Thâm nhập những trại heo khổng lồ gây ám ảnh ở Đồng Nai

Chăn nuôi lợn ở Đồng Nai cần “cứu nguy khẩn cấp” | Truyền hình Quốc Hội Việt Nam Chăn nuôi lợn ở Đồng Nai cần “cứu nguy khẩn cấp” | Truyền hình Quốc Hội Việt Nam PNO – Phóng viên đã thâm nhập khu vực có nhiều trang trại heo lớn nhất Đồng Nai và…

Chăn nuôi lợn ở Đồng Nai cần “cứu nguy khẩn cấp” | Truyền hình Quốc Hội Việt Nam
Chăn nuôi lợn ở Đồng Nai cần “cứu nguy khẩn cấp” | Truyền hình Quốc Hội Việt Nam

PNO – Phóng viên đã thâm nhập khu vực có nhiều trang trại heo lớn nhất Đồng Nai và thật sự ám ảnh.

Sau khi Báo Phụ Nữ TP.HCM ra ngày 15/10/2018 đăng bài Xây trại heo khổng lồ ngay đầu nguồn cấp nước cho 10 triệu dân, hàng trăm bạn đọc đã gọi điện, gửi thư đến báo bày tỏ lo ngại về tình trạng nhiều trại heo lớn ở Đồng Nai hoạt động không đảm bảo vệ sinh môi trường… Phóng viên đã thâm nhập khu vực có nhiều trang trại heo lớn nhất Đồng Nai và thật sự ám ảnh.

Nhiều trại heo lớn ở H.Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) chứa nước thải trong hồ lộ thiên, mùi hôi thường xuyên phát tán khiến người dân bức xúc. Ảnh: Lê Nguyễn

Suối chết vì nước bẩn

Trưa 20/10, chúng tôi theo chân ông Tám – một người dân ở xã Xuân Hưng (H.Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) tình nguyện dẫn đường nhưng đề nghị không nêu tên thật vì ngại đụng chạm với các chủ trại heo), để thâm nhập vào “thủ phủ” trại heo ở ấp 1 xã Xuân Hưng. Mới đến đầu con đường đất sình lầy dẫn vào trại heo đã nghe mùi hôi nồng nặc. Có lẽ đã quá quen với cái mùi kinh dị này, ông Tám vẫn xăm xăm sải bước và bức xúc kể về cái chết của dòng suối sát bên con đường dẫn vào trại heo. “Con suối này lúc trước có tên đẹp lắm, gọi suối Điệp nhưng từ lúc trại heo xuất hiện chẳng có con cá nào sống nổi nên người ta gọi là “suối chết”. Từ lâu rồi tôi cũng chẳng dám lội xuống con suối đó nữa”.

Cách mặt đường lớn khoảng 6km, “suối chết” nằm sâu trong cánh rừng tràm. Giữa trưa, dòng nước đục ngầu bốc mùi tanh. Người dân địa phương cho biết, con suối này chuyển màu theo các thời điểm trong ngày. Có khi nước màu trắng rồi chuyển sang đục ngầu; có khi dòng nước đen kịt như màu than đá bốc mùi hôi nồng nặc. “Con suối này đổ thẳng về sông lớn của tỉnh Đồng Nai. Ở địa phương chúng tôi có rất nhiều con suối “chết” như thế này”, ông Tám chia sẻ.

Cách suối Điệp vài trăm mét là một trại heo của Công ty TNHH An Phát Tám với quy mô 2.400 con. Thời gian qua, trại heo này liên tục bị người dân địa phương phản ánh về tình trạng ô nhiễm. Được biết, tháng 9/2017, trại heo này đã bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt 380 triệu đồng do các lỗi vi phạm liên quan đến môi trường. Khi khảo sát khu vực xung quanh trại heo này, phóng viên được người dân phản ánh là phía trại heo vẫn bốc mùi hôi nồng nặc. Đặc biệt là con suối Điệp nằm cách khu vực trại heo này không xa luôn bị ô nhiễm. Nhiều khảo sát cho rằng, đơn vị chăn nuôi này cần phải khắc phục lại hệ thống xả thải, tránh rò rỉ, gây mùi hôi ảnh hưởng đến nguồn nước xung quanh.

Suối Điệp, xã Xuân Hưng, H.Xuân Lộc,tỉnh Đồng Nai thường xuyên đổi màu,bốc mùi hôi thối do tiếp nhận nước thải ô nhiễm từ các trại heo – Ảnh: Lê Nguyễn

Theo khảo sát của chúng tôi, dọc theo đường Suối Bà Rùa (thuộc ấp 1, xã Xuân Hưng) đi vào khu rừng tràm có đến 4 trại heo thường xuyên bị người dân phản ánh gây ô nhiễm môi trường. Đơn cử như trại heo của Công ty TNHH Huy Hoàng Quân với quy mô 2.400 con heo nái nằm ngay sát mặt đường dân sinh. Khi lưu thông qua khu vực này, chúng tôi nhận thấy mùi hôi từ phía trại heo bốc ra khiến người đi đường có cảm giác nôn ói. Người dân địa phương cho biết, họ đã gánh chịu mùi hôi của trại heo khoảng 6 năm nay. Người dân từng phản ánh với chính quyền địa phương rất nhiều nhưng không được giải quyết triệt để.

“Nước thải đạt chuẩn” nhưng dân nghi ngờ

Công ty TNHH Huy Hoàng Quân có hệ thống xử lý nước thải, công suất 150,3m3/ngày. Nước thải sau xử lý qua bồn lọc áp lực thải ra suối Bà Rùa. Chính quyền địa phương cho rằng, kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý của công ty này đạt chuẩn quy định. Thế nhưng, theo người dân địa phương, trên thực tế, tình trạng nguồn nước ở suối Bà Rùa thường xuyên chuyển màu và mùi hôi nồng nặc từ trại heo này thì không thể đánh giá nó “đạt chuẩn”.

Đáng nói, trại heo của Công ty TNHH Huy Hoàng Quân hoạt động từ năm 2012 với quy mô 2.400 con heo nái, nhưng đến nay, công tác bảo vệ môi trường ở trại heo này vẫn còn nhiều bất cập. Hiện đơn vị này đang trong giai đoạn “thực hiện các biện pháp khắc phục và chỉnh sửa, hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án để gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai xem xét, xử lý”.

Trao đổi với phóng viên, đại diện chính quyền ấp 1, xã Xuân Hưng cho biết: “Bốn trại heo nằm dọc theo đường Suối Bà Rùa làm ảnh hưởng đến đời sống của 50 hộ dân ở ấp 1. Tình trạng ô nhiễm diễn biến nặng nhất là vào buổi tối, dân cư ở đây chịu không nổi nên liên tục phản ánh”. Một trong những trại heo có quy mô lớn nhất ở xã Xuân Hưng là trang trại của Công ty TNHH Đại Đông Thành với 12.000 con. Được biết, trại heo này có hệ thống xử lý nước thải, sau khi xử lý thì nước được chứa tại hồ đất. Tuy nhiên, hệ thống hầm biogas của trại heo này đã xuống cấp, không đáp ứng hiệu quả xử lý. Ngoài ra, trại heo này được ghi nhận là có hệ thống nước thải chưa qua xử lý chảy tràn qua các dãy chuồng có nguy cơ gây ô nhiễm.

Trên thực tế, số liệu do chúng tôi thu thập được cho thấy, từ năm 2017 đến 9 tháng đầu năm 2018, UBND H.Xuân Lộc đã phối hợp, tổ chức kiểm tra, tham mưu xử lý vi phạm hành chính 11 trang trại heo quy mô cấp tỉnh, phạt hơn 4,1 tỷ đồng do không đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường. Đối với cơ sở chăn nuôi nhỏ hơn thuộc cấp huyện, địa phương đã xử phạt 8 trang trại chăn nuôi và 1 hộ gia đình, tổng mức phạt gần 700 triệu đồng.

Nỗi lo “bức tử” nguồn nước

Theo tài liệu chúng tôi thu thập được, H.Xuân Lộc là huyện có nhiều trang trại heo lớn nhất Đồng Nai. Hiện toàn huyện có 94 trang trại chăn nuôi cấp tỉnh. Trong đó, 10 trang trại đã đi vào hoạt động nhưng đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải, có 7 trang trại chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các xã Xuân Thành, Xuân Trường và Suối Cao.

Đáng nói, ngoài những trại heo lớn, trên địa bàn tại H.Xuân Lộc có 61 trang trại chăn nuôi với quy mô nhỏ dưới 2.000 con heo và dưới 10.000 con gà (do cấp huyện quản lý) thì có đến 53 trang trại chưa đăng ký thủ tục về môi trường. Dù mỗi trang trại có quy mô nhỏ nhưng nếu gộp chung lại những trang trại này tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm rất lớn.

Theo báo cáo của UBND H.Xuân Lộc, hầu hết các trang trại quy mô ở H.Xuân Lộc đã đầu tư xây dựng hầm biogas kết hợp với hồ sinh học. Tuy nhiên, phương pháp “thủ công” này chỉ xử lý sơ bộ lượng nước thải phát sinh nhưng chưa đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn quốc gia về nước thải chăn nuôi. Trong khi đó, vị trí tiếp nhận nguồn thải của các trang trại này là sông La Ngà, sông Ui, sông Ray. “Nếu sông La Ngà, sông Ui, sông Ray bị ô nhiễm thì sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước cho cả Đồng Nai, TP.HCM và Bình Thuận”, một chuyên gia bảo vệ môi trường nhận định.

Tiến sĩ Phạm Viết Thuận, Viện trưởng Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường TP.HCM cho rằng, qua vụ việc Báo Phụ Nữ TP.HCM phản ánh, có thể hình dung hiện nay công tác quy hoạch chăn nuôi nói chung và quy hoạch các trang trại heo ở Đồng Nai nói riêng chưa tốt. Từ đó, ông đề xuất: “Cần phải khảo sát đầy đủ hiện trạng các trang trại heo ở Đồng Nai để đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Những trại heo nào nằm ở đầu nguồn nước cần phải dẹp bỏ, sắp xếp lại. Cần phải đặc biệt lưu ý lưu vực sông Đồng Nai là nơi cung cấp nước quan trọng cho nhiều tỉnh thành, do đó quy hoạch về chăn nuôi của Đồng Nai cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí bảo vệ nguồn cấp nước quan trọng này”.

Nước thải các trại heo mang nhiều mầm bệnh

Trong hệ thống thải của trại heo bao gồm: nước thải, phân heo, thức ăn dư thừa… đó là những thành phần hữu cơ khi xả thải trực tiếp hay rò rỉ ra môi trường đầu tiên nó sẽ gây thối. Ngoài ra, trong phân heo có nhiều mầm bệnh như ký sinh trùng, vi trùng, vi-rút… Có thể những loại ký sinh trùng, vi trùng, vi-rút đó không gây bệnh trên heo nhưng khi xả vào nguồn nước, phát tán trong thiên nhiên nó sẽ gây bệnh cho người. Nói chung, nước thải ở trại heo có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người rất cao, từ các bệnh về tiêu hóa đến các bệnh nguy hiểm. Cho nên, bắt buộc các cơ sở chăn nuôi phải có hệ thống xả thải đạt chuẩn. Tôi nhấn mạnh là bắt buộc chứ không có chuyện châm chước.

Nếu các trang trại heo nằm trong một khoảng cách hợp lý, trang trại có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn thì cho tồn tại, không có vấn đề gì. Ngược lại, những trang trại hệ thống xả thải không đảm bảo thì địa phương phải có chế tài buộc họ phải làm cho được. Doanh nghiệp nào nói không có đủ năng lực do đầu tư hệ thống xử lý nước thải tốn kinh phí lớn thì nên buộc ngưng hoạt động. Bởi, nguồn nước là lợi ích của cộng đồng trong lâu dài.

Tôi nói thật, chuyện doanh nghiệp đầu tư giải quyết kinh tế cho địa phương, giải quyết công ăn việc làm này nọ chỉ là lợi ích rất nhỏ, trước mắt thôi. Cái hệ thống môi trường, nguồn nước ảnh hưởng tới cả khu vực Đông Nam bộ với vài chục triệu dân chứ đâu phải một huyện, một gia đình đâu. Chuyện trại heo gây ô nhiễm phải làm triệt để, làm bài bản chứ không thể lỏng lẻo được.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai – nguyên Phó viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng (Bộ Y tế)

Sơn Vinh (ghi)

Sơn Vinh – Lê Nguyễn

Chia sẻ bài viết:

Mang xe ô tô đến rửa rồi để lại qua đêm, sáng hôm sau khách hàng đến nhận thì tá hỏa phát hiện xe bị vứt bỏ ngoài bãi rác, hư hỏng.

Kỳ họp HĐND TPHCM khép lại sau 1 buổi làm việc sáng 18/4 với việc ban hành nhiều nghị quyết làm cơ sở để UBND TPHCM triển khai, tăng tốc phát triển.

Khánh Hòa sẽ xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh trở thành bệnh viện tuyến cuối của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ với quy mô 1.500 giường.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên thông tin về việc Ban Thường vụ TPHCM lập các tổ giám sát đầu tư công, 38 dự án trọng điểm.

Vừa qua, tại TPHCM, Sở Công Thương TPHCM đã phối hợp với Dự án Hỗ trợ kỹ thuật an ninh năng lượng đô thị Việt Nam phát động giải thưởng…

Sáng 18/4, HĐND TPHCM đã thông qua chủ trương dành 244 tỉ đồng nâng độ cao 2 cây cầu là Bình Triệu 1 và Bình Phước 1.

Nội dung nằm trong thông báo kết luận của Ban chỉ đạo Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác giải ngân đầu tư công.

Trong hàng trăm ngàn người di cư mỗi năm, phụ nữ và người trẻ tuổi chiếm tỉ lệ lớn.

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm rà soát lại tổng thể các quy trình bán hàng và thẩm định tại doanh nghiệp…

Qua kiểm tra nhanh, phát hiện đối tượng bị nhiễm HIV, đại úy Nguyễn Hoàng N. đã nhanh chóng đến Bệnh viện Nhiệt đới để xét nghiệm và điều trị phơi nhiễm.

Báo Phụ nữ TPHCM cũng vừa nhận được phản ánh của chị L.T.T.H. (Hà Nội) về hình thức giả danh “nhà đài” để lừa đảo.

Tại cơ quan công an, P. khai do thiếu tiền tiêu xài nên đã mua súng, đạn trên mạng để đi cướp ngân hàng.

Cơ quan công an vừa tạm giữ hình sự đối tượng say rượu, xúc phạm, thậm chí đánh cán bộ CSGT.

Vụ trộm đột nhập nhà Phó trưởng phòng TN-MT huyện U Minh, công an đã thu giữ nhiều vật chứng quan trọng.

Liên quan đến vụ việc, thanh niên nghi cầm súng xông vào phòng giao dịch cướp tiền, ngân hàng Sacombank đã có thông tin chính thức.

Bị bạn “cô lập”, N. thường xuyên vắng học, không lâu sau đó thì nữ sinh này được phát hiện đã chết tại nhà.

Một thanh niên nghi cầm vật giống súng, xông vào phòng giao dịch ngân hàng ở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương để cướp tài sản.

Một đôi nam nữ được người dân phát hiện thương vong trong nhà trọ trên địa bàn huyện Hóc Môn, TPHCM.

Bạn đang xem bài viết: Thâm nhập những trại heo khổng lồ gây ám ảnh ở Đồng Nai. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts