UBND tỉnh Đồng Nai

Fish farming on the river – Vietnam | Thú vị nghề nuôi cá bè trên sông La Ngà – Đồng Nai Fish farming on the river – Vietnam | Thú vị nghề nuôi cá bè trên sông La Ngà – Đồng Nai Theo Quyết định số 401/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai, đề án “Quản…

Fish farming on the river – Vietnam | Thú vị nghề nuôi cá bè trên sông La Ngà – Đồng Nai
Fish farming on the river – Vietnam | Thú vị nghề nuôi cá bè trên sông La Ngà – Đồng Nai

Theo Quyết định số 401/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai, đề án “Quản lý, sắp xếp, ổn định vùng nuôi cá bè trên hồ Trị An” được triển khai vào đầu năm 2020. Đề án gồm 8 dự án hợp phần cần thực hiện nhưng sau hơn 2 năm triển khai và hiện đã vào giai đoạn hoàn thành nhưng ngay cả nội dung đầu tiên cần triển khai là sắp xếp lại vùng nuôi cá lồng bè, di dời và giải tỏa số bè và lồng nuôi cá dôi dư trên hồ Trị An vẫn chưa thực hiện được.

Các bè nuôi cá vẫn tập trung đông ở khu vực cầu La Ngà (H.Định Quán), khu vực cần di dời theo đề án Quản lý, sắp xếp, ổng định vùng nuôi cá bè trên hồ Trị An. Ảnh: Phan Anh

Các bè nuôi cá vẫn tập trung đông ở khu vực cầu La Ngà (H.Định Quán), khu vực cần di dời theo đề án Quản lý, sắp xếp, ổng định vùng nuôi cá bè trên hồ Trị An. Ảnh: Phan Anh

Đơn vị chủ trì đề án đã kiến nghị được kéo dài thời gian thực hiện đề án cũng như đưa ra phương án điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của đề án. Trong đó, có những bất cập về quy hoạch các vùng nuôi mới chưa phù hợp, một số hộ di dời vào vùng quy hoạch vẫn xảy ra hiện tượng cá chết do nguồn nước khu vực nuôi mới chưa đảm bảo an toàn cho cá nuôi.

Quy hoạch chưa phù hợp

Theo báo cáo của UBND H.Định Quán, đến nay, tổng số hộ nuôi cá lồng bè trên hồ Trị An trên địa bàn huyện là 367 hộ, 1.892 lồng nuôi. Trong đó, số hộ nuôi cá lồng bè tại khu vực phải di dời thuộc địa bàn 2 xã La Ngà và Phú Ngọc trước khi có đề án là 236 hộ, 1.226 lồng nuôi. Sau khi đề án được triển khai và chính quyền địa phương vận động, có 101 hộ nuôi với 830 lồng nuôi đã di dời vào vùng quy hoạch.

Tuy nhiên, với các hộ dân và bè cá đã thực hiện di dời, việc sắp xếp lồng bè nuôi tại vùng Quy hoạch cho các hộ di dời chưa được ổn định, thường xuyên di chuyển thay đổi vị trí neo đậu. Mục đích quan trọng nhất của việc quy hoạch và di dời các hộ nuôi cá bè vào vùng nuôi mới nhằm ngăn chặn tình trạng các vùng nuôi cũ do bố trí bè không hợp lý, vùng nuôi không phù hợp nên thường xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt. Tuy nhiên, một số vùng nuôi mới vẫn xảy ra hiện tượng cá bị chết.

Theo báo cáo của Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai, đơn vị chủ trì đề án, trong quá trình triển khai vận động các hộ nuôi cá lồng bè di dời về vùng quy hoạch, ghi nhận việc neo đậu tại vùng nuôi 7 – vị trí đoạn sông La Ngà đến giáp ngã 3 sông Đồng Nai – nguồn nước khu vực này chưa đảm bảo an toàn cho cá nuôi. Tại vị trí đoạn sông này, một số lồng bè neo đậu vẫn xảy ra hiện tượng cá chết do biến động chất lượng nước sau các cơn mưa lớn, nước thượng nguồn đổ về. Cụ thể năm 2020, có 8 hộ nuôi bị chết cá với tổng sản lượng là 108,8 tấn; năm 2021 có 3 hộ nuôi cá bị chết với số lượng khoảng 27 tấn. Do vậy, dự án cần tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh vùng nuôi cho phù hợp thực tiễn và trên cơ sở khoa học khi triển khai sắp xếp, di dời lồng bè.

Phó Chủ tịch UBND H.Định Quán Ngô Tấn Tài cho biết, khi các hộ di dời vào vùng quy hoạch vẫn xảy ra hiện tượng cá chết khiến địa phương phải lập hồ sơ hỗ trợ thiệt hại cho các hộ dân. Theo đó, các hộ chưa di dời không xảy ra hiện tượng cá chết càng không có nhu cầu di dời. Ngoài ra, một số hộ chấp hành di dời lồng bè về vùng quy hoạch vào mùa cạn nhưng khi nước hồ dâng lên họ lại tự ý di chuyển lồng/bè trở lại vị trí neo đậu cũ cũng gây khó khăn không nhỏ cho địa phương trong công tác vận động di dời bè nuôi vào vùng quy hoạch.

Theo phản ánh của ông Bùi Thanh Vũ, chủ bè cá nuôi trên sông La Ngà thuộc xã Phú Ngọc, H.Định Quán: “Chúng tôi chưa di dời vào các vùng quy hoạch vì các vùng quy hoạch mới nằm trong khu vực nước lớn, khi mưa gió lớn, hệ thống bè có nguy cơ bị đánh sập không chỉ thiệt hại về tài sản mà có thể nguy hiểm đến tính mạng. Mặt khác, các vùng nuôi theo quy hoạch mới chưa được đầu tư bến cá gây khó khăn trong quá trình vận chuyển cá thương phẩm của các hộ nuôi; điều kiện sinh hoạt gặp nhiều khó khăn do cách xa đường, chợ trường học, chợ…”.

Người nuôi cá ở khu vực cầu La Ngà (H.Định Quán). Ảnh: B.Nguyên

Người nuôi cá ở khu vực cầu La Ngà (H.Định Quán). Ảnh: B.Nguyên

Cần vai trò quản lý Nhà nước

Việc nuôi trồng thủy sản lồng/bè của người dân trên hồ Trị An, trong đó làng bè nuôi thủy sản đoạn sông La Ngà neo đậu dày đặc, mang tính tùy tiện đã gây ô nhiễm cục bộ nguồn nước, có nguy cơ cao xảy ra tình trạng cá chết. Theo đề án, đây là khu vực cần di dời, giải tỏa lồng, bè nuôi nhưng đến nay, đa số những hộ tại đây không đồng ý di dời theo Đề án.

Theo quy định của đề án, 1 hộ được 1 nhà bè và 2 lồng nuôi nên phải giải tỏa số lượng lồng nuôi khá lớn. Tuy nhiên theo báo cáo của Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai, trong thực tế, số hộ nuôi cá lồng bè và cả các hộ có bè nhưng không nuôi cá phát sinh liên tục không kiểm soát được. Trong đó gồm một số cư dân từ các tỉnh khác đến, đặc biệt là các hộ Việt kiều từ Campuchia trở về không có hộ khẩu hoặc giấy tờ tùy thân, không có đất đai, nhà cửa tự ý chiếm dụng mặt nước hồ Trị An làm bè sinh sống đã tạo vướng mắc không nhỏ đến quản lý lồng bè. Trong khi đó việc quản lý phát sinh này, các cơ quan, đơn vị vẫn chưa có cơ sở pháp lý ngăn chặn, xử lý hữu hiệu.

Tại cuộc họp với các sở, ngành và địa phương liên quan về triển khai thực hiện đề án “Quản lý, sắp xếp, ổn định vùng nuôi cá bè trên hồ Trị An” vừa diễn ra vào ngày 20-7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi nhấn mạnh: “Điều tôi quan tâm là việc sắp xếp nuôi cá bè phải đạt mục tiêu vừa không xảy ra tình trạng cá chết vừa không ảnh hưởng đến thủy điện Trị An. Điều quan trọng là cần thể hiện rõ vai trò quản lý Nhà nước ở 3 lĩnh vực gồm: quản lý về chăn nuôi, quản lý về môi trường và an ninh trật tự. Trong đó, phải quản lý được hoạt động nuôi cá bè trên hồ Trị An, người nuôi phải được cấp phép chứ không để xảy ra tình trạng nuôi tràn lan không quản lý được như thời gian qua. Người nuôi phải tuân thủ theo các quy định, sẽ được gia hạn thời gian để thực hiện đúng các chuẩn về vệ sinh môi trường, tiêu chuẩn lồng bè…”.

Bạn đang xem bài viết: UBND tỉnh Đồng Nai. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts