3 mô hình chuồng nuôi gà chọi với số lượng nhỏ
Cách Nuôi Gà Tơ Mới Vào Bội Làm Sao Cho Nó Không Bị Rót Cách Nuôi Gà Tơ Mới Vào Bội Làm Sao Cho Nó Không Bị Rót Có nhiều loại chuồng nuôi gà chọi khác nhau. Bà con nên dựa vào điều kiện và mục đích kinh doanh của mình mà chọn lựa mô…
Có nhiều loại chuồng nuôi gà chọi khác nhau. Bà con nên dựa vào điều kiện và mục đích kinh doanh của mình mà chọn lựa mô hình phù hợp. Trong trường hợp số lượng gà nuôi ít, bà con có thể cân nhắc chọn lựa một trong 3 mô hình chuồng gà sau.
1. Mô hình bội úp cho gà chọi
Bội úp là dạng chuồng nuôi gà chọi bằng sắt nhỏ. Bội là vật gần như không thể thiếu đối với mỗi người nuôi gà chọi. Bởi đây không chỉ là nơi nhốt gà mà còn được sử dụng để tập luyện cho gà dai sức.
Cách làm bội úp gà khá đơn giản và có khá nhiều kích thước cũng như nguyên liệu khác nhau. Nhưng nhìn chung dạng bội cao tầm 50cm làm bằng sắt là được ưa chuộng hơn cả. Bội có thể tự làm hoặc mua ở các cơ sở bán dụng cụ nuôi nhốt. Mức giá chỉ tầm 100 – 300k tuỳ vào chất lượng.
Nhốt gà trong bội giúp người nuôi thuận tiện hơn trong di chuyển gà. Tuy nhiên, nhốt trong bội quá lâu khiến chúng cuồng chân, giảm sức bền. Bà con cũng nên thường xuyên thả chúng ra ngoài để đi lại.
2. Mô hình chuồng nuôi gà chọi mini
Chuồng gà mimi là dạng chuồng gà khá được ưa chuộng ở nước ngoài và nay đã lan đến Việt Nam. Nếu bạn chỉ nuôi từ 1- 2 con gà thì nên làm loại chuồng này cho chúng.
Chuồng gà dạng này rất đa dạng. Tuỳ theo sở thích mà làm. Làm tại gia thì có thể sử dụng tất cả các nguyên liệu trong nhà như gỗ, sắt thừa, thùng nước không dùng đến. Khi làm chuồng mini bạn cần chú ý thiết kế đầy đủ 2 phần. Phần lợp bằng gỗ, nhựa hay sắt. Và phần hở quây bằng lưới để gà có không gian hoạt động cho cả ban ngày cũng như ban đêm.
3. Mô hình chuồng gà 2 tầng
Chuồng gà 2 tầng cũng là giải pháp khá hay cho những người không nuôi quá nhiều gà. Thiết kế chuồng 2 tầng giúp vệ sinh dễ dàng. Gà ngủ đủ cao sẽ khoẻ mạnh hơn. Đồng thời chúng còn có thể tập luyện mỗi ngày bằng việc leo lên, leo xuống chuồng.
Với thiết kế chuồng gà 2 tầng, bạn nên sử dụng sắt hoặc gỗ làm nguyên liệu chính để chuồng luôn chắc chắn.
4. Những lưu ý khi làm chuồng nuôi gà chọi
Để làm được chuồng nuôi gà đạt đủ tiêu chuẩn mà vẫn tiết kiệm chi phí thì người nuôi gà cần lưu ý những điểm sau:
- Thứ nhất, phải đảm bảo chuồng cách mặt đất ít nhất là 70cm. Tức là gà sẽ không bị ướt khi trời mưa. Đồng thời chúng cũng có nhiều diện tích di chuyển hơn. Cũng tránh được các loài động vật nguy hiểm như rắn, cáo.
- Thứ hai, làm chuồng phải đảm bảo được hoạt động của chúng và cần thuận tiện để làm vệ sinh.
- Thứ ba, khu vực nuôi nhốt phải đầy đủ ánh sáng. Làm mái chuồng cao ráo, hơi nghiêng, mái nhô ra bên ngoài, không để tình trạng mưa hắt vào chuồng xảy ra.
- Thứ tư, bên cạnh chuồng nên có một sân chơi và luyện tập bằng đất cho gà. Giúp hạn chế việc gà bị tổn thương do tiếp xúc với bê tông hay sắt quá lâu.
- Thứ năm: hai chuồng đối diện nên cách nhau ít nhất 2-3 thước.
Nhìn chung, làm chuồng gà phải đảm bảo yêu cầu về sự thoải mái, ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, không bị quá nắng hay mưa hắt. Gà trong chuồng cần có đủ không gian, tránh bị tù túng. Có như vậy mới đảm bảo gà sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh.
K.T – Tổng hợp