3 cách chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng tại nhà cực kỳ đơn giản
Lá đinh lăng có tác dụng gì? Cách sử dụng lá đinh lăng #ladinhlang @duocsitrangnguyen Lá đinh lăng có tác dụng gì? Cách sử dụng lá đinh lăng #ladinhlang @duocsitrangnguyen 3 cách chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng tại nhà cực kỳ đơn giản 18/10/2022 | Tác giả: Đội ngũ biên tập OTiV Chữa…
3 cách chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng tại nhà cực kỳ đơn giản
18/10/2022 |
Tác giả: Đội ngũ biên tập OTiV
Chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng là phương thuốc được dân gian lưu truyền qua nhiều thập kỷ qua. Được biết, thành phần dược tính trong cây đinh lăng có tác dụng cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh lý khác.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của lá đinh lăng và giới thiệu một số bài thuốc đơn giản giúp chữa bệnh mất ngủ từ cây đinh lăng.
Công dụng của lá đinh lăng trong trị bệnh mất ngủ
Đinh lăng là loại cây khá phổ biến ở nước ta với nhiều công dụng như làm cây cảnh, làm gia vị nấu ăn và dùng để chữa bệnh. Tên khoa học của cây đinh lăng là Polyscias fruticosa, một thảo dược thuộc họ sâm, dùng nhiều trong các bài thuốc cải thiện sức khỏe. Chính vì thế, trong dân gian thảo dược này được mệnh danh là một loại “nhân sâm” dùng để bồi bổ và chữa bệnh.
Cây đinh lăng có lá xanh, đầu lá có gai nhọn, mềm
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, đinh lăng có chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe và hệ thần kinh con người. Vì thế, thảo dược này thường có mặt trong các bài thuốc điều trị bệnh mất ngủ, cải thiện hệ miễn dịch.
Chứa nhiều vitamin như vitamin B1, vitamin B13, cysteine, lysine, methionine,… giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.
Một số thành phần thiên nhiên trong lá đinh lăng chữa mất ngủ và giúp tăng khả năng dẫn truyền thần kinh…
Từ chiết xuất dầu của đinh lăng, người ta tìm thấy một lượng lớn saponin triterpenoid – giúp bồi bổ cơ thể và hỗ trợ giấc ngủ.
Những nghiên cứu thử nghiệm trên chuột, các nhà khoa học phát hiện chiết xuất đinh lăng có khả năng cải thiện chức năng nhận thức và kéo dài tuổi thọ.
Ngoài ra, đinh lăng còn chứa hàm lượng tanin, glycosid… có khả năng xua tan mệt mỏi, hỗ trợ kháng viêm, chống oxy hóa, làm tăng mức độ dẫn truyền thần kinh, nhờ vậy sẽ giúp cơ thể cảm thấy buồn ngủ và ngủ ngon hơn.
Hướng dẫn cách dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách sử dụng đinh lăng chữa mất ngủ, bạn có thể tham khảo thêm những cách sau:
Làm gối đinh lăng chữa mất ngủ
Lá đinh lăng có mùi thơm nhẹ, dễ chịu nên tạo cảm giác thư giãn khi ngửi chúng. Vì vậy, người ta sử dụng lá đinh lăng để lót trong gối nằm. Ở tư thế nằm và ngửi mùi hương tỏa ra từ lá đinh lăng giúp cải thiện tâm trạng, giải tỏa căng thẳng, giúp ngủ sâu và thức dậy sảng khoái hơn.
Nguyên liệu làm gối lá đinh lăng chữa mất ngủ: 1 nắm lá đinh lăng non
Cách thực hiện:
Làm sạch lá đinh lăng vừa được thu hái về để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và một số vi khuẩn bám quanh lá
Sau đó, để ráo rồi đem phơi khô trong bóng râm và tránh phơi quá lâu khiến lá bị giòn. Không nên phơi dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời, điều này có thể làm hao hụt đi hương vị tự nhiên, lá bị giòn gãy.
Cho tất cả lá đinh lăng khô vào trong chảo lớn và sao vàng trên lửa to rồi đem cho vào túi hút ẩm để giữ được nhiệt độ phù hợp
Tiếp đến, trộn lá đinh lăng đã sơ chế cùng ruột gối nằm. Sau đó, cho toàn bộ phần ruột này vào trong vỏ gối và khâu kín lại.
Sử dụng gối để nằm ngủ, mùi thơm từ lá đinh lăng sẽ mang lại cảm giác dễ chịu, giúp xóa tan căng thẳng, giảm mệt mỏi và mang lại cảm giác dễ ngủ.
Lấy lá đinh lăng lót dưới gối giúp tạo cảm giác thơm tho, dễ ngủ hơn
Uống nước lá đinh lăng trị mất ngủ
Thông thường, để làm nước đinh lăng người ta sẽ sử dụng phần lá. Lá đinh lăng được hái xuống, rửa sạch và phơi khô để dùng dần.
Nguyên liệu cần có:
Lá đinh lăng khô, lá vông, tam diệp, rau má và cỏ mực: 20gr mỗi loại.
Cây trinh nữ: 16gr
Hoàng bá, bạch linh và hoàng liên: 10gr mỗi loại
Cách thực hiện như sau:
Mang toàn bộ nguyên liệu rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn, vớt ra để ráo
Cho các nguyên liệu vào nồi, thêm nước xăm xắp rồi bắc lên bếp để đun sôi trên ngọn lửa nhỏ
Canh lửa đến khi còn khoảng 300ml nước thì tắt bếp
Lấy rây lọc lấy phần nước, sau đó chia thành nước thành 2 phần, dùng để uống trong ngày
Áp dụng đều đặn mỗi ngày một thang thuốc và kiên trì đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.
Các món ăn từ lá đinh lăng điều trị mất ngủ
Ngoài hai công dụng là nấu nước uống và lót dưới gối nằm ngủ, lá đinh lăng còn được dùng để ăn kèm với các món ăn khác. Hầu hết các món ăn chế biến cùng với lá đinh lăng đều mang mùi thơm dễ chịu vừa tạo độ bắc mắt và không kém phần ngon miệng.
Bạn có thể chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng theo các công thức dưới đây:
Trứng gà chiên với lá đinh lăng
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
1 ít lá đinh lăng tươi
3- 4 trứng gà tươi
Gia vị vừa đủ
Cách thực hiện:
Đem lá đinh lăng rửa sạch qua nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Nếu có thời gian, bạn nên ngâm với nước muối loãng 15 phút.
Vớt ra để ráo, cắt thành từng đoạn ngắn khoảng 1cm
Trứng gà đập ra tô, đánh tan, sau đó cho lá đinh lăng đã cắt nhỏ vào, trộn đều.
Cho dầu vào cái chảo, đợi dầu nóng thì đổ toàn bộ hỗn hợp trứng gà và lá đinh lăng vào chiên lên. Đợi chín một mặt, đảo lại và chiên chín đều cả 2 mặt là ăn được.
Món trứng chiên lá đinh lăng cực dễ làm, thơm ngon – bổ dưỡng (Nguồn: Internet)
Canh lá đinh lăng nấu tôm
Cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:
1 nắm lá đinh lăng tươi
300gr tôm tươi
Hành lá và một ít gia vị
Cách thực hiện:
Chọn lá đinh lăng non, rửa sạch để ráo rồi cắt khúc vừa ăn.
Còn tôm, lột vỏ rửa sạch rồi cắt hạt lựu. Ướp một ít gia vị vào và đợi cho thấm.
Đem nồi bắc lên bếp, chờ nóng cho xít dầu ăn vào thêm một ít tỏi băm nhuyễn phi thơm. Tiếp đó, cho tôm vào đảo đều cho săn lại rồi thêm nước để nấu canh.
Khi nước sôi lại, cho lá đinh lăng vào, nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Xem thêm: 11 cách chữa mất ngủ hiệu quả tại nhà không cần thuốc
Những lưu khi khi dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ
Chữa mất ngủ bằng lá đinh lăng được nhiều người lựa chọn vì sự tiện lợi, dễ tìm nguyên liệu và mang đến cảm giác ngon miệng nên ngủ cũng ngon hơn. Tuy nhiên, dù đinh lăng mang lợi ích tốt cho giấc ngủ và sức khỏe nói chung, nhưng chỉ nên sử dụng ở liều lượng và tần suất vừa phải, không nên lạm dụng sẽ có tác dụng phụ ngược.
Do đó, khi sử dụng, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề để phòng tránh một số tác dụng phụ có thể xảy ra:
Người phát hiện cơ thể dị ứng hoặc quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong cây đinh lăng thì không nên thử qua phương pháp trị mất ngủ bằng lá đinh lăng.
Chống chỉ định sử dụng lá đinh lăng trị mất ngủ cho trẻ nhỏ, người bị rối loạn tiêu hóa
Nên chọn lựa cây đinh lăng trên 3 năm tuổi để đạt dược tính cao nhất. Bên cạnh đó, nên dùng lá đinh lăng sạch, không bị phun thuốc trừ sâu
Không nên uống quá nhiều nước lá đinh lăng, bởi trong loại lá cây này có chứa thành phần saponin, dù giúp giấc ngủ đến nhanh nhưng khi dùng quá liều có thể gây rối loạn nhịp tim hoặc nhịp tim tăng cao.
Chưa kể, hiệu quả chữa bệnh mất ngủ bằng lá đinh lăng thường khá chậm và chỉ đáp ứng với trường hợp bị rối loạn giấc ngủ ở cấp độ nhẹ. Vì thế, người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày và trong thời gian dài. Khi đó, các dưỡng chất có trong đinh lăng mới thấm sâu vào trong lớp mô và loại bỏ các tác nhân gây hại
Chữa mất ngủ bằng cây đinh lăng chỉ là phương pháp hỗ trợ và hiện nay chưa có nghiên chứng minh hiệu quả và an toàn. Điều này đồng nghĩa với việc, phương pháp này chỉ phù hợp cho các trường hợp mất ngủ tạm thời, những trường hợp do bệnh lý, mạn tính… cần có giải pháp tác động đến căn nguyên của mất ngủ, từ đó có hướng điều trị tích cực và hiệu quả.
Tại sao nên dùng OTiV để thay thế?
PGS. TS Nguyễn Văn Liệu, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ thường gặp và phổ biến ở nhiều đối tượng. Nếu không được cải thiện kịp thời, mất ngủ sẽ khiến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh ngày càng xuống cấp.
Cũng theo TS. Liệu và nhiều chuyên gia thần kinh, mất ngủ không tự sinh ra mà chúng có mối quan hệ với tác động từ stress, áp lực, ô nhiễm môi trường, rượu bia, thuốc lá… Khi cơ thể gặp các vấn đề này, gốc tự do cũng đồng thời được sinh ra ngày càng nhiều, tấn công liên tục vào hệ thống tế bào thần kinh, gây tổn thương thành mạch máu, hình thành mảng xơ vữa nguy hiểm, gây thiếu máu và oxy lên não, gây mất ngủ, khó ngủ. Chính vì vậy, muốn “dập tắt” cơn mất ngủ, cần vô hiệu hóa gốc tự do và cung cấp dưỡng chất cho não bộ khỏe mạnh.
Trải qua nhiều công trình nghiên cứu dưới góc độ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ phát hiện bộ đôi tinh chất Blueberry và Ginkgo Biloba (có trong viên uống bổ não OTiV) có khả năng trung hòa các gốc tự do trong lòng mạch và kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên trong cơ thể. Nhờ đó, tăng cường máu và dưỡng chất lên não, phục hồi chức năng dẫn truyền thần kinh, cải thiện giấc ngủ từ gốc.
OTiV chứa Blueberry và Ginkgo Biloba – bộ đôi giúp cải thiện hiệu quả tình trạng mất ngủ, điều hòa hoạt huyết, chống gốc tự do, tăng cường máu lên não, phòng ngừa tai biến mạch máu não (đột quỵ).
Ngoài việc sử dụng lá đinh lăng chữa bệnh mất ngủ, người bệnh cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, bởi đây cũng chính là những yếu tố hỗ trợ giấc ngủ nhanh về trạng thái ổn định.
Nội dung bài viết được cập nhập lần cuối vào ngày: 18/10/2022
*Những thông tin trong bài viết của OTiV chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Mất ngủ tiền mãn kinh: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
Mất ngủ, ngủ không sâu giấc là một trong những vấn đề thường gặp ở chị em phụ nữ bước…
Mệt mỏi, buồn ngủ nhưng không ngủ được: Nguyên nhân và cách khắc phục
Buồn ngủ nhưng không ngủ được là một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp. Chỉ cần một đêm…
Cách trị mất ngủ cho bà bầu theo giai đoạn thai kỳ
Mệt mỏi, mất ngủ là một trong các triệu chứng phổ biến khi mang thai. Nhưng đừng thờ ơ với các…
5 cách tự nhiên chống mất ngủ hiệu quả nhất bạn cần biết rõ
Mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc ngoài gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, công…
Mất ngủ sụt cân là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Mất ngủ sụt cân gần đây đã trở thành chứng bệnh phổ biến của nhiều người. Bởi không…