ảnh Hưởng Của Quang Chu Kỳ đến Sự Ra Hoa
Cây lan bó đuốc cây của sức mạnh và sự may mắn Cây lan bó đuốc cây của sức mạnh và sự may mắn Nghiên cứu về quang chu kỳ và ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến sinh trưởng, ra hoa của cây hoa lan ngọc điểm. Hoa lan ngọc điểm…
Nghiên cứu về quang chu kỳ và ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến sinh trưởng, ra hoa của cây hoa lan ngọc điểm.
Hoa lan ngọc điểm
Các tác giả trên thế giới cũng đã quan tâm nghiên cứu về quang chu kỳ và kỹ thuật tác động nhằm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển của cây.
Kannika Banyai et al. (2010) [51 ] đã nghiên cứu ảnh hưởng của quang chu kỳ và axit Giberilic (GA3) đến sự ra hoa trái mùa của hoa lan ngọc điểm Rhynchostylis gigantea (Lindl.) Ridl. Cây 2,5 năm tuổi đặt trong điều kiện tự nhiên và trong điều kiện ngày ngắn (10:14h sáng: tối) phun GA3 3000 ppm và đối chứng không ứng dụng GA3, từ tháng 6 đến tháng 9.
Kết quả thấy rằng khi cây chỉ được xử lý ngày ngắn hoặc chỉ được phun GA3 3.000 ppm và xử lý ngày ngắn với phun GA3 3.000 ppm cho hoa sớm hơn đáng kể so với đối chứng cây trồng trong điều kiện tự nhiên. Phân tích hàm lượng dinh dưỡng thực vật cho thấy hàm lượng N và P trong tháng hai là thấp nhất trong các cây được phun GA3 và sai khác có ý nghĩa so với công thức này không xử lý GA3.
Tuy nhiên, hàm lượng K trong tháng 9 là thấp nhất ở cây trồng trong điều kiện ngày ngắn và sai khác có ý nghĩa so với các cây trồng trong điều kiện tự nhiên.
Watthanasrisong et al. (2010) [69] đã nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện ngày ngắn với nhiệt độ thấp đến sinh trưởng của hoa lan ngọc điểm Rhynchostylis gigantea (Lindley) Ridley var. alba Hort cây 3 năm tuổi trong điều kiện tự nhiên hoặc ngày ngắn (sáng: tối là 10:14 giờ) với nhiệt độ thấp (18°C) vào các thời điểm khác nhau trong năm (tháng 3, tháng 4 và tháng 5), là 30, 60 và 90 ngày.
Kết quả cho thấy. Cây hoa lan xử lý trong điều kiện nhiệt độ thấp. Trong tháng 4 và xử lý ngày ngắn 90 ngày cho thời gian ra hoa dài hơn những cây trong điều kiện tự nhiên khoảng 40 ngày. Những cây trồng trong tháng 5 trong điều kiện ngày ngắn 30 ngày, cho thời gian ra hoa dài nhất và có ý nghĩa nhất so với các điều kiện khác. Hoa của những cây được trồng trong tháng tư, xử lý ngày ngắn 30 ngày có ý nghĩa đáng kể hơn so với những cây phát triển trong điều kiện tự nhiên khoảng 6 ngày.
Tác giả Phengphachanh et al. (2012) [62], đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ dài ngày và GA3 đến quá trình nở hoa và ngưỡng hoóc môn nội sinh trong quá trình ra hoa của hoa lan ngọc điểm (Rhynchostylis gigantea (Lindley) Ridley).
Cây 3 năm tuổi được trồng trong điều kiện tự nhiên ngày ngắn (10 giờ sáng) kết hợp với GA3 ở nồng độ 0 và 3000ppm trong 3 tháng.
Kết quả cho thấy ngày ngắn có thể kích thích cây ra hoa nhanh hơn trong điều kiện tự nhiên trong vòng 2 tuần. Abscisic acid (ABA) trong lá giảm ở tất cả các thí nghiệm xử lý GA3 trong điều kiên tự nhiên. Giá trị ABA nhỏ nhất ở 30 ngày. Hơn nữa, dưới điều kiện ngày ngắn. GA3 làm giảm ABA ở lá. Ở chồi, hàm lượng ABA tăng lên trong 0 đến 30 ngày ở tất cả các thí nghiệm. Sau đó GA3 hầu như làm giảm hàm lượng ABA ở điều kiện tự nhiên. Trong khi hàm lượng ABA giữ ổn định trong điều kiện ngày ngắn. Mặt khác, GA3 có tác dụng phân hủy Trans-Zeatin Riboside (T-ZR) trên lá trong điều kiện ngày ngắn, nhưng việc này không xảy ra ở chồi cây hoa lan ngọc điểm.
Tác giả kết luận: “Sự giảm của ABA và tăng T-ZR trên lá hoặc chồi có thể liên quan đến sự xuất hiện mầm hoa và nở hoa của hoa lan ngọc điểm đặc biệt trong điều kiện ngày ngắn”.
Rhynchostylis gigantea (Lindl.) Ridl. thường ra hoa trong thời gian mùa đông, tháng 1 – tháng 2.
Có một số kết quả nghiên cứu đã công bố rằng: trồng lan Rhynchostylis gigantea dưới điều kiện ngày ngắn có thể ra hoa nhanh hơn so với điều kiện tự nhiên.
Phengphachanh Bounma et al. (2013) tiến hành nghiên cứu để xác định các biểu hiện gen trong quá trình khởi phát hoa của cây. Cây lan R. gigantea trồng trong điều kiện tự nhiên và điều kiện ngày ngắn. Các đỉnh chồi của cây được thu thập 5 ngày 1 lần, sau đó, mỗi mẫu được sử dụng để chiết suất RNA tổng số và cDNA tổng hợp. Năm mươi tám mồi với oligo dT12VA, dT12VC, dT12VG và dT12VT được sàng lọc.
Kết quả phân tích đa hình cho thấy 9 TDFBs (TDFB2 đến TDFB10) có những tương đồng với các promoter gen (1) gen kích thích hoa đặc biệt của Oncidium Gower Ramsey, (2) các bảng mã hóa gen protein của Phalaenopsis equestris và (3) xuân hóa gây ra quá trình chuyển đổi gen của hoa
Dendrobium nobile. Nghiên cứu này có thể gợi ý rằng ngày ngắn là một yếu tố thuận lợi ảnh hưởng đến khởi phát ra hoa. Trong thời gian đó, TDFB2 đến TDFB10 đã được phát hiện có liên quan tới sự khởi phát ra hoa của hoa lan ngọc điểm
Rhynchostylis gigantea [63].
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu trên thế giới đều khẳng định: ánh sáng ngày ngắn, nhiệt độ thấp và ứng dụng phun GA3 trong điều kiện áp dụng đơn lẻ hay kết hợp đều có tác dụng kích thích hoa lan ngọc điểm ra hoa sớm. Ngoài ra, các nghiên cứu về vấn đề này còn được thực hiện trên một số loài lan khác có đặc điểm tương tự với hoa lan ngọc điểm.
Goh and Yang (1979) [47] khi nghiên cứu ảnh hưởng các chất điều hoà sinh trưởng (BA, GA3, IAA) lên sự phát triển cành hoa Dendrobium lai (D. Lady Hochoy, D. Buddy Shepler x D. Peggy Shaw) đã nhận thấy ra hoa ở Dendrobium cần Cytokinin (BA), còn GA3 thì giúp tăng nhẹ ảnh hưởng của BA và IAA giúp tăng cường hiệu quả của BA.
Goh năm 1979 cũng nghiên cứu hormon điều hòa quá trình ra hoa ở lan Dendrobium Luisae cho thấy hoa chỉ xuất hiện ở cuối giai đoạn tăng trưởng dinh dưỡng ở giả hành.
Ở giả hành trưởng thành thì Cytokinin (BA) kích thích ra hoa. Giberelic acid tăng cường hiệu quả của BA, nhưng bản thân nó thì không có hiệu quả kích thích ra hoa. Cụ thể là BA ở nồng độ 10-3M, số chồi hoa trưởng thành là 6 so với BA ở nồng độ 10-4M là 4, tổng số cây ra hoa là 80%. Nhưng khi kết hợp BA (10 – 4M) và GA3 (10-4M) thì số chồi hoa trưởng thành là 7, tổng số cây ra hoa là 100%, đồng thời chiều dài cành hoa dài hơn và thời gian phát triển cành hoa ngắn hơn khoảng 1 -2 ngày (7-8 ngày). Trong khi đối chứng không xử lý thì không có khả năng ra hoa.
Vichiato et al. (2007) [68] nghiên cứu về sự kéo dài thân Dendrobium nobile Lindl. bằng cách phun GA3 để giúp cây sinh trưởng nhanh.
Kết quả cho thấy tăng chiều cao 64,08% và tăng chiều dài lá 44,27%, đồng thời làm giảm 50% đường kính giả hành và 56,09% chiều rộng lá. Hàm lượng GA3 có thể dùng từ 50-400 mg/lít. Cũng trong năm 2007, Kim Hor Hee et al. (2007) [52] cũng xác định nồng độ BA 11,1 μM đã giúp cảm ứng ra hoa của cây sau khi trồng 6 tháng trong ống nghiệm ở loài Dendrobium Chao Praya Smile.
Hoa lan Dendrobium được sử dụng phổ biến như các loài hoa khác ở Úc vì loài hoa lan này là một trong các loại hoa có màu sắc rực rỡ và có số hoa trên cành nhiều.
Nambiar et al. (2012) [58] đã rất quan tâm trong việc phát triển các phương pháp để thúc đẩy ra hoa sớm của loài lan Dendrobium thương mại. Trong nghiên cứu này, các tác động tiềm năng của benzylaminopurine (BAP) gây sản xuất hoa tự của một cây lai Dendrobium (Dendrobium Thiên Thần Trắng) đã được nghiên cứu. Cây con Dendrobium được phun các nồng độ BAP khác nhau.
Kết quả cho thấy việc áp dụng BAP tăng tỷ lệ sản xuất cụm hoa, ra hoa sớm hơn và đóng góp vào sự khác biệt trong chiều dài cụm hoa và số lượng lá và hoa được sản xuất. Tuy nhiên, việc áp dụng BAP không ảnh hưởng đáng kể kích thước của những bông hoa. Nghiên cứu này cho thấy BAP là một hoóc môn sinh trưởng cây trồng tiềm năng có thể đẩy nhanh quá trình ra hoa của Dendrobium Thiên thần trắng. Tỷ lệ ra mầm hoa ở nồng độ 200mg/l BAP là 85%, tiếp theo 250 mg/l (75%) và 300 mg/l (45%).
Điều này khẳng định rằng các ứng dụng của ngoại sinh BAP thúc đẩy sản xuất mầm hoa trong Dendrobium Thiên thần trắng, mặc dù tỷ lệ ra hoa không khác biệt đáng kể trong các cây xử lý 100 và 150 mg/l BAP.
Ngành sản xuất hoa công nghiệp ở Brazil tương ứng khoảng một tỷ đô la và sự phát triển kỹ thuật kiểm soát ra hoa của cây được yêu cầu rất cao.
Jean Cardoso et al. (2012) [50], năm 2012 đã nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của axit gibberellic (GA3) đến sinh trưởng và phát triển sinh sản của cây non Hồ Điệp lai Phalaenopsis FSNT ‘Dai-Itigo có hoa màu hồng. Việc áp dụng GA3 được phun lên lá ở nồng độ 0, 125, 250, 500 và 1000mg/L. Chiều dài của lá tăng lên đáng kể khi sử dụng GA3 ở nồng độ thấp, nhưng chiều rộng lá giảm. Việc áp dụng GA3 125 mg/l cho thấy kết quả tốt nhất để thúc đẩy ra hoa sớm và chất lượng hoa phong lan lai này.
Trong xử lý này, khoảng 50% các cây xử lý với GA3 ra hoa sớm hơn khoảng 6-12 tháng so với các cây không được xử lý. Chất lượng của hoa tốt nhất với nồng độ 125 mg/l GA3. Tác giả cũng cho thấy đã có sự tương quan giữa chiều dài lá (cm) và tỷ lệ ra hoa (%) của lan Hồ Điệp 12 tháng tuổi khi phun ở các nồng độ GA3 khác nhau (r2=0,64; y =2,92x -11,31).
Tee et al.(2008) [67] đã nghiên cứu sự cảm ứng ra hoa của phong lan Dendrobium sonia.
Kết quả cho thấy, 17 cây con của Dendrobium sonia được sử dụng để cảm ứng ra hoa trong in vitro. Cảm ứng tạo chùm hoa và ức chế sự phát triển của rễ trong môi trường ½ MS có bổ sung 20 mM N (Đạm) và 6- benzyladenine (BA). Môi trường với P (Lân) và N hàm lượng thấp có hiệu quả để tạo ra chùm hoa trong khi môi trường với P thấp và hàm lượng N chỉ có hiệu quả để thúc đẩy hình thành chồi. Ngoài ra, đã tạo ra một chùm hoa trong in vitro để có thể nhân và duy trì mà không cần qua một giai đoạn thực vật nào khác. Đã tìm thấy các hình thái khác nhau của hoa trong in vitro như cấu trúc hoa không đầy đủ, bất thường và không bị lộn ngược hoa trong in vitro.
Nhìn chung, trong các nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật đã đề cập đến các vấn đề về quang chu kỳ, nhiệt độ, đặc biệt các tác giả đã quan tâm nghiên cứu về hoóc môn tăng trưởng của cây lan nói chung và hoa lan ngọc điểm nói riêng.
Kết quả cho thấy, một số hoóc môn tăng trưởng có liên quan rất lớn đến sinh trưởng và ra hoa của cây lan. Trong đó, GA3 có tác dụng kéo dài thân, lá của lan Hoàng Thảo, tăng cường sinh trưởng chiều dài lá lan Hồ Điệp và kích thích cây ra hoa sớm trên lan ngọc điểm, Hồ Điệp, Hoàng Thảo. Đây là cơ sở để đề tài đưa ra các nghiên cứu về tác động phun GA3 nhằm kích thích sinh trưởng, ra hoa và chất lượng hoa trên hoa lan ngọc điểm.
ĐINH THỊ DINH
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC HOA LAN ĐAI CHÂU (RHYNCHOSTYLIS GIGANTEA (LINDLEY) RIDLEY) Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM