9 loại cá dọn bể phổ biến, cách chọn cá dọn bể phù hợp
Hướng dẫn nuôi cá cảnh hợp phong thủy đem lại tài lộc cho gia chủ | Phong thủy tử vi Hướng dẫn nuôi cá cảnh hợp phong thủy đem lại tài lộc cho gia chủ | Phong thủy tử vi Cá dọn bể hay còn gọi là cá dọn hồ, cá lau kiếng là loại…
Cá dọn bể hay còn gọi là cá dọn hồ, cá lau kiếng là loại cá được nuôi chủ yếu với mục đích hỗ trợ làm sạch hồ nuôi cá. Loại cá này thường sống và kiếm ăn ở tầng đáy, là loài ăn tạp có thể ăn rong rêu, và tất cả các loại thức ăn thừa của các loài cá khác đọng lại dưới đáy hồ. Đây chính là đặc điểm đặc biệt khiến chúng có tên gọi chung là cá dọn bể.
Hiện nay có khá nhiều loại cá dọn bể, trong bài viết này mình xin chia sẻ với các bạn một số loài phổ biến nhất hiện nay, bạn có thể chọn mua tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể là phụ thuộc vào hồ nuôi.
Cá dọn bể Nô Lệ
Hay còn gọi là cá bống dọn bể, có màu vàng sáng đặc trưng, chiều dài con trưởng thành khoảng 5-7cm nên cá nô lệg là một loại cá dọn bể được nhiều dân chơi hồ thủy sinh lựa chọn. Tuy có kích thướt nhỏ nhưng đôi khi cá hay tấn công các loài cá nhỏ khác như cá ba đuôi, cá mún, cá trân châu,…
Cá Nô Lệ còn có tên gọi khác là cá mút rong bỡi đặc tính hay ăn cá loài rong, tảo, vì vậy trong quá trình nuôi trong bể cá cảnh đẹp bạn nên chú ý trồng các loài cây lá to dày để tránh cá ăn cây thủy sinh.
Cá thường sống ở tầng đáy, tầng giữa kèm theo tốc độ di chuyển khá cao nên khả năng kiếm ăn của loại cá dọn bể này rất linh động, bạn không cần quá quan tâm đến thức ăn cho loài cá nô lệ.
Cá lau kiếng
Đây là loài cá dọn bể được biết đến nhiều nhất trước khi phong trào chơi hồ thủy sinh phát triển. Cá lau kiếng hay còn gọi là cá chùi kính, cá chùi hồ phát triển khá mạnh ở các ruộng nước miền Tây – Việt Nam. Cá chủ yếu sống tầng đáy, ăn tạp, khả năng ăn rong rêu bám trong hồ rất khỏe.
Loại cá này có kích thướt khá to – con trưởng thành có thể to bằng cổ tay người trưởng thành. Vì vậy loại cá dọn bể này thường được nuôi trong hồ có diện tích lớn và có thể nuôi chung được với các loài cá dữ như cá la hán, cá tai tượng,…
Cá dọn bể tỳ bà bướm
Có hình dáng khá giống cá lau kiếng nhưng điểm khác nhau dể nhận ra ở cá tỳ bà bướm là kích thước nhỏ (dài khoảng 7-10cm), phần vây xòe tròn kèm theo cá đốm vàng chanh to điểm khắp cơ thể. Cá tỳ bà bước có kích thướt nhỏ, thường bám vào những nơi có dòng nước chảy mạnh vì vậy nó là loài cá dọn bể hữu ích trong việc tiêu diệt các loại rêu tảo bám vào những khe hốc nhỏ.
Trong cá hồ thủy sinh, cá tỳ bà bướm cũng góp phần tạo điểm nhấn trên cá tảng đá,, làm sinh động thêm cho không gian thủy sinh với màu sắc độc đáo.
Cá dọn bể ngựa vằn
Ngay cái tên gọi bạn cũng hình dung ra ngoại hình của loại cá dọn bể độc đáo này, với các sọc đen chạy dọc thân hình màu xám trông nó chẳng khác nào một con ngựa vằn dưới nước. Đây cũng là một giống cá tỳ bà nhưng nó được người chơi cá săn lùng mua nhiều hơn các loại cá dọn bể tỳ bà khác bỡi ngoại hình lạ mắt cộng thêm kích thước nhỏ bé xinh xinh chỉ khoảng 7-9cm.
Cá chuột dọn bể
Cá chủ yếu sống ở tầng đáy, tần giữa, hiệu quả vệ sinh hồ không tốt bằng các loài cá khác nhưng sự đa đạng về chủng loại khiến loại cá dọn bể mini này được rất nhiều người chơ hồ thủy sinh tìm mua.
Trong các loài cá chuột dọn hồ có thể kể đến loài cá chuột Mỹ, chuột gấm, thuột thái,… với màu sắc hoa văn rất đẹp, nuôi để trang trí và thực hiện chức năng vệ sinh hồ rất tốt. Một đặc điểm nữa bạn cần lưu ý khi nuôi cá chuột đó là nó cần tương đối nhiều oxy, vì vậy hãy đảm bảo trang bị hệ thống sục khí oxy giúp cá phát triển.
Trong một vài trường hợp cá hay rình bám vào thân các loài cá khác để hút nhớt và chất dinh dưỡng. Vì vậy nên cho cá ăn thường xuyên định kỳ tránh cá quá đói, tấn công các loài cá khác. Nhưng nhìn chung loại cá dọn bể này hiền, ít xung đột với các loài cá khác.
Xem thêm: Cá loại cá chuột
Cá mún dọn bể
Cá mún là loài cá đã quá quen thuộc với dân nuôi cá cảnh, từ những người chuyên nghiệp cho đến không chuyên. Có cấu tạo miệng hướng về phía trước khác hoàn toàn với các loại cá dọn bể khác, nhưng cá mún lại hỗ trợ chúng ta trong việc làm sạch hồ đây.
Cá mún sống ở mọi tầng nước, chúng là loài ăn tạp và rất thích ăn các loại tảo rong gây hại trong hồ, người ta hay nuôi cá mún thao đàn khoảng 5-7 con tùy vào diện tích hồ. Điều đặc biệt nữa là cá mún rất hiền, không cắn phá cây, hay tấn công các loại cá khác và rất dễ nuôi dễ sinh sản.
Xem them: Các loại cá mún đẹp
Cá dọn bể bút chì
Có kích thước khác nhỏ, cá bút chì dễ dàng len lõi vào các khe hốc để “dọn đẹp” các loại tạo rêu gây hại và thức ăn thừa. Dễ dàng nhận ra loại cá dọn bể này với đường sọc đen chạy dọc theo thân có màu nâu vàng.
Cá bút chì rất hiếu động, ngoại trừ lúc kiếm ăn cá di chuyển rất nhanh và đôi khi nhảy ra khỏi bể nếu mực nước quá gần với miệng hồ. Vì vậy khi nuôi cá bút chì trong hồ thủy sinh các bạn nên trang bị thêm nắp kiếng chặn trên mặt hồ tránh cá nhảu ra ngoài.
Ngoài ra loài này khi nuôi trong hồ thủy sinh và bị bỏ đói có thể ăn luôn các loài cây thủy sinh, mọi người lưu ý trồng các loại cây lá dày hạn chế cá bút chì phá hoại khi đói nhé.
Tìm hiểu thêm: Cá bút chì
Cá tỳ bà thường
Trái với cá tỳ bà bướm, cá tỳ bà thường hay sống ở những vùng nước tĩnh và ăn rong rêu rất tốt, nó thường di chuyển ở tầng đáy hồ. Ngoại hình cá dọn bể này không quá đặc biệt với các đốm trắng nhỏ trên thân hình màu nâu. Cá tỳ bà thường được coi như là loài cá trang trí phần đáy hồ, bạn nên trang trí thêm lũa, đá để làm nơi ẩn náu cho cá.
Cá Otto
Thoạt nhìn cá Otto có màu sắc và hình dáng tương đối giống cá bút chì, nhưng nhìn kỹ thì vẻ đẹp của cá Otto kém xa cá bút chì. Tuy nhiên về công năng dọn bể, ăn các loại rong tảo có hại thì cá Otto siêng năng không kém gì các loại cá dọn hồ khác. Vì vậy đây là sự lựa chọn khác dành cho bạn trong bộ sưu tập các loại các dọn bể không thể bỏ qua.
Tìm hiểu kỹ hơn: Cá Otto
Lưu ý khi nuôi cá dọn bể
Cá dọn bể nói chung thường sống chủ yếu ở tầng đáy trong hồ cá, vì vậy nếu là người chơi thủy sinh, cần nuôi cá để hỗ trợ dọn dẹp đồ ăn thừa, rong rêu gây hại bạn nên chú ý tránh trồng quá nhiều cây thủy sinh dưới nền. Rất có thể cây thủy sinh sẽ là món ăn của cá dọn bể trong trường hợp cá quá đói.
Khi cho cá ăn chú ý quan sát phần đáy hồ xem đảm bảo dư lượng đồ ăn cần thiết để cung cấp cho cá dọn hồ. Như bạn biết các loại cá dọn bể có thể giành ăn với các loài cá khác, về đêm chúng có thể đuối bám vào thân cá khác để hút nhớt. Vì vậy cho cá ăn no cũng là một cách hạn chế xung đột giữa cá dọn bể và các loại cá trong hồ.
Cá dọn bể không thể thay thế con người 100% trong việc vệ sinh hồ, vì vậy bạn nên thường xuyên quan sát vệ sinh bớt rong rêu bám thành hồ, không nên cho ăn quá nhiều và vớt bớt đồ ăn thừa đọng lại đáy hồ. Tình trạng rong rêu bám quá nhiều hay thức ăn tồn động quá nhiều có thể hủy hoại môi trường nước khiến cá dọn bể dễ mắc bệnh và chết.
Chúc các bạn chọn được loại cá dọn bể phù hợp, phát triển khỏe mạnh.