôi cá, tảo phát triển càng nhiều thì càng dễ thiếu ôxy, có thể giảm mật độ tảo bằng cách thay nước trong ao.

* Kinh nghiệm trị bệnh cho cá đặc biệt hiệu quả

Đối với ao cá từng xuất hiện bệnh thối mang cá, bệnh viêm ruột, bệnh xuất huyết da, thì khi chưa phát bệnh, hằng năm sau tiết Kinh Trập (tiết sâu nở), mỗi tháng hái qủa táo chua còn tươi non thả vào trong ao (liều lượng 10kg/100kg cá).

Đối với ao đã phát bệnh, 5 ngày thả một lần, sau khi bệnh tình có chuyển biến tốt thì 15 ngày thả 1 lần. Cần chú ý thả đều khắp ao, vào mùa hạ và mùa thu cây táo chua không có quả thì có thể ngắt lá và chồi của cây táo chua để thay thế./.

Bạn đang xem bài viết: Một số kỹ thuật nuôi cá ao thành phẩm. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts