Nuôi heo theo kiểu Pháp, trừ chi phí thu gần 1 tỷ đồng

Khởi nghiệp xanh: Mô hình nuôi heo rừng bền vững Khởi nghiệp xanh: Mô hình nuôi heo rừng bền vững Mô hình nuôi heo theo mô hình VietGAP của anh Khánh cho năng suất cao hơn nuôi heo truyền thống khoảng từ 20 – 30% Được hội đồng tỉnh Côtes d’Amor (Cộng hòa Pháp) hỗ…

Khởi nghiệp xanh: Mô hình nuôi heo rừng bền vững
Khởi nghiệp xanh: Mô hình nuôi heo rừng bền vững

Mô hình nuôi heo theo mô hình VietGAP của anh Khánh cho năng suất cao hơn nuôi heo truyền thống khoảng từ 20 – 30%

Mô hình nuôi heo theo mô hình VietGAP của anh Khánh cho năng suất cao hơn nuôi heo truyền thống khoảng từ 20 – 30%

Được hội đồng tỉnh Côtes d’Amor (Cộng hòa Pháp) hỗ trợ xây dựng mô hình chăn nuôi heo siêu nạc đảm bảo an toàn sinh học. Anh Đỗ Quang Diên Khánh ở xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam cùng một số người bạn của mình đã thành lập THT Chăn nuôi gia súc Kiên Dũng với quyết tâm đưa công nghệ chăn nuôi của châu Âu vào Việt Nam để phát triển kinh tế.

Sau khi tốt nghiệp trung cấp thú y, anh Khánh vào Đồng Nai xin làm việc tại một trang trại chăn nuôi lớn. Khi đã có chút kinh nghiệm và đồng vốn trong tay, anh quay về quê nhà xây dựng chuồng trại nuôi heo.

Nuôi heo theo chuẩn châu Âu

“Chăn nuôi theo cách của người Pháp rất nghiêm ngặt, giống nhập về phải nuôi riêng biệt từng loại như heo sinh sản, cai sữa, vỗ béo hay heo đến thời kỳ xuất bán. Giữa các khu đều phải xây dựng đường dẫn (như mương bê tông) để thuận tiện cho việc chăm sóc cũng như cho heo vào từng khu chuồng trại hợp lý…”, anh Khánh chia sẻ.

Theo đó, khi heo giống nhập về, sẽ được nuôi nhốt một khu tách biệt, tại đây tiêm các loại vắc xin cần thiết cho heo. Sau quá trình chăm sóc, theo dõi chừng 2 tháng, heo phát triển tốt, không có dịch bệnh thì lúc này mới đưa vào khu chăn nuôi.

Heo con được sinh ra, sau khi tách mẹ sẽ nuôi một khu vực khác, con heo ở cùng độ tuổi, cách thức chăm sóc giống nhau nên rất dễ dàng. Cứ qua các công đoạn như trên, heo được di chuyển dần từ nhỏ cho đến lúc xuất bán ra khu vực dành cho việc cân và đưa lên xe.

Sau khi nắm bắt được các công nghệ, anh bố trí lại chuồng trại, bắt tay vào nuôi heo theo công nghệ mới này với 30 con heo nái siêu nạc. “Mỗi năm, 1 con heo mẹ sinh ra 20 con heo con, mình tiếp tục nuôi heo thịt. Do đó mình tự chủ động được từ con giống nên giảm được giá thành rất lớn. Với quy mô này, mỗi năm có đến 600 con heo thịt xuất chuồng. Tính ra, nguồn thu trừ chi phí tôi thu gần 1 tỷ đồng” anh Khánh cho hay.

Bên cạnh đó, công tác xử lý nước thải, đảm bảo môi trường theo công nghệ này cũng được anh chú trọng. Hiện, trang trại của anh, xây dựng đến 2 hầm biogas, bao nhiêu chất thải được gom vào nên không ảnh hướng đến môi trường.

Bằng việc áp dụng mô hình nuôi heo trang trại theo chuẩn VietGAHP từ công nghệ của Pháp, đều đặn mỗi tuần, trang trại của anh đã xuất ra thị trường trên dưới 3 tấn heo sạch, được thị trường ưa chuộng.

“Lôi kéo” đồng minh thành lập THT

Từ những thành quả đạt được cùng vơí quan điểm: Nếu người nông dân không liên kết với nhau, chia sẻ những kinh nghiệm, giúp nhau tạo đầu ra cho sản phẩm thì khó có thể giữ vững được những thành quả đã đạt được, anh đã “lôi kéo” thêm anh Đoàn Ngọc Phước (thôn Vĩnh Quý, xã Tam Vinh) và anh (Hà Văn Tín, thôn Kỳ Phú, xã Tam Phước, huyện Phú Ninh) tham gia thành lập THT chăn nuôi gia súc Kiên Dũng.

Khi mới thành lập, THT gồm ba thành viên với nguồn vốn huy động 120 triệu đồng, mục tiêu chuyên sản xuất con giống, lai tạo các giống gia súc, gia cầm, chăn nuôi thương phẩm, cung ứng dịch vụ chăn nuôi.

Theo đó, trang trại chăn nuôi của mỗi người đặt ở mỗi chỗ, quy mô nuôi 300 con heo nạc, cách thức chăn nuôi theo kiểu cuốn chiếu. Mỗi thành viên đều có phương thức khép kín từ con giống đến lúc xuất bán. Tất cả đều nuôi heo sinh sản, mỗi lần heo con ra đời thì nuôi lớn bán heo thịt.

Do đó tiết kiệm được khoản tiền rất lớn từ con giống. Mỗi năm THT xuất bán trên 1.000 con, doanh thu 3 tỷ đồng, trừ chi phí, mỗi thành viên có lãi trên trên 300 triệu đồng

Trước đây khi chưa tham gia THT chăn nuôi, các thành viên trong tổ chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ nên không có kinh nghiệm chăm sóc và ứng dụng khoa học kỹ thuật. Từ khi vào THT, các thành viên được tham gia các lớp tập huấn, được tư vấn về con giống, quy trình kỹ thuật chăm sóc, cách phòng bệnh, giúp cho đàn heo lớn nhanh.

Bên cạnh đó, THT còn tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa SX và tiêu thụ sản phẩm, hạn chế rủi ro. “Mỗi khi xuất bán cho những đơn vị cần chứng từ, hóa đơn mình không còn lo lắng. Còn trước đây, phải thông qua thương lái để họ lo thủ tục, giờ mình bán trực tiếp, nên có được một khoản thu nhất định”, anh Hà Văn Tín cho hay.

Thêm vào đó, mỗi tuần mọi người sẽ gặp mặt 1 lần để trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức trong sản xuất.

“Ngoài ra việc được cung ứng vật tư, giống đầu vào cũng rẻ hơn so với khi chưa tham gia THT. Việc đưa khoa học kỹ thuật, thực hiện SX kinh doanh theo quy trình cũng mang lại hiệu quả, giá trị kinh tế cao hơn so với trước. Đặc biệt tham gia THT muốn vay vốn đầu tư sẽ được ưu đãi về lãi suất”, anh Đoàn Ngọc Phước phấn khởi.

Mô hình chăn nuôi công nghệ Pháp triển khai tại THT đang cho thấy hiệu quả kinh tế cao, tạo sản phẩm an toàn cho người sử dụng. Được biết, thời gian tới, huyện sẽ nhân rộng mô hình này ra nhiều nơi trong tỉnh.

Nguồn:https://nongnghiep.vn/nuoi-heo-theo-cong-nghe-phap-lai-cao-d238888.html

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang xem bài viết: Nuôi heo theo kiểu Pháp, trừ chi phí thu gần 1 tỷ đồng. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts