Untitled 1

Gừng bị thối thân, vàng lá: Nguyên nhân và cách chữa? | VTC16 Gừng bị thối thân, vàng lá: Nguyên nhân và cách chữa? | VTC16 Trong đó, đáng kể đến là cây gừng đã và đang phát triển tại các huyện vùng U Minh Thượng, chỉ tính riêng huyện U Minh Thượng đã có…

Gừng bị thối thân, vàng lá: Nguyên nhân và cách chữa? | VTC16
Gừng bị thối thân, vàng lá: Nguyên nhân và cách chữa? | VTC16

Trong đó, đáng kể đến là cây gừng đã và đang phát triển tại các huyện vùng U Minh Thượng, chỉ tính riêng huyện U Minh Thượng đã có hơn 770 ha, năng suất trung bình đạt khá cao khoảng 35 tấn/ha, mang lại lợi nhuận cao cho người dân trồng gừng. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác loại cây này nông dân cũng gặp không ít khó khăn về quản lý dịch hại. Trên gừng có nhiều loại sâu bệnh hại quan trọng như thối củ, cháy lá, sâu đục thân,… Trong đó bệnh thối củ rất phổ biến và quan trọng, xuất hiện gây hại diện rộng gây ảnh hưởng nặng nề đến sinh trưởng và năng suất củ gừng. Bệnh thối củ gừng có hai dạng: thối khô củ gừng và thối mềm nhũn ướt. Bệnh này có thể do một hoặc nhiều tác nhân phối hợp gây hại như: các vi khuẩn Pseudomonas solanacearum, Erwinia carotovora; các nấm Fusarium oxysporum f. sp. zingiberi, Pythium spp., Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii và tuyến trùng Meloidogyne spp.. Trong bài viết này chia sẻ một số kiến thức về quản lý tổng hợp bệnh thối mềm trên củ gừng nhằm giúp bà con nông dân nhận dạng và có thể quản lý tốt bệnh này, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận.

Tác nhân gây bệnh

Bệnh do Pythium gây ra, thuộc lớp Oomycetes trong Giới Chromista. Như vậy, chúng không phải là nấm thực mà là vi sinh vật giống nấm. Những chi này sản sinh ra các sợi nấm không vách ngăn, một đặc điểm chính phân biệt chúng với các chi nấm thực. Pythium spp., trong đó nấm Pythium myriotylum là nấm gây hại nghiêm trọng nhất trong số các loài nấm trên gừng.

Ký chủ của Pythium spp.: Đây là loài nấm đa ký chủ, ngoài gừng còn có khoai môn, nghệ, đậu các loại,…

Vòng đời của Pythium

Nấm mốc sống trong đất trên rễ của gừng và các loại cây trồng khác, phần còn lại của cây chết, trên hoặc trong củ gừng giống (thân rễ) được sử dụng để trồng và cỏ dại. Khi điều kiện không phù hợp cho sự phát triển, nấm mốc tạo ra các bào tử nghỉ có thành dày (Hình 1) và chúng có thể tồn tại trong đất hoặc trong thân rễ trong một thời gian dài, chờ đợi ký chủ với điều kiện thích hợp kích thích chúng nảy mầm. Thối xảy ra trên gừng thường là một bệnh thời tiết ẩm ướt, ảnh hưởng bởi mưa lớn sau khi trồng. Gừng bị bệnh xảy ra khi nấm mốc trong đất, hoặc bên trong thân rễ (củ gừng giống), tạo ra bào tử (Hình 1).

Hình 1. Vòng đời của nấm Pythium (Nguồn: Jackson, 2010)

Điều kiện phát sinh, phát triển và lây lan của nấm bệnh

Sự lây lan của nấm mốc xảy ra khi các bào tử bơi khoảng cách ngắn trong nước giữa các hạt đất, hoặc được mang theo khoảng cách xa hơn trong nước mưa qua đất hoặc trên bề mặt. Các cây gừng lân cận bị nhiễm bệnh và các lá của cây bị vàng phát triển trên đồng ruộng thành từng chòm. Sự lây lan xảy ra trên một khoảng cách dài trong củ gừng bị nhiễm Pythium được sử dụng để làm giống trồng. Nấm có thể phá hủy toàn bộ củ gừng trong 1-2 tuần. Tác động của bệnh sẽ giảm nếu cây gừng còn non chưa trưởng thành và được thu hoạch sớm. Tuy nhiên, thiệt hại vẫn xảy ra trong vụ mùa còn lại trên cánh đồng cho gừng giống mới trồng, nghĩa là giống trồng cho vụ tiếp theo do mầm bệnh lưu tồn trong củ gừng giống và trong đất.

Triệu chứng bệnh

Các bào tử động được hình thành bên trong các bào tử lớn hơn và khi được phóng thích, tìm đường đến rễ tốt, chồi non (hoặc “mắt”) trên thân rễ (củ), hoặc điểm nối của thân và củ. Khi cây bị bệnh sẽ làm thối củ, rễ và thân làm cho lá cây có màu vàng và thân cây bị đổ ngã, tàn lụi (Hình 2).

Hình 2. Củ gừng bị thối mềm nặng ảnh hưởng đến thân và chồi; lá chuyển sang vàng rồi khô héo và thân cây bị đổ ngã (Nguồn: Poudyal, 2012)

Chồi của tất cả các củ gừng bị nhiễm bệnh nghiêm trọng bị tách ra khỏi thân rễ. Thân rễ không có chồi, lá sẽ không phát triển được và những thân rễ không có chồi này chết dần và thối nhũn trong đất vài tuần sau đó (Hình 3).

Hình 3. Triệu chứng củ thối mềm (trái) và củ không còn thân chồi, bị thối nhũn mềm (phải) (Nguồn: Poudyal, 2012)

Kiểm tra và phát hiện bệnh

Tìm những mảng màu vàng xuất hiện trên lá thành từng chòm trên ruộng trồng gừng. Kiểm tra củ, hệ thống rễ bị chết hoặc thối mềm, đặc biệt là ở gốc chồi non để kịp thời phát hiện sớm sự xuất hiện của bệnh từ đó đưa ra biện pháp quản lý hữu hiệu.

Biện pháp quản lý bệnh

Để kiểm soát tốt bệnh này, bà con nông dân nên áp dụng tổng hợp một số biện pháp sau đây:

– Luân canh cây trồng để hạn chế lưu tồn mầm bệnh: có thể trồng luân canh cách 2 – 3 vụ trồng với một số cây không bị thối mềm như khoai mì, bắp, khoai mỡ,…

– Tốt nhất không nên trồng gừng ở một cánh đồng đã bị nhiễm bệnh thối mềm trong vụ mùa trước, nước mưa có thể rửa trôi bào tử trong đất từ những cánh đồng bị bệnh sang cây trồng mới khỏe mạnh.

– Nguồn giống: gừng giống có nguồn gốc rõ ràng, chọn củ gừng giống chỉ từ các khu vực không bị bệnh thối mềm. Không sử dụng nguồn giống từ cánh đồng lân cận trừ khi cây trồng được theo dõi bệnh thối mềm và không mua gừng ở chợ (thương phẩm) để làm giống.

– Lên líp trồng: nên lên líp cao để tránh bị ngập nước khi tưới hoặc khi trời mưa. Thiết kế ruộng có hệ thống thoát, tiêu nước tốt không để tồn đọng nước lâu sau những cơn mưa.

– Tăng cường sử dụng vôi và phân bón hữu cơ hoai mục bón cho đất để cải thiện độ pH, tơi xốp đất giúp giảm mầm bệnh trong đất.

– Có thể sử dụng chế phẩm nấm Tricoderma vào các thời điểm: khi xuống giống hoặc khi xử lý đất trồng hoặc vào đầu mùa mưa cũng làm tăng hiệu quả phòng ngừa bệnh này.

– Quản lý cỏ dại: giữ cỏ dại ở mức tối thiểu, vì nhiều cỏ dại là ký chủ của Pythium.

– Biện pháp hóa học: các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng định kỳ 2 tuần/lần các loại thuốc có hoạt chất Metalaxyl (Mataxyl 500WP, Vilaxyl 35 WP,..) hoặc Phosphorous acid (Agri-Fos 400SL, Sprayphos 620SL,..) có thể kiểm soát tốt bệnh thối mềm, nhưng chi phí sử dụng có khả năng làm cho việc trồng gừng giảm hiệu quả kinh tế, vì thế bà con nông dân chỉ sử dụng thuốc hóa học khi thật sự cần thiết.

Bạn đang xem bài viết: Untitled 1. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts