6 lý do hàng đầu khiến cho cây mai bị vàng lá

Khi trồng mai, bà con thường gặp phải tình trạng bị vàng lá, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cây. Cây mai bị vàng lá là triệu chứng thường gặp và rất khó để chữa trị. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là do thiếu dinh dưỡng, thừa…

Khi trồng mai, bà con thường gặp phải tình trạng bị vàng lá, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cây. Cây mai bị vàng lá là triệu chứng thường gặp và rất khó để chữa trị. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là do thiếu dinh dưỡng, thừa nước, thiếu nước,…

Cây mai bị vàng lá do bị ngộ độc chất hóa học

Triệu chứng bệnh

Vào mỗi dịp Tết, cây mai thường sẽ được phun một lượng thuốc hóa học, nhằm kích thích ra hoa hoặc giữ hoa tươi lâu.

Vì vậy, cây dễ bị ngộ độc, trở nên yếu và thiếu sức đề kháng dẫn đến tình trạng bị vàng lá, héo lá trước khi thu hoạch.

Cách chăm sóc cây hoa mai

  • Tưới ngập nước vào chậu sau đó tiến hành xả trôi (1-2 lần) để nước hòa tan lượng chất hóa học còn dư thừa ra bên ngoài
  • Sử dụng Vi Sinh Biomenca1 và Khoáng Haxenca1 để giải độc cho đất (tỷ lệ: 150ml vi sinh + 60-70g khoáng/ 20 lít nước) tưới đẫm đất quanh gốc kết hợp thêm Đạm Cá Hoàng Ngưu Sơn phun lá để phục hồi cây, bổ sung dinh dưỡng giúp cây khỏe lại, tăng đề kháng.
  • Sau 5-7 ngày, bà con phun lại đạm cá giúp cây xanh tốt, phát triển đồng đều.

Đạm cá Hoàng Ngưu Sơn chăm sóc và phục hồi cây mai (ảnh: Hoàng Ngưu Sơn)

Cây mai bị vàng lá do côn trùng gây hại

Triệu chứng bệnh

Một số loại côn trùng gây nên bệnh vàng lá trên cây mai như bọ trĩ hay nhện đỏ.

Các loài côn trùng này chích hút nhựa cây ở phía dưới của bản lá, làm lá cây bị vàng.

Cách chăm sóc cây hoa mai

  • Bà con nên thường xuyên dọn sạch cỏ vườn và xung quanh gốc cây để tạo môi trường thông thoáng, tránh tạo nơi ngụ trú cho sâu bệnh.
  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng cây, để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
  • Dùng chế phẩm Trừ Sâu Biomenca1 của Hoàng Ngưu Sơn để ngăn ngừa và tiêu diệt côn trùng hiệu quả.

Chế phẩm Trừ Sâu Vi Sinh Biomenca1 có thành phần chính là vi sinh trừ sâu BT (Bacillus Thuringiensis) kết hợp với dịch chiết xuất từ gừng, tỏi, ớt, thảo mộc.

Trừ sâu vi sinh tăng cường quản lý sâu hại và diệt trừ các loại côn trùng này nhanh chóng chỉ sau 2-3 lần phun.

Cách sử dụng như sau:

  • Phun phòng: Pha 100 – 120ml với 18 – 20 lít nước. Cứ 7-1 0 ngày phun phòng một lần.
  • Đặc trị (chỉ áp dụng khi cây mới xuất hiện sâu hại): 150 – 180ml pha với 18 – 20 lít nước. Phun 2 – 3 lần liên tục cách nhau 1 – 2 ngày.

Đất trồng bị nhiễm phèn

Triệu chứng bệnh

Cây mai bị vàng lá, lá nhỏ dần hoặc chậm phát triển do đất bị nhiễm phèn.

Cách chăm sóc cây hoa mai

  • Bà con tiến hành khử phèn cho đất bằng cách bón vôi từ 15 – 20 ngày trước khi thu hoạch cây.
  • Sau đó, bà con cải tạo đất bằng chế phẩm Vi Sinh Biomenca1 và Khoáng Haxenca1 giúp tái tạo mùn làm đất tơi xốp, màu mỡ hơn, đồng thời thúc đẩy bộ rễ phát triển mạnh, cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng.

Bộ cải tạo đất và phát triển rễ Hoàng Ngưu Sơn giúp đất tơi xốp, màu mỡ, ra rễ mạnh

Cây mai bị bệnh vàng lá do bị bệnh

Bệnh cháy lá làm lá mai bị vàng (ảnh: sưu tầm)

Triệu chứng bệnh

Các loại bệnh trên cây mai là nguyên do khiến mai bị vàng lá.

Tuy nhiên, mỗi bệnh lại có những biểu hiện vàng lá khác nhau.

Trước khi tìm cách khắc phục cây mai bị vàng lá, bà con cần tìm hiểu thật kỹ dấu hiệu từng loại bệnh để đưa ra biện pháp điều trị thích hợp:

  • Bệnh thán thư: Lá bị thối nhũn ở một chỗ trên bề mặt sau đó lan rộng ra từng vòng tròn lớn. Bệnh này thường phát triển mạnh trong điều kiện môi trường nóng và ẩm kéo dài.
  • Bệnh nấm hồng: Khi mắc bệnh, lá cây chỉ có một đốm nhỏ xuất hiện, sau đó lan rộng dần ra rồi bao kín hết cả một đoạn cành làm cho lá bị vàng, cành khô rồi chết.
  • Bệnh cháy lá: Bệnh cháy là thường xảy ra ở những chiếc lá già. Ban đầu, bệnh chỉ xuất hiện ở chóp và mép lá tạo thành các vệt màu nâu đậm. Chỗ tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khoe của lá sẽ có những quầng màu vàng nhạt. Khi bị nhiễm bệnh nặng, lá sẽ vàng rồi cháy tạo thành những đốm, nhất là ở bìa lá rồi làm lá quăn queo.

Cách chăm sóc cây hoa mai

  • Thường xuyên chăm nom để thu gom những cây đã nhiễm bệnh mang đi tiêu hủy.
  • Bón phân cân đối, tránh dư thừa đạm.
  • Tỉa bỏ những chiếc lá già, lá đã nhiễm bệnh để tránh bị lây lan.
  • Sử dụng thuốc trừ nấm vi sinh của Hoàng Ngưu Sơn để phòng trừ nấm bệnh, ngăn ngừa vi khuẩn hoặc điều trị bệnh giai đoạn đầu.

Chế phẩm Trừ Nấm Vi Sinh Biomenca1 là sự kết hợp của nấm đối kháng Trichoderma và dịch chiết xuất từ gừng, tỏi, thảo mộc.

Trừ Nấm Vi Sinh tăng cường quản lý nấm hại; ngăn ngừa vi khuẩn, tăng cường sức đề kháng và phòng trừ các loại bệnh như: đạo ôn, sương mai, héo xanh, héo rũ, xì mủ, đốm lá,…

Cách sử dụng như sau:

  • Phun phòng: Pha 100 – 120ml với 18 – 20 lít nước. Cứ 10 ngày phun phòng một lần kết hợp thêm bám dính.
  • Đặc trị (chỉ phù hợp phun khi có dấu hiệu bệnh nhẹ): 150 – 180ml với 18 – 20 lít nước. Phun 2 – 3 lần liên tục cách nhau 2 – 3 ngày.

Cây mai bị vàng lá nguyên nhân do thừa hoặc thiếu nước

Triệu chứng bệnh

Khi tưới thừa nước, rễ cây mai bị úng khiến cho toàn bộ lá cây bị vàng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho cây bị chết.

Trường hợp tưới không đủ nước, đặc biệt vào mùa khô dẫn đến lá cây bị héo vàng rồi rụng.

Cách chăm sóc cây hoa mai

  • Tưới nước cân đối, không tưới quá ngập hoặc để đất quá khô.
  • Sử dụng Khoáng Haxenca1 pha với nước theo tỷ lệ 40g/ 20 lít nước hoặc rắc 20-40g vào gốc giúp giữ ẩm lâu, chống rửa trôi các chất dinh dưỡng.
  • Xây dựng hệ thống thoát nước tốt khi trồng cây, tránh tình trạng bị ngập úng, ứ đọng nước quá lâu.

Thiếu dinh dưỡng làm mai bị vàng lá

Triệu chứng bệnh

Lá cây mai thường bị vàng và có hiện tượng rụng lá sớm hoặc vàng lá từ giữa lan ra toàn bộ lá mỏng. Đối với các lá non sắp trưởng thành sẽ có màu xanh nhạt nhưng trên cây không có hiện tượng của sâu bệnh bị phá hại.

Cách chăm sóc cây hoa mai

  • Nên chọn những loại phân hữu cơ hoặc các chế phẩm sinh học như Đạm Cá Hoàng Ngưu Sơn để cung cấp dinh dưỡng cân đối và đầy đủ cho cây.
  • Đối với những cây mai được trồng trong chậu rất dễ bị thiếu vi lượng dẫn đến vàng lá và ít đâm chồi. Sử dụng các loại phân bón có nồng độ thấp để cây phục hồi lại. Sau đó, bà con có thể bổ sung dinh dưỡng qua gốc, sử dụng Khoáng Haxenca1 thúc đẩy ra rễ mạnh, cải thiện hấp thu dinh dưỡng ở cây để cây phát triển hơn.

Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến mai bị vàng lá và cách khắc phục bà con có thể áp dụng tại nhà. Hoàng Ngưu Sơn chúc bà con có vườn mai xanh tốt, sach bệnh.

Bạn đang xem bài viết: 6 lý do hàng đầu khiến cho cây mai bị vàng lá. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts