3 loại thuốc trị bệnh đốm đen, vàng nâu trên lá phong lan
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HOA LAN | CHẾ ĐỘ PHÂN THUỐC CHO HOA LAN #VUONLANTHUANKHANH CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HOA LAN | CHẾ ĐỘ PHÂN THUỐC CHO HOA LAN #VUONLANTHUANKHANH Lan bị vàng lá đốm đen thường được gây ra bởi nấm. Khi cây hoa lan bị vàng lá đốm đen thường làm…
Lan bị vàng lá đốm đen thường được gây ra bởi nấm. Khi cây hoa lan bị vàng lá đốm đen thường làm giảm sự sinh trưởng của cây, khiến cây sinh trưởng kém, ra hoa ít hơn, nếu nặng hơn có thể dẫn tới tình trạng cây bị chết. Vậy làm sao để khắc phục được tình trạng cây hoa lan bị đốm đen, hãy cùng Việt Nông tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng cây bị đốm đen và nên sử dụng loại thuốc nào để giúp phòng trừ bệnh đốm đen trên cây hoa phong lan.
Tác nhân gây bệnh đốm đen, vàng nâu trên lá phong lan
Bệnh đốm lá trên cây hoa lan chủ yếu do nấm bệnh gây ra (chủ yếu là loại Cercospora sp). Nấm bệnh thường phát sinh và gây hại ở những vườn lan có độ ẩm không khí cao và phát triển mạnh vào mùa mưa.
Đặc biệt đối với những khu vườn thiếu chất dinh dưỡng và chăm sóc kém, nấm bệnh sẽ thừa cơ xâm nhập làm gây hại nặng khi cây đang trong tình trạng yếu hoặc có vết thương hở gây ra hiện tượng lá vàng và dễ rụng.
Xem thêm: Benkona trị nấm cho lan có độc không, cách dùng như thế nào?
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh đốm lá trên lan có thể do một số nguyên nhân sau gây ra:
- Độ ẩm không khí quá cao, giàn lan không thông thoáng nhất là vào mùa mưa, đây là môi trường vô cùng thuận lợi để nấm phát triển.
- Các loại côn trùng cắn phá, chích hút gây ra những vết thương hở, tạo điều kiện cho nấm xâm nhập vào cây dễ dàng hơn.
- Tưới nước cho cây quá muộn, hay tưới quá nước sẽ làm độ ẩm tăng cao, tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.
- Không chăm sóc cây cẩn thận, quá lạm dụng các loại phân bón hoặc để cây thiếu dinh dưỡng trong thời gian dài khiến cây không đủ sức chống chọi với nấm bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đốm lá trên cây hoa lan
Dấu hiệu nhận biết bệnh đốm đen trên lá cây là bệnh đốm đen, vàng nâu thường xuất hiện trên cây lan khi gặp thời tiết không thuận lợi cho cây phát triển hoặc cây trồng thiếu các chất dinh dưỡng và vị trí trồng cây không phù hợp cũng dẫn tới sự phát triển của cây kém đi, bệnh sẽ phát triển nhanh, dễ dàng trên cây hoa lan.
Bệnh đốm đen trên lá cây lan thường xuất hiện nhanh ở cả 2 mặt của lá, ban đầu dấu hiệu rõ nhất chính là những chấm tròn màu nâu xám trên mặt lá và sau mặt lá đồng thời xung quanh có vết bệnh có quầng vàng, mặt dưới của lá xuất hiện nhiều đốm liti, khi cây bị nặng có thể dẫn tới vàng lá.
Vì vậy để có thể phòng bệnh có thể gây hại trên cây lan, đặc biệt là bệnh đốm đen cần có biện pháp phòng trừ hại cây phù hợp, điều này sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn và sinh trưởng khỏe mạnh hơn.
Xem thêm: Thuốc Kin Kin Bul độc không? Cách sử dụng hiệu quả cho lan
Các loại thuốc phòng bệnh đốm đen, vàng nâu trên lá hoa lan
Khi bạn phát hiện cây hoa lan bị đốm đen trên lá thì ngay lập tức hãy đưa cây sang khu vực khác để được cách ly. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng lây bệnh cho những cây đang khỏe mạnh khác. Ngoài ra bạn không nên tưới nước hay sử dụng phân bón cho cây.
Những điều này sẽ hạn chế được tối đa tình trạng nấm bệnh lây lan nhiều hơn. Đồng thời hãy biết áp dụng những phương pháp điều trị bệnh bằng cách sử dụng thuốc đặc trị bệnh phù hợp. Hãy cùng chúng tôi tham khảo những loại thuốc đặc trị ngay sau đây nhé.
Thuốc Ridomil Gold 68 WP
Thuốc Ridomil Gold 68 WP là loại thuốc nội hấp cực kỳ mạnh giúp trị bệnh vàng lá trên cây đồng thời giúp cho cây nhanh chóng hồi phục tình trạng vàng lá.
Thuốc có công dụng làm giảm các hoạt động tế bào nấm bệnh đang bám lên cây.
Thời gian lưu dẫn trong cây lâu dài sẽ đảm bảo cho cây ít bị tái nhiễm bệnh lại sau khi phun thuốc.
Các thành phần trong thuốc bao gồm: Thành phần: Metalaxyl M 40g/kg, Mancozeb 640g/kg, các chất phụ gia và dung môi: 320g/kg.
Cách dùng thuốc: sử dụng 10g thuốc pha với 2 lít nước và phun đều lên trên tất cả bề mặt lá của cây.
Thuốc Dipomate 80WP
Thuốc Dipomate 80WP là dòng thuốc điều trị được rất nhiều loại bệnh trên cây khác nhau, đặc biệt đối với bệnh đốm đen trên lá cây hoa lan và trên các loại cây trồng khác. Thuốc có khả năng bám dính khá tốt, sau thời gian phun từ 15-30 phút thì gần như thuốc rất ít khi bị rửa trôi, dù có tưới nước hay nước mưa thì thuốc vẫn có tác dụng rất tốt.
Cách dùng thuốc: pha khoảng 2g thuốc với 1 lít nước và phun đều khắp cây.
Thuốc Carbenzim 500FL
Thuốc Carbenzim 500FL là thuốc đặc trị bệnh đốm đen trên cây hoa lan, chúng có tác dụng khá rộng trên cây trồng khác vì vậy khi sử dụng trên nhiều loại cây trồng khác thì thuốc vẫn có nhiều tác dụng. Tuy nhiên thuốc khi sử dụng trên cây hoa lan trị bệnh đốm đen sẽ có tác dụng khá hiệu quả, thuốc nội hấp rất tốt, diệt nấm nhanh và thời gian thuốc có hiệu lực kéo dài.
Cách sử dụng thuốc: pha khoảng 10ml thuốc với 8 lít nước, tùy theo diện tích khu vườn rộng hay hẹp thì có thể giảm đi theo lượng tương ứng, phun lên trên toàn thân cây lan và các cây trồng xung quanh khu vực.
Như vậy nội dung bài viết Việt Nông cung cấp ở trên sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng cung như như các loại thuốc điều trị bệnh đốm đen, vàng nâu trên lá phong lan. Hy vọng những kiến thức bổ ích này sẽ giúp cho vườn lan của bạn phát triển tươi tốt, khỏe mạnh và tránh được các loại bệnh gây hại.
Có thể bạn quan tâm: