Vấn nạn xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Có được xây nhà ở trên đất nông nghiệp I Phạm Văn Nam Có được xây nhà ở trên đất nông nghiệp I Phạm Văn Nam Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM, trong năm 2017, 2018 và sáu tháng đầu năm 2019, trên địa bàn thành phố có khoảng 6.830 công trình vi…

Có được xây nhà ở trên đất nông nghiệp I Phạm Văn Nam
Có được xây nhà ở trên đất nông nghiệp I Phạm Văn Nam

Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM, trong năm 2017, 2018 và sáu tháng đầu năm 2019, trên địa bàn thành phố có khoảng 6.830 công trình vi phạm, gồm 3.320 trường hợp sai phép (chiếm gần 49%), xây dựng mà không xin phép trên đất đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng và hơn 2.570 trường hợp xây dựng không phép trên đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng trên đất không được phép.

Tại TP.HCM, huyện Bình Chánh là một “điểm nóng” về xây dựng nhà không phép, trái phép trên đất nông nghiệp. Tại đây, hàng trăm công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp gồm nhà ở, nhà trọ, nhà xưởng và nhiều công trình phụ khác. Điều đáng nói, những công trình này được xây dựng rất kiên cố, có những công trình nhà ở cao tầng, khu biệt thự và cả nhà xưởng rộng cả 1.000m2.

Trong khi đó ở khu vực nông thôn tại một số địa phương như Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Bình, Nghệ An, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu và cả khu vực miền núi, số vụ vi phạm đang có chiều hướng gia tăng do bộ máy chính quyền về quản lý xây dựng ở xã, huyện khu vực này yếu về chuyên môn, thiếu về lực lượng, và nếu có phát hiện cũng khó xử lý do nể nang vì có mối quan hệ với nhau.

Thực tế cho thấy, tình trạng xây dựng trái phép xuất hiện đã nhiều năm nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý triệt để. Thậm chí có những công trình trái phép mới xây và vẫn đang xây nhưng chính quyền bất lực.

Nhiều công trình nhà ở, nhà xưởng rất lớn vẫn đang nằm chình ình trên đất nông nghiệp nhưng vẫn bình yên vô sự. Có những công trình bị cưỡng chế hôm nay, vài ngày sau lại được xây dựng lại mà không thấy ai đến xử lý.

Tình trạng xây dựng trái phép này làm phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân, khiến nhiều người bức xúc. Bởi trong số nhiều căn nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, có những căn là nhà của cán bộ, người thân, anh em, họ hàng cán bộ xã.

Trao đổi với CafeLand về vấn đề này, luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An, cho biết hành vi xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp là hành vi sử dụng đất không đúng mục đích, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất và bị pháp luật nghiêm cấm.

Theo Luật đất đai năm 2013, việc xây dựng nhà ở hoặc các công trình kiên cố trên đất nông nghiệp trái phép sẽ bị xử phạt từ 40 đến 50 triệu đồng tùy mức độ và hành vi vi phạm. Hoặc bị xử phạt hành chính do chưa thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà đã xây dựng công trình.

Theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai, khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sang đất phi nông nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng nếu diện tích đất trái phép dưới 0,5ha. Bị phạt từ 20 – 30 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5ha đến dưới 3ha; phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng nếu diện tích chuyển đổi trái phép từ 3ha trở lên.

Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp thì bị phạt triền từ 1 – 2 triệu đồng nếu diện tích dưới 0,5ha; phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng nếu diện tích từ 0,5ha đến dưới 3ha và phạt từ 5 – 10 triệu nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 3ha trở lên.

“Ngoài ra, người có hành vi vi phạm vừa bị phạt tiền vừa phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu trên diện tích đất vi phạm đó và nộp lại số lợi bất hợp pháp do vi phạm có được”, luật sư Hảo cho biết thêm.

  • TP.HCM: Kéo giảm ít nhất 50% số vụ vi phạm trật tự xây dựng qua từng năm

    CafeLand – UBND Thành phố vừa ban hành Quyết định 4337/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch liên tịch (mẫu) về việc tăng cường công tác phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận, huyện.

trên toàn quốc và một số ngân hàng

để hỗ trợ bạn tìm một ngôi nhà phù hợp.

  • Cao ốc sai phép ngay mặt đường cơ quan chức năng không phát hiện ra, Bộ Xây dựng nói gì?

    Tại phiên chất vấn Quốc hội chiều 3/11, Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn) đề cập tình trạng người dân sửa nhà trong ngõ sâu thanh tra xây dựng nắm được, trong khi công trình cao ốc ngay mặt đường sai phép, cơ quan chức năng lại không phát hiện ra….

  • Sở Xây dựng Bình Dương cảnh báo phạt thẳng tay chủ đầu tư “tái phạm”

    Sở Xây dựng Bình Dương vừa gửi văn bản cảnh báo các chủ đầu tư các dự án, công trình xây dựng, Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương và UBND huyện, thị xã, thành phố về việc xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng….

  • Nâng mức tiền phạt trong xây dựng, Uỷ ban MTTQ nói gì?

    Chiều 25.5, bà Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội chủ trì hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩn…

Bạn đang xem bài viết: Vấn nạn xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts