Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Bước tiến vượt trội

24/02/2021 | 09:28 Thời gian qua, NNHC trên thế giới đang có xu hướng phát triển khá nhanh. Số quốc gia được công nhận có nền NNHC đang không ngừng tăng dần. Tính đến năm 2020 có 186/204 quốc gia và vùng lãnh thổ được IFOAM công nhận là có một bộ phận nhất định…

24/02/2021 | 09:28

Thời gian qua, NNHC trên thế giới đang có xu hướng phát triển khá nhanh. Số quốc gia được công nhận có nền NNHC đang không ngừng tăng dần. Tính đến năm 2020 có 186/204 quốc gia và vùng lãnh thổ được IFOAM công nhận là có một bộ phận nhất định nền nông nghiệp được sản xuất theo hướng hữu cơ. Việt Nam là một trong số 100 nước đầu tiên được quốc tế công nhận là nước có sản xuất NNHC từ năm 1985. Năm 2018, tổng thị trường sản phẩm hữu cơ của Việt Nam đạt gần 400 triệu USD, đứng thứ 59 thế giới. Việt Nam có 60 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sản phẩm hữu cơ với kim ngạch khoảng 335 triệu USD/năm, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam đã xuất khẩu đi 180 nước trên thế giới.

Tổng diện tích đất hữu cơ toàn thế giới năm 2020 đạt 76,6 triệu ha, chiếm 1,7% diện tích đất nông nghiệp. Việt Nam xếp thứ 32 thế giới với 237 nghìn ha đất hữu cơ (chiếm khoảng 1,1% tổng diện tích đất nông nghiệp), thứ 2 Đông Nam Á sau Indonesia. Tỷ lệ tăng trưởng diện tích hữu cơ toàn thế giới giai đoạn 2015 – 2020 ước đạt 3,05% (dữ liệu từ 186 quốc gia). Việt Nam là một trong bốn quốc gia dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng đất hữu cơ, năm 2016 Việt Nam mới chỉ có 53,4 nghìn ha, đến năm 2020 đã đạt 237 nghìn ha, tăng hơn 3 lần so với năm 2016. Cùng đó, số lượng đơn vị, cá nhân tham gia NNHC ngày càng tăng, toàn thế giới có 3,1 triệu người tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trong đó châu Á chiếm 47%, châu Phi 28%, châu Âu 8%… Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ NN&PTNT, cả nước có trên 200 hợp tác xã, 97 doanh nghiệp tham gia sản xuất NNHC, thu hút khoảng 25.000 lao động. Ngoài ra, có 17.168 nông dân tự sản xuất theo hướng hữu cơ. Hiện có 40 tỉnh, thành có trồng trọt hữu cơ với các cây trồng chủ yếu cây ăn quả, rau, chè…, 15 tỉnh có chăn nuôi heo hữu với quy mô 75 ngàn con, 9 tỉnh có chăn nuôi gà hữu cơ với quy mô trên 500 nghìn con, 4 tỉnh có chăn nuôi bò hữu cơ với khoảng gần 5.000 con.

Là nước nông nghiệp truyền thống, Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển NNHC. Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều nên việc sản xuất ra các loại sinh khối phục vụ cho sản xuất NNHC được thực hiện khá nhanh, các chu trình chuyển hóa vật chất diễn ra với tốc độ cao, các chất hữu cơ cao phân tử sau một thời gian xử lý nhanh chóng trở thành các chất khoáng đơn giản cung cấp cho cây trồng hữu cơ. Diện tích đất tự nhiên phần lớn canh tác quảng canh, chưa bị ảnh hưởng của ô nhiễm hóa chất, rất thuận lợi khi chuyển sang sản xuất hữu cơ cho tất cả các lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Cùng đó, lĩnh vực công nghệ sinh học ở nước ta đã phát triển mạnh trong vài năm gần đây, hỗ trợ tích cực cho NNHC như sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, các chế phẩm xử lý môi trường đất, nước và nhiều chế phẩm vi sinh, thuốc thảo mộc có thể thay thế thuốc hóa học trong bảo vệ thực vật.

Ngoài ra, Việt Nam có trên 65% nguồn lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong sản xuất. Đây được xem là lợi thế lớn, phù hợp với sản xuất theo phương pháp hữu cơ vốn đòi hỏi nhiều lao động thủ công.

Đặc biệt, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản liên quan như Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 năm 2017 nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất NNHC để tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp, hàng hóa lưu thông trong nước và xuất khẩu. Điển hình như năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về Nông nghiệp hữu cơ, trong đó có nhiều cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ.

Bên cạnh những thuận lợi thì cũng không ít khó khăn và thách thức được đặt ra đối với NNHC ở Việt Nam. Với đặc điểm khí hậu nóng ẩm quanh năm tạo điều kiện cho sâu hại, dịch bệnh phát triển, vì vậy một số phương pháp phòng trừ dịch bệnh theo phương pháp hữu cơ có lúc chưa hiệu quả. Phần lớn các hộ nông dân sản xuất với quy mô nhỏ, manh mún. Cùng đó, nhận thức, tính tự giác của nông dân khi tham gia NNHC còn hạn chế, một số trường hợp vì lợi ích trước mắt đã thiếu trung thực dẫn tới làm mất lòng tin của người tiêu dùng ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ chung của cả nước.

Vì năng suất của NNHC thấp hơn sản xuất truyền thống, mặt khác đòi hỏi nhiều công lao động nên giá thành sản phẩm từ NNHC thường cao gấp 2 – 3 lần thông thường, ngoài ra phần lớn các sản phẩm hữu cơ có hình thức, mẫu mã không đẹp nên giá bán không tăng tương ứng. Bên cạnh đó, ở nước ta, người dân vẫn còn gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn để sản xuất NNHC. Mặc dù Nhà nước đã ban hành một số chính sách ưu tiên cho NNHC, tuy nhiên việc tiếp cận nguồn tín dụng cũng như nguồn vốn chính sách gặp rất nhiều khó khăn do thủ tục phức tạp, yêu cầu cho vay khắt khe.

NNHC sẽ là bước đệm quan trọng cho nền nông nghiệp Việt Nam vươn xa nếu có định hướng kịp thời và phù hợp. Nhưng đây cũng sẽ là những thách thức lớn nếu ta không khắc phục được những khó khăn đang tồn tại. Với mục tiêu là đến năm 2030 đưa Việt Nam nằm trong top 15 của thế giới về NNHC, Bộ NN&PTNT đã triển khai Đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030”. Theo đó, tăng tỷ lệ sản phẩm hữu cơ ngành chăn nuôi từ 1 – 2% như hiện nay lên 5 – 10% vào năm 2030, riêng đối với ong và sản phẩm từ ong tỷ lệ sản phẩm hữu cơ đạt 40 – 50%. Tăng tỷ lệ diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ từ 1% như hiện nay lên khoảng 2 – 3% vào năm 2025 (tương đương 60.000 ha) và đạt 7 – 8% vào năm 2030 (tương đương 100.000 ha), trong đó đặc biệt ưu tiên các loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế như: tôm nước lợ, tôm càng xanh, các loài thủy sản bản địa… Phấn đấu tăng năng suất cây trồng và vật nuôi hữu cơ đạt 70 – 80% so với sản xuất truyền thống như hiện nay lên mức 95 – 100% vào năm 2030.

>> Theo điều tra công bố năm 2020 của Tổ chức Nông nghiệp quốc tế (IFOAM), diện tích canh tác hữu cơ tăng từ 53,4 nghìn ha năm 2016 lên khoảng 237,693 nghìn ha năm 2019. Số lượng doanh nghiệp sản xuất hữu cơ là 97; tham gia xuất khẩu là 60 doanh nghiệp với kim ngạch khoảng 335 triệu USD/năm. Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam được tiêu thụ trong nước và hiện đã xuất khẩu đi 180 nước trên thế giới.

(Người Chăn Nuôi) – Được mở rộng từ năm 2022, Bộ phận kỹ thuật thú y nhanh …

Người Chăn Nuôi số 86 (Người Chăn Nuôi) – Xuất bản tháng 6/2022.

Người Chăn Nuôi số 87 (Người Chăn Nuôi) – Xuất bản tháng 8/2022.

Người Chăn Nuôi số 88 (Người Chăn Nuôi) – Xuất bản tháng 10/2022.

Người Chăn Nuôi số 89+90 (Người Chăn Nuôi) – Xuất bản tháng 1+2/2023.

Người Chăn Nuôi số 91 (Người Chăn Nuôi) – Xuất bản tháng 3/2023.

(Người Chăn Nuôi) – Được mở rộng từ năm 2022, Bộ phận kỹ thuật thú y nhanh …

Bạn đang xem bài viết: Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Bước tiến vượt trội. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts