Ngành Nông nghiệp Hà Nội dự kiến đạt mức tăng trưởng 4,2% năm 2020: Tạo nền tảng phát triển mới

Trồng rừng phòng hộ tạo vành đai vững chắc chống sạt lở đê biển Trồng rừng phòng hộ tạo vành đai vững chắc chống sạt lở đê biển (HNM) – 2020 là một năm đầy khó khăn đối với các hoạt động kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng do những…

Trồng rừng phòng hộ tạo vành đai vững chắc chống sạt lở đê biển
Trồng rừng phòng hộ tạo vành đai vững chắc chống sạt lở đê biển

(HNM) – 2020 là một năm đầy khó khăn đối với các hoạt động kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng do những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19; thời tiết, khí hậu bất thường; bệnh Dịch tả lợn châu Phi… Vượt qua những bất lợi này, ngành Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục đóng góp quan trọng vào nền kinh tế Thủ đô, với mức tăng trưởng dự kiến đạt 4,2% – cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Thành công này tạo nền tảng phát triển mới cho nông nghiệp Hà Nội trong những năm tiếp theo.

Thành công đáng ghi nhận

Mặc dù chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bệnh Dịch tả lợn châu Phi, nhưng nhờ chủ động tái đàn gắn với phòng, chống dịch bệnh nên ngành Nông nghiệp Hà Nội vẫn bảo đảm được sự tăng trưởng của đàn lợn. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng chia sẻ, ngành Nông nghiệp đã chủ động xây dựng các phương án sản xuất, giám sát chặt chẽ công tác chuẩn bị chuồng trại, môi trường chăn nuôi trước khi tái đàn, đồng thời kiểm soát chặt nguồn giống lợn nhập về.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Thạc Hùng, từ sự hướng dẫn, hỗ trợ của ngành Nông nghiệp Hà Nội, công tác tái đàn lợn của huyện đạt được thành công lớn. Hiện đàn lợn của Đan Phượng đã lên tới 101.441 con, bằng 200,9% so với cùng kỳ năm 2019… Làm tốt việc giám sát, kiểm soát dịch bệnh, công tác tái đàn lợn của Hà Nội mang lại những thành công nhất định. Đến nay, tổng đàn lợn của Hà Nội đã lên tới 1,6 triệu con, tăng 63,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Bên cạnh đó, để bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho thị trường dưới tác động của dịch Covid-19, ngành đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Điều này đã giúp cân đối nguồn thực phẩm trên thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh, nhu cầu nông sản gia tăng. “Hiện đàn trâu của thành phố có 28 nghìn con, tăng 14,3% so với năm trước; đàn bò 139,6 nghìn con, tăng 8,3%; đàn gia cầm 40 triệu con, tăng 9,6%…”, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng thông tin.

Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ mới, tập trung thâm canh các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao đã mang lại hiệu quả tích cực. Đến nay, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt gần 24.000ha, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2019 và sản lượng ước đạt 125 nghìn tấn, tăng 12,7%, đóng góp quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng chung của ngành Nông nghiệp Thủ đô.

Lĩnh vực trồng trọt cũng có sự tăng trưởng mạnh. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết: Ngành Nông nghiệp Hà Nội đã chủ động phương án sản xuất đối với các nhóm cây trồng, điều chỉnh diện tích, thời vụ. Cụ thể như vụ mùa xuân, vụ mùa năm nay, bên cạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, ngành Nông nghiệp đã đẩy mạnh sản xuất rau các loại để phục vụ thị trường. Nhờ đó, năng suất rau Hà Nội tăng tới 8,9%, đạt hơn 231 tạ/ha; giá trị kinh tế cũng tăng gấp 2-3 lần so với mọi năm. Cùng với đó, cây ăn quả cũng tăng cả về diện tích, sản lượng. Hiện tổng diện tích cây ăn quả đạt 19.026ha, tăng 0,63% so với năm 2019, chủ yếu là tăng diện tích cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Thực tế cho thấy, từ việc chủ động, linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xác định nhóm ngành hàng cần tập trung phát triển, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất… các trụ cột của ngành Nông nghiệp Hà Nội như chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản đều có mức tăng trưởng khá.

Tiền đề để phát triển

Nhận định về mức tăng trưởng của ngành Nông nghiệp Hà Nội trong năm 2020 dự kiến đạt 4,2%, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho rằng: “Thành công này là kết quả việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, điều hành quyết liệt, nỗ lực của các địa phương trong việc thực hiện các kế hoạch sản xuất một cách linh hoạt, phù hợp với thực tế. Ngành Nông nghiệp phấn đấu mục tiêu tăng trưởng năm 2021 từ 2,5% đến 3%. Tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế tại các thời điểm sẽ điều chỉnh mức tăng trưởng phù hợp”.

Từ thành công của năm 2020, ông Chu Phú Mỹ cho biết: Năm 2021, căn cứ vào diễn biến thời tiết và thị trường tại các thời điểm, ngành Nông nghiệp sẽ có phương án sản xuất hợp lý. Dự kiến thành phố sẽ giảm gần 600ha đất trồng lúa, song phấn đấu tăng hơn 60% diện tích lúa chất lượng cao; tập trung phát triển sản xuất rau, đậu các loại với 33.000ha, xây dựng các vùng sản xuất rau an toàn quy mô lớn từ 20 đến 25ha trở lên; xây dựng khoảng 10-15 vùng trồng hoa, cây cảnh tập trung với quy mô vừa và lớn từ 20 đến 50ha, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh với các giống có chất lượng cao để xuất khẩu. Mặt khác, thành phố sẽ phát triển thêm hơn 1.000ha cây ăn quả tập trung và phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết thêm: Trên nền tảng phát triển của năm 2020, Hà Nội sẽ tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh; phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, quy mô lớn; phấn đấu giữ ổn định đàn lợn 1,7-1,8 triệu con; ổn định đàn trâu, bò, gia cầm và diện tích nuôi trồng thủy sản; xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, an toàn dịch bệnh với các giống chất lượng như trắm đen, cá lăng, diêu hồng, tôm càng xanh; nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi, bảo đảm cấp nước, tiêu nước phục vụ phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thích ứng ứng phó với biến đổi khí hậu… hướng đến mục tiêu thành công hơn nữa trong năm 2021.

Bạn đang xem bài viết: Ngành Nông nghiệp Hà Nội dự kiến đạt mức tăng trưởng 4,2% năm 2020: Tạo nền tảng phát triển mới. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts