Uống nước mía có tác dụng gì? 9 lợi ích và lưu ý khi uống nước mía
Bí Quyết Tiệm Nước Mía Gia Truyền Bán Hơn Nửa Thế Kỷ Vẫn Đắt Khách Ở Sài Gòn Bí Quyết Tiệm Nước Mía Gia Truyền Bán Hơn Nửa Thế Kỷ Vẫn Đắt Khách Ở Sài Gòn 3. Giúp phòng ngừa bệnh ung thư Uống nước mía có tác dụng gì? Nước mía có chứa nhiều…
3. Giúp phòng ngừa bệnh ung thư
Uống nước mía có tác dụng gì? Nước mía có chứa nhiều canxi, magie, kali, sắt và mangan nên có tính kiềm. Bên cạnh đó, loại nước này cũng có chứa flavonoid có thể giúp bạn ngăn chặn các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và vú.
Ngoài nước mía, bạn có thể khám phá và bổ sung 7 loại thực phẩm chống ung thư vào chế độ ăn uống lành mạnh để chống lại các gốc tự do làm tổn thương tế bào.
4. Cải thiện hệ tiêu hóa
Uống nước mía có tốt cho đường ruột không? Nước mía có thể giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt. Nước mía cũng có tác dụng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày.
Kali trong nước mía giúp bạn cân bằng độ pH trong dạ dày, hỗ trợ việc tiết dịch vị tiêu hóa và góp phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
5. Giảm nhẹ bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường uống nước mía có tốt không? Nước mía có lượng đường cao nên có thể khiến bệnh nhân tiểu đường cảm thấy lo ngại khi dùng. Tuy nhiên nếu dùng trong chừng mực, những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể nhận được một số tác dụng của nước mía.
Lượng đường tự nhiên trong loại nước này có chỉ số đường huyết thấp. Điều này có nghĩa là nước mía có thể giúp ngăn ngừa đường huyết tăng đột biến ở người bị tiểu đường.
6. Duy trì sức khỏe thận
Nước mía không chứa cholesterol, ít natri, không có chất béo bão hòa nên có thể giúp bạn duy trì sức khỏe thận. Khi thận khỏe, sức khỏe tổng thể cũng sẽ được cải thiện.
7. Giảm đau do một số bệnh
Giảm đau là một trong những tác dụng của nước mía ít người biết đến. Một số bệnh như bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt có thể khiến bạn bị nóng rát khó chịu. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể pha nước mía với nước chanh hay nước dừa tươi để uống.
Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc: nước mía không phải là phương pháp điều trị chính cho những bệnh này. Nếu tình trạng đường tiết niệu hoặc phụ khoa của bạn kéo dài, bạn nên tìm sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
8. Hỗ trợ xương và răng phát triển
Nước mía có tác dụng gì? Mía giàu canxi nên có thể giúp xương và răng phát triển tốt hơn. Vậy nên, bạn có thể ăn mía bên cạnh việc uống để tận dụng được lợi ích này của mía.