10 Điều cần biết khi nuôi chim Vành Khuyên

CÁCH CHĂM KHUYÊN CON, KHUYÊN BẮT TỔ SỐNG 100% | Tuấn Mi CÁCH CHĂM KHUYÊN CON, KHUYÊN BẮT TỔ SỐNG 100% | Tuấn Mi Chim Vành Khuyên là một giống chim nhỏ tựa như chim sâu, mà người miền nam gọi là chim “khoen”, có lẽ do vòng khoen màu trắng bao quanh mắt của…

CÁCH CHĂM KHUYÊN CON, KHUYÊN BẮT TỔ SỐNG 100% | Tuấn Mi
CÁCH CHĂM KHUYÊN CON, KHUYÊN BẮT TỔ SỐNG 100% | Tuấn Mi

Chim Vành Khuyên là một giống chim nhỏ tựa như chim sâu, mà người miền nam gọi là chim “khoen”, có lẽ do vòng khoen màu trắng bao quanh mắt của chim.

Chim Vành Khuyên tiếng Anh là Bird white-eye. Danh pháp khoa học Zosterops japonicus một thuộc họ Vành Khuyên Zosteropidae.

Hình ảnh chim vành khuyên

Mục Lục

Chim Vành Khuyên có mấy loại

Vành khuyên xanh

Chim có màu xanh ô liu trên lưng, có màu xanh lục nhạt ở mặt dưới bụng. Bàn chân, chân và mỏ của nó có màu đen. Cánh của nó có màu nâu sẫm, nhưng viền ngoài có màu xanh lục.

Vành khuyên xanh

Chim khuyên xanh chỉ thích ứng ở những cây cao, và làm tổ trên những cây cao. Chúng sống nhiều ngay tại thị thành, ở những con đường có những cây cao.

Vì vậy bắt được chim khuyên xanh khó khăn hơn khuyên vàng. Do vậy mà khuyên xanh có giá cao hơn khuyên vàng.

Tuy nhiên nhiều người đánh giá chim khuyên xanh có giọng líu vượt trội hơn khuyên vàng, giọng trong trẻo và dài hơi hơn. Nhiều người thích chim khuyên xanh vì cho rằng dọng líu của chim khuyên xanh hay hơn. Tuy nhiên vành khuyên xanh nuôi chậm hót líu hơn khuyên vàng.

Khuyên vàng miền nam

Vành khuyên vàng miền Nam

Thường thì người miền nam thích nuôi khuyên vàng hơn, vì dễ nuôi, dễ thuần. Khuyên Vàng thường nhanh hót líu hơn Khuyên xanh.

Khuyên Vàng miền Nam hay còn gọi là khoen vàng, đặc điểm là phần lông ở dưới mỏ, ở ngực và bụng chim có có màu vàng chanh.

Chim khuyên vàng miền nam sống nhiều ở vùng rừng Sác đến Cần Giờ, Duyên hải. Giống này thích sống ở độ thấp, và cũng sinh nở vào đầu mùa mưa

Nuôi khuyên nên nuôi mấy con

Nuôi chim vành khuyên líu chòe chỉ nên nuôi 1 con. Không nên nuôi 1 cặp. Vì chim khuyên là loài sống theo bầy đàn khi sống trong bầy thì nó chỉ kêu chíu chíu như chim mái chứ không líu chòe cho dù nuôi 2 con đực.

Nếu trong nhà có 2 con trở lên thì để cách nhau ra và che không cho cúng thấy nhau chúng mới líu chòe được.

Những điều cần biết khi nuôi chim vành khuyên

Lồng nuôi chim: Chim Vành Khuyên là một loài chim nhỏ. Lồng của chúng cũng có kích thước nhỏ. Người nuôi nên chọn loại lồng nan dày, đáy lồng có thể tháo rờiThức ăn cho chim Vành Khuyên

Thức ăn cho chim Vành Khuyên chủ yếu là cám chim hỗn hợp, trái cây. Nhưng hãy cẩn thận không để nó ăn dưa hấu vào mùa hè. Đồng thời, nó cũng có thể được ăn cùng với một số loại trái cây chuối, táo, rau xanh, dưa chuột, côn trùng và các thực phẩm bổ sung khác.

Mùa hè có thể trộn thêm bột đậu xanh rang chín vào thức ăn cho chim. Loại thực phẩm này có tác dụng phòng ngừa cảm nắng. Tỷ lệ thức ăn thường là bột đậu nành so với lòng đỏ trứng là 7: 3.

Loài chim này rất thích sạch sẽ và thích tắm nước, ngay cả ở trời lạnh. Cách tắm rất đơn giản, chỉ cần đặt lồng chim vào trong bồn nước.

Chim vành khuyên thay lông vào tháng mấy

Ba tháng tháng 7, tháng 8 và tháng 9 là thời kỳ thay đổi lông của chim Vành Khuyên nhỏ. Thay lông giúp chúng đẹp hơn rất nhiều. Trong thời gian này, bạn nên tăng dinh dưỡng và giữ ấm cho chúng. Giữ chúng trong một môi trường yên tĩnh và ngăn chặn nó khỏi bị làm phiền.

Khi chim Vành Khuyên thay lông thì lượng thức ăn sẽ thay đổi. Bạn cần thêm 500g bột đậu nành, 20 lòng đỏ trứng và một lượng nhỏ tôm, thịt nạc, rang hoặc hấp chín.

Có nên nuôi khuyên mái

Nếu nuôi khuyên hót líu thì không nên nuôi khuyên mái vì làm cho trống nhảy nhiều chứ không kích được chim hót líu. Nếu trong nhà có 2 con trống mái thì để xa chúng ra và che lại không cho chúng nhìn thấy nhau.

Vành khuyên con

Vành Khuyên con thường được bắt trên rừng, khi chúng đang lông ống hoặc tập bay chuyền. Loại chim này về chăm sóc cũng khá đơn giản, chỉ cần hòa cám sột sệt rồi bón thi thoảng thêm sâu dế.

Ưu điểm của nuôi chim Vành Khuyên non là chim sẽ khá thuần, sâu dế thoải mái, nếu được chăm sóc và huấn luyện tốt thì chúng cũng có thể đi thi đấu bình thường.

CHIM VANH KHUYEN CON

Chim vành khuyên con ăn gì

Thức ăn cho Vành khuyên con ăn thường là cám chim hòa nước sôi để nguội co sền sệt rồi bón, ngoài ra bạn cũng cần điểm thêm dế, cào cào non ngày 2-3 bữa. Bởi những chất tươi sẽ giúp cho chim phát triển nhanh và khỏe.

Cách chăm sóc Vành khuyên con

Trộn cám sao cho cám sột sệt, dùng que vót giống như hình chiếc thìa và bón cho vành khuyên con ăn. Cứ 20 – 30 phút sẽ bón cho chim con ăn một lần. Ngày điểm thêm 2- 3 bữa dế hoặc cào cào non vào sáng, trưa, chiều. Nên vừa bón cho ăn vừa châm thêm nước để chim non không bị nghẹn.

Không nên cho vành khuyên con ăn sâu quy (sâu gạo). Do đặc tính của loại sâu này rất nóng, có thể làm chết chim.

Khi vành khuyên con đã biết đậu hoặc tập mổ thức ăn thì bạn nên cho chim tắm. Thời gian tắm sau 12h trưa, ở nơi thoáng mát, không có nắng trực tiếp.

Khi nuôi Vành khuyên con, một vấn đề cũng rất quan trọng, đó là cho chim nghỉ ngơi. Sau khi cho chim ăn xong, nhớ để vào chỗ yên tĩnh để chim non ngủ. Treo cao, tránh gió, mèo chuột.

Thuần Vành Khuyên con: Lúc chim đã tự biết mổ cám ăn hằng ngày chúng ta vẫn cầm mồi nhứ cho chúng ăn thức ăn trên tay thì chúng sẽ rất dàng

Vành khuyên con

Luyện giọng cho Chim Vành Khuyên con

Để có được một chú chim hót líu hay thì chúng cần phải học giọng những con chim hay. Mỗi khi cho chim non ăn chúng ta nên bật video Khuyến líu chòe, chim Chích Chòe để chim non có thể học hỏi.

Vành khuyên bổi giá bao nhiêu

Khảo sát giá trên các diễn đàn mua ván chim thì Vành khuyên mới bổi trên rừng về chưa biết ăn, chưa biết trống mái, chưa hót líu giá từ 150.000 – 300.000 vnđ.

Thuốc kích khuyên líu ( Vitamin)

Thuốc kích chim líu

Đây là Vitamin cần thiết bổ sung để chim khuyên khỏe mạnh, chăm chỉ hót líu. Loại này dùng cho chim khuyên hót đấu nhưng sử dụng để kích chim líu rất tốt.

Thuốc tăng lực còn cung cấp các vi chất, khoáng chất, vitamin cần thiết cho chim khuyên , hàm lượng vi chất trong thuốc tăng lực có ảnh hưởng tích cực đến quá trình chuyển hóa, giúp chim hấp thụ tốt hơn.

Gía: 120.000đ/chai. MUA TẠI ĐÂY

Luyện khuyên liú chòe, kích khuyên mau líu

Luyện chim khuyên con líu chòe

Chim khuyên con học giọng rất nhanh. Mỗi khi cho chim non ăn chúng ta nên bật video Khuyến líu chòe, chim Chích Chòe để chim non có thể học hỏi. Cừ rảnh cho chim nghe chòe hót nghe càng nhiều càng tốt.

Lưu ý trong quá trình luyện khuyên líu chòe nên cách ly khuyên với những con khuyên líu thường. Tuyệt đối không để chim nghe lẫn tiếng chim líu thường, khả năng cao chim sẽ mất chòe. Sau khi thay vụ lông đầu tiên chim non vẫn líu giộng chòe thì đó là 1 con khuyên líu chòe thành công

Luyện chim khuyên bổi líu chòe

Chăm cho chim nghe các video líu chòe hay để chim học hỏi. Đồng thời cách ly với các con líu thường. Muốn chim dạn nên treo nơi đông người qua lại (Chiều cao lồng băng chiều cao đến vái người). Ngoài ra có thể bổ sung thêm mật ong cho chim uống hàng ngày sẽ giúp chim căng lửa, không bị khàn giọng khi hót nhiều.

Tầm 5,6 tháng bạn mới thấy chim hót vài 3 tiếng. Tiếng lúc này líu lo lú lô. Đây là lúc chúng đã được thuần hóa. Muốn chim hót hay thì treo chúng ở gần lồng của những con có giọng hót hay là được

Nếu vào mùa hè bạn cần thay nước cho chim 2 lần 1 ngày vì chúng vảy nước tắm mát nhiều. Lòng nhót chim cũng cần để ở nơi thoáng, có nắng nhẹ là được

Phân biệt Chim Khuyên trống, chim vành khuyên mái

Chim khuyên trống: Chim trống thì mình thon, dài đòn, hàm dưới bạnh ra và chân cao. Chim trống kêu tiếng gắt, âm cao lại siêng kêu.

Phân biệt khuyên trống, khuyên mái

Chim vành khuyên mái thì chân thấp, thân hình bầu bĩnh .Có người căn cứ vào tiếng kêu của chim khuyên mà định thư hùng. Chim mái thì kêu tiếng đc, âm trầm và ít kêu

Tiếng kêu của chim khuyên chỉ có chíu…..chíu đó là tiếng của khuyên mái, nhưng song song cũng là tiếng kêu của con chim trống khi chưa đủ lửa. do vậy người mới nuôi lần đầu thường bị lầm, do đó mới sinh nản chí.

Đặc điểm của chim vành khuyên

Nếu như một số loài chim thích cuộc sống đơn độc thì vành khuyên lại sống thành bầy đàn, thậm chí có những đàn có số lượng rất đông. Tuy nhiên khi đến giai đoạn sinh sản, chúng sẽ tách đàn và tìm kiếm bạn tình để giao phối và sinh sản.

Chim vành khuyên sinh sản tầm tháng 3-7 hàng năm. Cũng giống như nhiều loài chim khác, chim trống sẽ dùng tiếng hót của mình để thu hút bạn tình.

Sau khi đã thu hút được bạn tình chim vành khuyên sẽ bắt đầu giao phối và cùng nhau làm tổ. Chim vành khuyên thường làm tổ trên những cây cao và có nhiều tán lá để bảo vệ chim non.

chim vanh khuyen lam to

Vào mỗi mùa sinh sản chim thường đẻ 2-3 trứng và trứng có màu xanh lam nhạt. Vành khuyên trống được xem là một ông bố có trách nhiệm vì chúng thường xuyên giúp chim cái ấp trứng và chăm sóc chim con.

Chim con khi mới nở sẽ được bố mẹ chăm sóc cho đến khi chúng đủ lông, đủ cánh và hoàn thiện kỹ năng bay sẽ tách khỏi bố mẹ để tự lập.

Những câu hỏi liên quan đến Chim Khuyên

Chim Vành khuyên bị xù lông

Nếu bạn thấy chim có biểu hiện xõa cánh hốc hác không dám uống nước thì phải thay nước ngày. Vì nước nóng chim không uống được.

Chim rất dễ mắc bệnh tụ huyết trùng loài bệnh này khiến chim rù đi, khó thở, chân co dúm, đi phân lỏng có nhớt. lúc này bạn dùng thuốc streptomycine hay kanamycine với liều lường 1-2 mg điều trị bẹnh cho chim. Ngoài ra chim cũng hay gặp bệnh ký sinh trùng.

Không chỉ chim mà vật nuôi nào cũng dễ gặp phải. Dấu hiệu là lông xơ xác, rụng nhiều. Cái này là do ký sinh trùng bám vào lông. Lúc này bạn pha loãng vài giọt dầu hảo rồi tắm nhẹ nhàng cho chim. Cùng với đó làm sạch lồng chim để loại ký sinh trùng.

Chim vành khuyên sống được bao lâu ?

Chăm sóc tốt thì sống được tầm khoảng 14 đến 16 năm trong tự nhiên chim khuyên có thể sống được từ 17-20 năm.

Chim vành khuyên hoạ kép

Chim vành khuyên họa kép

Họa có hai loại: họa đơn và họa kép, họa kép nhìn đẹp hơn trông dữ tướng hơn. Khuyên họa kép là vành trắng quanh mắt rộng gấp đôi so với những con bình thường.

Mỏ con chim nhỏ trông như gai bưởi là đẹp, mắt con chim đóng sát đỉnh đầu và mỏ con chim thì trông sẽ dữ tướng hơn.

Hàm con chim rộng cổ con chim dài hơn gọi là cổ thừa theo kinh nghiệm thì những con chim này sẽ mau mỏ.

Chim vành khuyên khác chim sâu ở điểm nào ?

Hình dáng: Nếu nhìn lướt chim khuyên chằng khác gì con chim sâu. Thân hình cũng nhỏ nhít, cũng mang một bộ lông màu vàng lục, mắt cũng có vòng khuyên trắng, cũng nhảy chụp lồng

Điểm khác cơ bản nhất là chim khuyên thân mình có nhỉnh hơn con chim sâu, chân cao hơn và đòn dài hơn.

chim vanh khuyen 1

Chim vành khuyên ăn quả gì ? Thích ăn gì nhất ?

Thức ăn chủ yếu của chúng trong tự nhiên là côn trùng, mật hoa và các loại quả. Loài này là loài ăn tạp, có chế độ ăn trái cây từ một số loài thực vật có hoa, các loại côn trùng, và mật hoa ở tất cả các cấp độ của tán lá.

Nuôi làm cảnh thì thức ăn của chúng chủ yếu là cám chim, sâu gạo, trứng kiến, cào cào, rau quả tươi hợp vành khuyên là cam, chuối, dưa chuột, cà chua …. Với những quả như chuối, cam, cà chua thì bạn để nguyên miếng cho chung ăn không sao

Chim vành khuyên bay vào nhà có điềm gì

Chim Khuyên vào nhà làm tổ Có câu tục ngữ “Đất lành chim đậu” đây là điềm báo tốt mang lại điều may mắn, tốt lành cho chủ nhà

Chim bay vào nhà rồi bay ra: Gia đình sắp có người khách, 1 người mang lại sự tốt lành đến nhà

Chim bay vào nhà rồi va vào tường hay cửa sổ chết: Báo hiệu một điều không may mắn đến với gia đình.

Chim vành khuyên có ý nghĩa gì ?

Loài chim này còn được gọi với tên “mejiro” mejiro cũng có nghĩa là “mắt trắng” trong tiếng Nhật.

Chim khuyên có ý nghĩa với sinh thái trong tự nhiên. Chúng bắt sâu bọ bảo vệ cây khỏi những loài này. Hiện nay chim khuyên là một trong những loài được nuôi làm cảnh rất phổ biến. Tuy nhiên để có những chú chim líu hay cần đòi hỏi người nuôi chim phải có tay nghề nhất định.

Bạn đang xem bài viết: 10 Điều cần biết khi nuôi chim Vành Khuyên. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts