Tranh sứ Tùng Hạc Diên Niên
Hướng dẫn tạo cây tuyết tùng bằng xi măng Hướng dẫn tạo cây tuyết tùng bằng xi măng Thông tin chi tiết sản phẩm tranh sứ Tùng Hạc Diên Niên Tranh Tùng Hạc Diên Niên – Tùng là một loài cây có sức sống mãnh liệt, người ta thường thấy nó uy nghiêm mọc trên…
Thông tin chi tiết sản phẩm tranh sứ Tùng Hạc Diên Niên
Tranh Tùng Hạc Diên Niên – Tùng là một loài cây có sức sống mãnh liệt, người ta thường thấy nó uy nghiêm mọc trên mỏm đá vươn xa về phía trước, như một chí khí anh dũng, sức sống và sự vươn lên của một con người.
Khi người ta khắc họa tùng và hạc thì bức tranh lập tức minh chứng cho chí khí, cốt cách của một con người, là sự trường tồn bền vững, là khao khát sải cánh giữa không trung, và là dũng khí đương đầu với mọi gian nan, thử thách…
Ý nghĩa bức trang Tùng Hạc
Hoặc một hình ảnh khác chim hạc đứng trên mỏm đá. Với sự bề thế cùng cây tùng gọi là: hạc – thạch – tùng, cũng có ý nghĩa và biểu tượng của sự trường thọ, bền vững, dũng khí. Bản lĩnh hay một tầng tượng trưng cho sự cao sang và an lạc.
Hạc là chim tiên, người ta nói nó có khí phách và phong độ của bậc tiên nhân đạo sĩ. Nó có quan hệ mật thiết với thần tiên của Đạo gia. Tương truyền tiên nhân thường cưỡi hạc, được gọi là “hạc giá”. Hoặc “hạc ngự”, sau lại dùng để chỉ thần tiên đạo sĩ.
Tranh cát tường có “quần tiên hiển thọ” là bức tranh Thọ tinh cưỡi hạc bay trong không trung. Bát tiên (hoặc quần tiên) chắp tay đứng nhìn.
Hạc là một hình tượng được gây dựng lên có sức ảnh hưởng rất lớn tới nghệ thuật tạo hình và hội họa. Sự xuất hiện của nó trong rất nhiều tác phẩm mà ngày nay người ta vẫn sử dụng rất nhiều trong tranh cát tường. Có bức chỉ vẽ hạc như đoàn hạc, song hạc…
Nhưng phần nhiều được vẽ phối hợp với các động thực vật trường thọ khác. Như phối hợp với cây tùng, cách phối hợp này khá nhiều, như “tùng hạc trường xuân”. “Tùng hạc đồng xuân”, “tùng hạc hà linh”, “hạc thọ tùng linh”. Ngoài ra còn có các chủ đề quy hạc tế linh, quy hạc diên niên, lộc hạc đồng xuân.