Phát triển diện tích sầu riêng theo hướng bền vững ở Đắk Nông

Bán Vườn Sầu Riêng|Hồ Tiêu|Cà Phê|Thu mạnh[đăk nông] Bán Vườn Sầu Riêng|Hồ Tiêu|Cà Phê|Thu mạnh[đăk nông] Phóng viên (PV): Tình hình trồng, phát triển cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay như thế nào, thưa đồng chí? Đồng chí Phạm Tuấn Anh: Tính đến hết năm 2022, diện tích sầu riêng…

Bán Vườn Sầu Riêng|Hồ Tiêu|Cà Phê|Thu mạnh[đăk nông]
Bán Vườn Sầu Riêng|Hồ Tiêu|Cà Phê|Thu mạnh[đăk nông]

Phóng viên (PV): Tình hình trồng, phát triển cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay như thế nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Phạm Tuấn Anh: Tính đến hết năm 2022, diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh đạt 6.139ha, diện tích cho sản phẩm 2.039ha, năng suất bình quân chung toàn tỉnh đạt 10,93 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 22.281 tấn. Diện tích sầu riêng tập trung nhiều ở các huyện: Đắk Song 1.188 ha, Đắk Mil 1.240ha, Tuy Đức 1.119ha, TP Gia Nghĩa 670ha và Đắk R’Lấp 645ha. Từ năm 2020 đến nay, diện tích sầu riêng toàn tỉnh đã tăng hơn 3.302ha. Do mấy năm gần đây sầu riêng cho hiệu quả kinh tế cao nên người dân dần chuyển đổi sang trồng sầu riêng chuyên canh, hoặc xen canh trong các vườn cây công nghiệp (cà phê, hồ tiêu…). Trên địa bàn hiện cũng có 7 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lĩnh vực sơ chế, chế biến sầu riêng, tập trung vào công đoạn cấp đông sầu riêng với công suất trung bình khoảng 150 tấn múi/ cơ sở/ năm.

PV: Đồng chí đánh giá như thế nào về tình trạng người dân chuyển đổi các vườn trồng cà phê, tiêu sang sầu riêng tăng nhanh thời gian gần đây?

Đồng chí Phạm Tuấn Anh: Thực tế, tình trạng chuyển đổi từ các cây trồng khác sang trồng sầu riêng tại Đắk Nông thời gian qua có xảy ra, tuy nhiên mức độ chuyển đổi không lớn. Diện tích sầu riêng của tỉnh đa số được mở rộng tập trung chủ yếu trên đất trồng cây lâu năm. Trong đó, chưa có tình trạng người dân đốn bỏ quy mô lớn các loại cây trồng khác (cà phê, hồ tiêu, điều) để thay thế bằng sầu riêng mà chủ yếu trồng xen trên các vườn cây hiện có. Diện tích trồng mới sầu riêng chuyên canh chủ yếu trên quỹ đất trống hoặc được mở rộng trên một số diện tích đất trồng các loại cây già cỗi… cho hiệu quả kinh tế thấp. Diện tích các cây trồng chủ lực như: Cà phê, hồ tiêu vẫn ổn định, bảo đảm năng suất, sản lượng theo định hướng, quy hoạch của tỉnh. Tuy nhiên, nếu người dân chạy theo giá thị trường, tự phát trồng mới sầu riêng ồ ạt mà thiếu thông tin về thị trường, thiếu liên kết với các đơn vị bao tiêu, tiêu thụ sẽ xảy ra nhiều hệ lụy khó lường trong thời gian tới, đặc biệt khi các diện tích sầu riêng bước vào thời kỳ thu hoạch rộ.

left
center
right
del

Người dân kiểm tra hoa sầu riêng tại TP Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông). Ảnh: AN LÊ

PV: Việc người dân có tâm lý nóng vội là điều dễ hiểu bởi mặt hàng sầu riêng mang lại thu nhập tốt hơn nhiều so với cà phê, tiêu. Ngành chức năng tỉnh Đắk Nông đã có biện pháp gì để giảm nguy cơ mất cân đối loại cây trồng, giúp người dân tránh phải giải bài toán được mùa-mất giá?

Đồng chí Phạm Tuấn Anh: Ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đã đẩy mạnh phổ biến, triển khai Chỉ thị số 8084/CT-BNN-TT ngày 30-11-2022 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về phát triển bền vững sản xuất cây sầu riêng, chanh leo; tuyên truyền, khuyến cáo người dân thực hiện theo định hướng “Không trồng mới, tái canh, chuyển đổi các loại cây lâu năm chạy theo giá cả thị trường; phát triển các loại cây lâu năm (trong đó có cây sầu riêng) theo hướng khai thác hợp lý điều kiện tự nhiên và hạ tầng nông nghiệp” tại các địa phương gắn với phát triển chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ bền vững. Chúng tôi cũng khuyến cáo, hỗ trợ người dân tập trung chăm sóc thật tốt các vườn sầu riêng hiện có để bảo đảm tiêu chuẩn của các thị trường tiêu thụ; đẩy mạnh liên kết vườn trồng với cơ sở xuất khẩu, chế biến, tiêu thụ sầu riêng; hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân triển khai cấp mã số vùng trồng nội địa, xuất khẩu; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sơ chế, chế biến sầu riêng…

PV: Đắk Nông hiện đã có 11 mã số vùng trồng sầu riêng do Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp. Diện tích sầu riêng tăng nhanh không có nghĩa là sẽ có càng nhiều mã số vùng trồng được phê duyệt bởi phải bảo đảm các quy định, quy chuẩn của phía đối tác. Ngành chức năng tỉnh sẽ làm gì để bảo đảm chất lượng, nâng cao sức liên kết tiêu thụ sầu riêng xuất khẩu?

Đồng chí Phạm Tuấn Anh: 11 mã số vùng trồng sầu riêng của tỉnh được cấp chủ yếu tại các huyện: Tuy Đức, Đắk R’lấp, Đắk Mil, TP Gia Nghĩa và Đắk Song với tổng diện tích 300ha. Phía Trung Quốc ngày càng yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng nông sản nhập khẩu. Do đó, đối với các vùng trồng đã được cấp mã số, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông) phải kiểm tra, giám sát định kỳ và Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) sẽ giám sát đột xuất. Ngoài ra, cơ sở phải tự giám sát nội bộ thường xuyên trong quá trình sản xuất. Nếu đáp ứng theo các yêu cầu của Cục Bảo vệ thực vật và Tổng cục Hải quan Trung Quốc thì sẽ được duy trì mã số. Ngược lại, cơ sở sẽ bị thu hồi hoặc hủy mã số.

Ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn người dân tại các vùng trồng thiết lập và lưu hồ sơ, quản lý sinh vật gây hại, ghi chép nhật ký quá trình sản xuất nhằm dễ dàng truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của nước nhập khẩu; phối hợp với các sở, ngành liên quan kêu gọi các doanh nghiệp thu mua, chế biến sầu riêng xuất khẩu bảo đảm uy tín, hỗ trợ các hộ dân liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, câu lạc bộ sản xuất; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc như Chi cục Phát triển nông thôn, Thanh tra Sở NN-PTNT… đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định yêu cầu của nước nhập khẩu trong quá trình sản xuất và sử dụng mã số, tránh gian lận mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói làm ảnh hưởng đến uy tín ngành hàng sầu riêng của tỉnh.

PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

LÊ HIẾU (thực hiện)

Bạn đang xem bài viết: Phát triển diện tích sầu riêng theo hướng bền vững ở Đắk Nông. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts