Xây chòi trên đất nông nghiệp có bị phạt không?

Hướng dẫn cách xử lý khi đã lỡ xây nhà không phép trên đất nông nghiệp Hướng dẫn cách xử lý khi đã lỡ xây nhà không phép trên đất nông nghiệp Kính chào Luật sư. Gia đình tôi có có một mảnh đất ao được sử dụng để chăn nuôi thủy sản. Để tiện…

Hướng dẫn cách xử lý khi đã lỡ xây nhà không phép trên đất nông nghiệp
Hướng dẫn cách xử lý khi đã lỡ xây nhà không phép trên đất nông nghiệp

Kính chào Luật sư. Gia đình tôi có có một mảnh đất ao được sử dụng để chăn nuôi thủy sản. Để tiện cho việc trông coi thì tôi có dựng một cái chòi trong phần đất gần này. Tuy nhiên, gần đây, UBND xã có yêu cầu tôi phải tháo dỡ cái chòi. Tôi khá hoang mang với yêu cầu này. Luật sư cho tôi hỏi, xây chòi trên đất nông nghiệp có bị phạt không? Và làm thế nào để tôi có thể xây chòi trên đất nông nghiệp?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Đất nông nghiệp là gì?

Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được chia thành 03 nhóm:

– Nhóm đất nông nghiệp.

– Nhóm đất phi nông nghiệp.

– Nhóm đất chưa sử dụng.

Theo đó, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.

– Đất trồng cây lâu năm.

– Đất rừng sản xuất.

– Đất rừng phòng hộ.

– Đất rừng đặc dụng.

– Đất nuôi trồng thủy sản.

– Đất làm muối.

– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Có được xây chòi trên đất nông nghiệp không?

Căn cứ Điều 6 Luật Đất đai 2013:

Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

Và khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013:

Điều 170. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất

1. Sử dụng đất đúng mục đích

Như vậy, nếu dựng chòi trên đất nông nghiệp để nhằm hỗ trợ, phục vụ mục đích trồng trọt; hoặc dựng nhà tôn để chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, … phù hợp với mục đích sử dụng đất thì việc dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp đó được phép thực hiện.

Mặt khác, nếu chòi đó được dựng lên nhằm mục đích để ở hoặc các mục đích khác không liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp thì đó là hành vi không được phép và hoàn toàn vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này, nếu muốn dựng chòi, đòi hỏi người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất thổ cư.

Xây chòi trên đất nông nghiệp có bị phạt không?

Người dân thực hiện xây dựng nhà chòi khi chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử phạt hành chính và buộc phải cải tạo đất trở lại trạng thái ban đầu (trường hợp này là dỡ toàn bộ nhà ở đã xây dựng).

Xử phạt hành chính

Căn cứ khoản 2, 3, Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu; diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

3. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định tại khoản 2 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả

Căn cứ khoản 4 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.

Làm thế nào để xây chòi trên đất nông nghiệp?

Để xây chòi trên đất nông nghiệp cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.

Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất

Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, gồm:

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Cách 1. Hộ gia đình, cá nhân hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

Cách 2. Đối với nơi chưa tổ chức bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì bộ phận tiếp nhận sẽ ghi vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp.

– Trường hợp hồ sơ thiếu, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định.

Bước 4: Giải quyết yêu cầu

Tại giai đoạn này các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hiện các công việc theo quy định như thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, thực địa,…

Riêng đối với người dân cần lưu ý nghĩa vụ quan trọng nhất của mình là nộp tiền sử dụng đất theo thông báo của cơ quan thuế nếu được chuyển mục đích sử dụng đất.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Xây chòi trên đất nông nghiệp có bị phạt không?” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo công văn xin tạm ngừng kinh doanh; Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ bảo hộ logo độc quyền; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

  • Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch ngành
  • Đơn đăng ký biến động đất đai
  • Gửi đơn khiếu nại đất đai ở đâu năm 2022?

Câu hỏi thường gặp

Căn cứ Điều 59 Luật Đất đai 2013:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân…

Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Thời gian trên không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

Chỉ có duy nhất 01 trường hợp khi chuyển sang đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất dù không thuộc diện được miễn, đó là trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, cụ thể:
“Trường hợp đang sử dụng đất phi nông nghiệp đã được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất có thời hạn sử dụng ổn định, lâu dài trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không phải là đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, khi chuyển mục đích sang đất ở thì không phải nộp tiền sử dụng đất.”.

Bạn đang xem bài viết: Xây chòi trên đất nông nghiệp có bị phạt không?. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts