Sen đá hợp mệnh gì? Tuổi gì? Cách chăm sóc cây luôn tốt

Chăm sóc sen đá | TƯỚI NƯỚC CHO SEN ĐÁ NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG ??? Chăm sóc sen đá | TƯỚI NƯỚC CHO SEN ĐÁ NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG ??? Cây sen đá là giống cây có kích thước hình dáng nhỏ, xinh xắn và hiện nay đang rất được ưa chuộng ở…

Chăm sóc sen đá | TƯỚI NƯỚC CHO SEN ĐÁ NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG ???
Chăm sóc sen đá | TƯỚI NƯỚC CHO SEN ĐÁ NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG ???

Cây sen đá là giống cây có kích thước hình dáng nhỏ, xinh xắn và hiện nay đang rất được ưa chuộng ở rất nhiều người. Tuy nhiên việc tìm hiểu các thông tin kiến thức về giống cây này không phải ai cũng biết, ở bài viết này Xanh Bonsai sẽ mang đến các thông tin liên quan về cây sen đá.

Cây sen đá có đặc điểm như thế nào?

Cây sen đá có nhiều tên gọi khác nhau như cây liên đài hay cây hoa đá. Tên khoa học của cây là Echeveria, là loài thực vật có hoa thuộc họ Crassulaceae. Cây có nguồn gốc từ các khu vực Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hiện tại có khoảng hơn 100 loại khác nhau và đa số tập trung tại các vùng thuộc châu Mỹ, châu Úc và châu Phi.

Cây thuộc dòng thực vật mọng nước, ưa nắng, ghét bóng râm, tuy nhiên không nên đặt ở nơi nắng quá gắt, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Cây khá dễ trồng, xanh quanh năm. Lá sen đá tích nước nên cây chịu hạn giỏi, không thích hợp với môi trường quá ẩm ướt và độ ẩm cao.

Cây sen đá

Là loài cây có kích thước rất nhỏ, khi trồng trong chậu ta gần như không thấy thân cây mà chỉ thấy phần lá. Lá cây có vỏ ngoài khô nhìn như mặt đá, bên trong mọng nước và xếp với nhau thành hình một bông hoa. Thông thường bông sen đá sẽ xếp thành hình giống như bông sen nên mới có cái tên này.

Ngoại hình của cây trông đã như một bông hoa. Vì thế không ít người thắc mắc sen đá có hoa không. Hoa sen đá có màu tươi trên các cuống ngắn mọc ra từ các nơ lá kết chặt. Cây sen đá sinh sản bằng phương pháp vô tính. Các lá bị rụng khi tiếp xúc với đất có thể mọc ra chồi non thành cây mới.

Ý nghĩa của cây sen đá

  • Về tình yêu

Loài cây này đầu tiên khi nhắc tới đó là nó biểu tượng cho một tình yêu bền vững, trọn đời không gì thay thế được. Vì là cây có sức sống mãnh liệt nên cây này được gửi gắm vào nhiều ước mơ, hoài bão cũng như một thứ tình yêu bất diệt cho sự trường tồn với thời gian.

Khi tặng cây này cho người minh thân yêu nhất thì sẽ gửi gắm cho họ một cảm giác được yêu thương từ đối phương qua loài cây nhỏ xinh này. Mang ý nghĩa rằng một tình yêu sẽ bền lâu qua thời gian và đậm sâu hơn.

  • Về quà tặng cho người thân, bạn bè

Vì mang một hình dáng nhỏ bé, xinh xắn thích hợp cho việc để trang trí cho nội thất văn phòng, nhà ở hay kể cả sân vườn nhà bạn… Vì thế đây cũng là một món quà hết sức ý nghĩa dành cho những người thân yêu xung quanh chúng ta. Cây mang cho mình ý nghĩa phong thủy rằng mong muốn mọi người có một sức khỏe khỏe mạnh và một tình cảm bền lâu.

  • Về phong thủy

Về hình dáng đầu tiên khi nhìn vào là lá cây được xếp đan vào nhau như những đài hoa sen mà phật hay ngồi thiền. Ví thế mà nó được tượng trưng cho sự bình an, xua tan muộn phiền và lo âu cho những ai sở hữu nó. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa mang lại vận may và tiền tài vào nhà cho gia chủ.

Còn trong công việc nó tượng trưng cho sự tiến lên, thuận lợi không chịu bỏ cuộc với mọi khó khăn của cuộc sống. Nó còn giúp cho sự hòa thuận với sếp và các đồng nghiệp với nhau.

Các loại sen đá phổ biến

Cây sen đá hợp với tuổi nào? Mệnh gì?

Cây hợp với tuổi nào?

Nhiều người quan niệm cây thích hợp nhất cho người tuổi Dậu. Cây được cho là đại diện cho sự gắn kết, phù hợp để người tuổi Dậu gia tăng hòa khí, giảm bớt căng thẳng, đồng thời mang tới tài lộc, may mắn cho những người tuổi này.

Cây hợp với mệnh gì?

Hầu như tất cả các loại sen đá đều có màu xanh, vì thế mà cây khá hợp với những người mệnh Mộc. Một số loại có lá màu nâu, viền đỏ thì có thể hợp với người mệnh Thổ. Người mệnh Kim cũng hợp với một số loại sen đá như sen đá nâu, sen đá móng rồng (có đốm trắng). Còn sen đá Phật bà, sen đá viền lửa thích hợp với người mệnh Hỏa. Duy chỉ có người mệnh Thủy là không thích hợp để trồng loại cây này.

Các loại sen đá kết hợp trông rất màu sắc

Tác dụng của cây sen đá

Kích thước nhỏ gọn, vẻ ngoài đẹp, dễ chăm sóc là những yếu tố khiến sen đá trở thành một trong những loại cây cảnh được săn đón rất nhiều hiện nay. Nhiều người cũng thích trồng cây cảnh nhưng họ lại rất lười tưới nước hay di chuyển cây. Vì vậy một cây sen đá chỉ bằng nắm tay và chịu khô hạn tốt quả là lựa chọn hoàn hảo cho những người lười.

Với vẻ ngoài rắn rỏi, cứng cáp của cây sẽ khiến nhiều người thích thú, nhất là cánh đàn ông. Các lá cây xếp thành hình hoa sen tuyệt đẹp gợi lên cho người nhìn rất nhiều liên tưởng về phật giáo. Những lúc làm việc căng thẳng, ta chỉ cần ngồi ngắm cây sen đá cũng cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn nhiều.

Cây sen đá có nhiều công dụng có ích

Trong các dịp lễ tình nhân, những con người đang yêu thường tặng nhau một cây như một lời hẹn ước về tình yêu lâu bền và hạnh phúc. Cây cũng thay lời tỏ tình của những cô gái, chàng trai tới người mình thích về một tình yêu thầm lặng và rực cháy đằng sau vẻ ngoài trầm lặng của mình.

Giống như cây xương rồng, cây sen đá cũng có khả năng hấp thụ những bức xạ từ các thiết bị điện tử. Đặt cây tại các vị trí gần máy tính, điện thoại giúp người dùng đảm bảo sức khỏe hơn.

Các loại cây sen đá phổ biến hiện nay

Có hàng trăm loại sen đá khác nhau trên thế giới với đủ các màu sắc, kích cỡ. Vì vậy dưới đây chúng tôi sẽ chỉ liệt kê một số loại sen đá phổ biến tại Việt Nam.

Cây sen đá nâu

Được nhập khẩu từ Mexico, đây là một loại cây rất được ưa chuộng tại nước ta. Cây sen đá nâu cũng hay được gọi là sen đá socola bởi màu sắc của nó. Cũng bởi vậy nó vừa mang ý nghĩa của sen đá lại có ý nghĩa của socola. Những cặp tình nhân thường hay tặng nhau sen đá nâu trong các dịp lễ để bày tỏ tình cảm.

Sen đá nâu

Cây sen đá kim cương

Với tên khoa học Haworthia cooperi var, sen đá kim cương là một trong những loại sen đá đẹp nhất. Cây có tên khác là cây sen ngọc hay sen đá dạ quang. Với kích thước tương tự các loại sen đá khác, điểm nổi bật của cây là lá cây mọng nước và long lanh với những vết cắt góc cạnh trên bề mặt như những viên kim cương.

Cây có tới 7 loại cây sen đá kim cương với 7 màu sắc khác nhau. Cây sen đá kim cương là một trong những loại cây đẹp tuyệt và quý hiếm trong tự nhiên.

Sen đá kim cương

Cây ngọc lộ sen đá

Bắt nguồn từ Mexico, cây ngọc lộ sen đá có khả năng đổi màu từ xanh sang đỏ vào những tháng hè. Phần đỉnh lá thường có màu tím nhạt hoặc xanh. Vào mùa xuân, cây nở hoa màu vàng tươi nhìn như hoa nở trong hoa rất đẹp.

Sen đá ngọc lộ

Cây sen đá phật bà

Là một trong những loại sen đá có nhiều lá nhất, người ta ví cây sen đá phật bà như phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay. Với các lá thuôn nhọn ở đầu màu đỏ tía và có lông tơ. Nhiều người quan niệm trồng loại cây này sẽ như được đức phật bà quan âm che chở và phù hộ trong cuộc sống.

Sen đá phật bà

Xem ngay video tên các loại sen đá cho bạn tham khảo:

Cách trồng cây sen đá

Các yếu tố đất, nắng, gió, nhiệt độ và cách tưới sẽ quyết định độ đẹp của cây sen đá nói riêng và những loại cây mọng nước nói chung.

Ánh sáng

Cũng như hầu hết các loại cây mọng nước, cây cần nhiều ánh sáng, thường ít nhất 2 giờ ngoài nắng 1 ngày. Cây cần ánh sáng để phát triển, nếu để trong phòng thì 2 ngày phải mang ra phơi sáng một lần để cây tránh bị rụng lá.

Tránh nắng gắt buổi trưa từ 11 – 2h. Tốt nhất là phơi từ sớm đến 11h trưa rồi đem vào bóng râm, sen sẽ đẹp rực rỡ, phơi nắng chiều sen sẽ không đẹp bằng.

Nước

Là loài ưa nóng, khô và cần nhiều nắng hơn là cần nước. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, chỉ nên tưới đủ ẩm để tránh thối rễ và lá, tuyệt đối không để nước đọng lại trên lá. Chỉ nên dùng nước máy hoặc nước giếng thông thường để tưới cho sen đá. Tưới nước cho ngấm đủ xuống tới rễ cây khoảng ¾ chậu hoa, không nên để nước đọng lên ngọn cây nếu để cây nơi nhiệt độ thấp vì như vậy sẽ gây úng lá.

Khi cây đã phát triển ổn định thì có thể tưới 2-4 lần một ngày nếu thời tiết khô, những ngày mưa hoặc thời tiết mát mẻ chỉ cần tưới 1-2 lần một tuần (Do bộ rễ của sen đá có khả năng hút ẩm trong không khí rất tốt). Lượng nước tưới nhiều hay ít cũng tùy thuộc vào loại đất trồng. Đất thịt như đất phù sa, đất mùn thì khả năng giữ nước tốt, thoát nước kém nên chỉ cần tưới nước 3-4 ngày một lần.

Tránh nước mưa rơi vào chậu gây ngập úng và có thể sinh nấm hại rễ cho cây. Hạn chế rải sỏi lên mặt chậu. Sỏi sẽ chặn quá trình bốc hơi nước, vô tình làm úng rễ. Các bạn có thể thay sỏi bằng viên đất nung để cố định gốc cây mà vẫn đảm bảo thoát nước tốt.

Đất trồng

Đất trồng sen đá được chia làm 2 loại:

  • Loại đất trồng ở nơi khí hậu mát mẻ như: Đà Lạt, vùng cao nguyên, vùng núi. Ở những nơi khí hậu như này thì chất đất lại không quá quan trọng, chủ yếu đất cần có nhiều dưỡng chất để cho cây sống và phát triển nhanh hơn.
    Chúng ta có thể trộn đất với sơ dừa, trấu hun, phân bò và chất khử vi khuẩn trong đấy, hoặc trồng đất bình thường cây cũng có thể sống. Điều cần chú đó là ở trên những nơi như vùng cao nguyên thì lượng mưa và hơi nước khá cao, nên cần che chắn cẩn thậ để cây sen đá không bị úng.
  • Loại đất trồng cho cây ở xứ nóng như: Hà Nội, Hồ Chí Minh và miền Trung. Chất đất phù hợp với những vùng này là chất đất đòi hỏi phải cực thông thoáng, và thoát nước tốt. Vì ở những nơi như thế, nếu đất giữ ẩm lâu, rồi nắng chiếu vào nhiệt độ đất sẽ cao hơn bình thường, đồng thời đất sẽ thoát hơi nước mạnh hấp thụ trên cây, khiến cây bị vừa ẩm nhưng lại vừa nóng, sinh ra hiện tượng sốc nhiệt cây sẽ thối và chế dần.
    Loại đất phú hợp là xỉ than đun rồi đập nhỏ lọc hết vụn để lại những viên bằng hạt đỗ hoặc to hơn, ta có thể trộn thêm với các chất dinh dưỡng, mùn hoặc trồng không dùng xỉ than vẫn được.

Bón phân và dinh dưỡng

Về loài cây này không yêu cầu nhiều về dinh dưỡng, tuy nhiên để cây khỏe đẹp và phát triển tốt bạn có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng các loại phân tan chậm, phân bón qua lá (20-20-20), phân dynamic hàng tháng. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho cây không bị thiếu chất dinh dưỡng định kỳ mỗi năm nên thay đất cho cây 1-2 lần.

Đối với chậu nhỏ vừa, các bạn rải 5 – 10 viên phân tam chậm lên mặt chậu trong 1 tháng. Phân sẽ tan trong mỗi lần các bạn tưới nước.

Các bạn nào không có điều kiện mua phân tan chậm có thễ ra cửa hàng cây kiểng gần nhà mua phan bón NPK tỉ lệ 20 – 20 – 20 pha vào nước tưới lên lá và gốc cây định kỳ 2 tuần/lần. Với liều lượng loãng hơn chỉ định. Những ai không có điều kiện nữa, thì pha thật loãng sữa đậu nành, hoặc bia với nước để tưới tạm cũng được.

Cần đọc kỹ cách trồng và chăm sóc cây sen đá

Cách chăm sóc cây sen đá

  • Ngày đầu tiên trồng cây, tuyệt đối không tưới nước và để ngoài trời nắng. Nên để cây chỗ mát mẻ, thoáng gió. Sau khoảng ngày mới tưới nước cho cây. Vì là cây thân mọng, toàn thân giữ nước, đặc biệt là phần lá, nên tuyệt đối không xịt nước hoặc phun sương vào lá sen đá, rất gây úng và thối lá khi nước đọng lại trên lá. Và lượng nước cũng không đủ để làm ướt đất.
  • Nên sử dụng vòi tưới chuyên dụng dành cho sen đá, xương rồng hoặc dùng ly để tưới thẳng nước vào gốc cây. Tưới nước thật đậm vào gốc, chờ khô hoàn toàn mới tưới tiếp. Thông thường khoảng 2-3 ngày.
  • Dù cây không đòi hỏi phải tưới nước thường xuyên, tuy nhiên nếu không đủ nước, cây sẽ không thể phát triển được. Cây sẽ không bị úng nếu bạn chọn đất trồng và chậu có lỗ thoát nước tốt.
  • Với mọi loại cây trồng, cây rất cần ánh nắng để phát triển, sau khi tưới nước, nên mang cây ra chỗ có ánh nắng. Khi mới trồng nên phơi khoảng 1-2 tiếng mỗi ngày. Sen đá thích nắng nhẹ vào buổi sáng sớm và chiều tối, nên phơi trước 9h sáng và sau 3h chiều để tránh cây bị héo.
  • Sau 1 tuần khi cây đã ổn định, nên phơi nắng cho cây từ 3-4 tiếng mỗi ngày. Khi sen đá được cung cấp đủ nắng, cây sẽ phát triển cứng cáp và cho màu đẹp mắt.
    Tóm lại: Sen đá là một loại cây dễ trồng và không đòi hỏi nhiều thời gian chăm sóc. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc cây không đúng cách, cây sẽ không sinh trưởng được thậm chí dễ bị úng và chết.

Hình ảnh trang trí tiểu cảnh cây sen đá

Các loại bệnh thường gặp của sen đá và cách phòng bệnh cho sen đá

Sâu bệnh thông thường là rệp sáp. Rệp chỉ xuất hiện khi có kiến tha nó tới. Các bạn thấy kiến bò nhiều chỗ trồng cây thì nên kiểm tra để diệt rệp kịp lúc. Diệt kiến trước, diệp rệp sau: dùng nước rửa chén phan thật loãng, lấy bàn chải đánh răng cũ chấm dung dịch đó chà vào các chỗ rệp bám cho thật sạch, định kỳ mỗi tuần như vậy cho tới khi cây hết hẳn.

Ngoài ra, cây còn hay bị thối nhũn, rỉ sắt, thán thư… nguyên nhân đầu tiên là do cây ít được phơi nắng. Để trị bệnh và phòng bệnh, các bạn ra cửa hàng hỏi mua thuốc trị nấm cho lan Hồ Điệp, dùng liều loãng hơn chỉ định, tưới định kỳ 1 tuần/lần trong 1 tháng.

Có 2 tác nhân lớn khiến cho sen đá chết: tác động từ thiên nhiên – tác động từ con người

Tác động từ thiên nhiên là khí hậu. Cây gần như bất tử trước thiên nhiên nơi nó sinh ra. Nếu nó sống ở một nơi nào đó không phù hợp với nó, nó sẽ chết, chỉ có thể là con người đã mang nó tới những nơi khác, và chỉ có tác động từ con người mới khiến sen đá chết.

Tác động từ con người chính là việc bạn trồng và chăm sóc nó như thế nào. Trồng khó hơn chăm sóc rất nhiều, nếu trồng không đúng cách, bạn chăm sóc đến mấy cây cũng sẽ chết. Và nếu chăm sóc loại sen đá nào không phù hợp với khí hậu bạn đang sống, thì có chăm sóc đến mấy cây cũng sẽ chết.

Cây sen đá

Vì thế, nếu các bạn làm đúng yêu cầu về cách trồng cũng như chọn đất và chậu phù hợp, việc chăm sóc cây về sau vô cùng đơn giản.

Hy vọng với bài chia sẻ này sẽ giúp ích cho những bạn mới trồng cây sen đá và những bạn đã trồng nhiều lần nhưng chưa hiệu quả sẽ thành công sau khi tham khảo bài viết này hoặc liên hệ trực tiếp đến Xanh Bonsai để được tư vấn miễn phí cách trồng và chăm sóc cây sen đá.

Các câu hỏi thường gặp

1. Sen đá là cây gì?

Cây Sen Đá hay còn gọi với cái tên gọi khác là cây Sen Đài, là một giống cây nhỏ, gần như không có thân mà chỉ thấy lá, các lá mọc mọc xen kẽ nhau nhau nhìn như một bông hoa… Xem thêm

2. Tuổi nào thích hợp nhất với loài cây này?

Tuổi dậu và tuổi hợi.

Bạn đang xem bài viết: Sen đá hợp mệnh gì? Tuổi gì? Cách chăm sóc cây luôn tốt. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts