Tìm hiểu kỹ thuật cắt tỉa cây mai đúng chuẩn – Sân vườn VTOP

Tạo dáng, uốn định hình , cho cây mai vàng bonsai mini để bàn trà Tạo dáng, uốn định hình , cho cây mai vàng bonsai mini để bàn trà Cây mai vàng mang vẻ đẹp sang trọng, quý phái với hình dáng đẹp và màu hoa rực rỡ. Bên cạnh đó, loài cây này…

Tạo dáng, uốn định hình , cho cây mai vàng bonsai mini để bàn trà
Tạo dáng, uốn định hình , cho cây mai vàng bonsai mini để bàn trà

Cây mai vàng mang vẻ đẹp sang trọng, quý phái với hình dáng đẹp và màu hoa rực rỡ. Bên cạnh đó, loài cây này còn mang ý nghĩa phong thủy tốt lành, giúp sinh lộc và tạo sinh khí tốt cho gia đình. Bài viết dưới đây Sân Vườn VTOP sẽ chia sẻ kỹ thuật cắt tỉa cây mai đúng chuẩn nhất. Bạn hãy tham khảo để tạo điều kiện tốt cho sự sinh trưởng, phát triển của cây khi trồng trong vườn nhà nhé.

Xem thêm :

Nguồn gốc xuất xứ và đặc điểm của cây mai vàng

Mai vàng là một loại cây hoa đặc trưng của miền Nam Việt Nam. Nó được biết đến với tên khoa học là Ochna integerrima và thuộc họ Ochnaceae. Loại cây kiểng này đã có từ lâu đời với 2 loại chính gồm: mai sẻ và mai châu. Những cây mai trưởng thành có chiều cao trung bình từ 1-3m. Thân cây xù xì, cành nhánh nhiều. Lá màu xanh, thuôn nhọn 2 đầu và hoa có màu vàng rực rỡ với cánh mỏng.

Cây mai vàng là biểu tượng cho sự may mắn, tài lộc, sung túc. Do đó, cây thường được dùng để trang trí nhà cửa, sân vườn trong dịp tết cổ truyền. Không những thế, loại cây cảnh này còn được trồng để trang trí cho văn phòng công ty, các tòa nhà lớn… Những cây mai lâu năm, tạo dáng đẹp mang lại giá trị kinh tế rất cao cho người trồng.

Mai vàng là một loại cây hoa đặc trưng của miền Nam Việt Nam

Kỹ thuật cắt tỉa cây mai đúng chuẩn

Giống cây mai vàng rất phù hợp với điều kiện thời tiết của Việt Nam. Tuy nhiên cây vẫn cần có chế độ chăm sóc riêng. Nhất là kỹ thuật cắt tỉa cây mai cần đảm bảo đúng chuẩn nhằm tạo thế dáng đẹp, tránh tình trạng cây chết hoặc héo úa.

Cắt tỉa, sửa rễ cho cây mai vàng

Trong kỹ thuật cắt tỉa cây mai thì tỉa sửa rễ là khâu quan trọng. Tuy nhiên do phần rễ của cây thường cứng, giòn và nằm sâu dưới đất nên công đoạn này tương đối khó khăn. Đối với cây mai bonsai bộ rễ cần nồi hẳn lên trên.

Do đó, chúng ta bắt buộc phải đưa bộ phận này lên và tiến hành chỉnh sửa theo kiểu xòe ra bốn phía hay kiểu lồi lõm ngoằn ngoèo trên miệng chậu. Chuyên nghiệp hơn bạn có thể tạo ra những bộ rễ quý có hình chân thú như: chân long, ly, quy, phụng vô cùng độc đáo.

Kỹ thuật cắt tỉa cây mai ở phần gốc

Mai là loài cây đơn thân nên phần gốc rất to, nhất là khi được trồng lâu năm. Nếu muốn khâu chỉnh sửa đơn giản hơn, bạn cần tiến hành cắt tỉa phần gốc ngay từ khi cây còn nhỏ. Chúng ta có thể sử dụng cách cắt, gọt, đẽo, đục để tạo nên những tư thế gốc khác nhau sao cho phù hợp với từng dáng cây.

Kỹ thuật cắt tỉa cây mai cần đảm bảo đúng chuẩn nhằm tạo thế dáng đẹp

Kỹ thuật cắt sửa thân cây mai kiểng

Thân cây là bộ phận to thứ hai sau gốc, cho nên việc chỉnh sửa cũng không hề đơn giản. Công đoạn này đòi hỏi người thực hiện kỹ thuật cắt tỉa cây mai phải có đầy đủ các dụng cụ gồm: nòng sắt, cây nêm, cảo, dây đồng, dây kẽm… Trước tiên, bạn hãy tưởng tượng ra thế uốn mà mình muốn tạo. Sau đó, sử dụng nòng sắt uốn theo thế định sẵn. Dùng dây kẽm buộc ép sát thân cây mai vào nòng sắt dần từ gốc lên.

Kỹ thuật cắt tỉa cành mai

Trên thực tế cành mai nhỏ hơn nhiều so với phần thân nên việc uốn nắn khá dễ dàng. Bạn chỉ cần dùng dây đồng hoặc dây kẽm quấn ôm sát vào từng cành và nắn nó theo hình dạng mong muốn. Tuy nhiên khi thực hiện kỹ thuật cắt tỉa cây mai chúng ta cần đảm bảo cho thế cành phù hợp với thế bonsai của thân cây. Đối với những cành lớn không thể dùng dây kẽm để uốn thế thì chúng ta có thể sử dụng nòng sắt. Kỹ thuật này giống với việc nắn thân cây mai vàng.

Xem thêm >> Những điều cần biết về tiểu cảnh chân cầu thang

Kỹ thuật cắt tỉa lá cho cây mai

Đối với những cây mai kiểng được trồng trong chậu để trang trí cho sân vườn, nhà cửa thì bạn cần cắt tỉa lá nhằm tạo độ thông thoáng. Công đoạn này cũng giúp làm nổi bật lên thế bonsai của gốc, rễ, thân và cành mai.

Người thực hiện kỹ thuật cắt tỉa cây mai phải có đầy đủ các dụng cụ

Những điều cần lưu ý khi trồng và chăm sóc cây mai

  • Không đặt cây ở nơi quá tối hoặc nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của ánh nắng mặt trời.
  • Khi thực hiện kỹ thuật cắt tỉa cây mai để tạo tán lá như ý muốn và loại bỏ mầm sâu bệnh. Bạn không cắt tỉa quá nhiều vì có thể cản trở hoạt động quang hợp của cây.
  • Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ đi ngay.
  • Cây bị rụng lá hoặc các nhánh cây có hiện tượng mềm, nhũn thì cần chuyển sang chế độ chăm sóc đặc biệt, nếu không cây rất dễ bị chết.

Lời kết

Hy vọng những thông tin mà bài viết chia sẻ có thể giúp các bạn nắm rõ kỹ thuật cắt tỉa cây mai đúng chuẩn. Nếu muốn tạo thế bonsai đẹp cho cây chúng ta cần tiến hành cắt tỉa, chỉnh sửa từng bộ phận một cách tỉ mỉ. Nếu còn thắc mắc liên quan đến vấn đề trồng và chăm sóc cây cảnh, tạo cảnh quan độc đáo cho vườn nhà bạn hãy liên hệ với công ty Sân Vườn VTOP để được hỗ trợ nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Địa chỉ: 14R Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0949 61 49 27
  • Email: sanvuonvtop@gmail.com
  • Website: https://sanvuonvtop.vn/

Bạn đang xem bài viết: Tìm hiểu kỹ thuật cắt tỉa cây mai đúng chuẩn – Sân vườn VTOP. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts