Bài tập trắc nghiệm -Bài 26 Cơ Cấu ngành Công Nghiệp Địa Lý Lớp 12

Hiệu quả mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở TP. Hồ Chí Minh Hiệu quả mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở TP. Hồ Chí Minh Bài 26. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP 1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành Câu 1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành được biểu hiện ở A….

Hiệu quả mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở TP. Hồ Chí Minh
Hiệu quả mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở TP. Hồ Chí Minh

Bài 26. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành

Câu 1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành được biểu hiện ở

A. số lượng các ngành công nghiệp trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

B. mối quan hệ giữa các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

C. tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

C. sự phân loại các ngành công nghiệp theo từng nhóm.

Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu làm cho cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta khá đa dạng và tương đối đầy đủ các ngành là do

A. quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

B. nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường.

C. đất nước hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.

D. tài nguyên thiên nhiên đa dạng.

Câu 3. Ý nào dưới đây là lợi thế trong nước cho việc phát triển công nghiệp hiện nay?

A. Nguồn nhiên liệu rất đa dạng. B. Nguồn lao động đông đảo, giá rẻ.

C. Nguồn vốn đầu tư dồi dào. D. Thị trường xuất khẩu rộng.

Câu 4. Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có các nhóm ngành công nghiệp

A. công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.

B. công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

C. công nghiệp năng lượng, công nghiệp vật liệu, công nghiệp sản xuất công cụ lao động, công nghiệp chế biến và hàng tiêu dùng.

D. công nghiệp nhóm A, công nghiệp nhóm B; sản xuất, phân phối điện, nước, khí đốt.

Câu 5. Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta hiện nay không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Tương đối đa dạng.

B. Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm.

C. Ôn định về tỉ trọng giữa các ngành.

D. Đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới.

Câu 6. Cơ cấu ngành công nghiệp (theo ba nhóm) ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng:

A. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác.

B. tăng tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác.

C. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác.

D. giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến và tăng tỉ trọng các nhóm ngành khác.

Câu 7. Một trong những đặc điểm quan trọng của cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta là

A. đang nổi lên một số ngành trọng điểm.

B. đang ưu tiên cho các ngành công nghiệp tuyền thống.

C. đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng đòi hỏi nguồn vốn lớn.

D. đang chú ý phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Câu 8. Ý nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay?

A. Có thế mạnh lâu dài.

B. Đem lại hiệu quả cao về kinh tế – xã hội, môi trường.

C. Có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

D. Có tính truyền thống, không đòi hỏi về trình độ và sự khéo léo.

Câu 9. Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay

A. công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

B. công ngiệp dệt – may, công nghiệp cơ khí – điện tử.

C. công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp hóa chất – phân bón – cao su.

D. luyện kim đen và luyện kim màu.

Câu 10. Tồn tại của cơ cấu ngành công nghiệp nước ta là

A. tỉ trọng của công nghiệp khai thác còn lớn và có chiều hướng tăng dần.

B. tốc độ tăng trưởng của một số ngành công nghiệp khai thác còn chậm.

C. nhập toàn bộ nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

D. tốc độ tăng trưởng của một số ngành công nghiệp chế biến còn chậm.

Câu 11. Cơ cấu của ngành công nghiệp nước ta chuyển dịch, không phải do:

A. đường lối phát triển công nghiệp của nước ta.

B. sự tác động của thị trường.

C. theo xu hướng chung của toàn thế giới.

D. tác động của các thiên tai trong thời gian gần đây.

Câu 12. Hướng nào dưới đây không được đặt ra để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?

A. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nặng.

B. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ.

C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

D. Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.

Câu 13. Để công nghiệp đáp ứng được những nhu cầu mới của đất nước, trong cơ cấu ngành công nghiệp, không cần phải

A. đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản.

B. tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí.

C. đưa công nghiệp điện lực đi trước một bước.

D. đưa các ngành công nghiệp nặng đi trước một bước.

Câu 14. Điểm nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp ?

A. Nâng cao chất lượng. B. Đa dạng hóa sản phẩm.

C. Hạ giá thành sản phẩm. D. Tăng năng suất lao động.

Câu 15. Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên đi trước một bước là :

A. chế biến nông, lâm, thuỷ sản. B. sản xuất hàng tiêu dùng.

C. điện năng. D. khai thác và chế biến dầu khí.

Câu 16. Công nghiệp hoá dầu nằm trong nhóm ngành :

A. công nghiệp năng lượng. B. công nghiệp vật liệu.

C. công nghiệp sản xuất công cụ. D. công nghiệp nhẹ.

2. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ

Câu 27. Khu vực có mức độ tập trung vào loại cao nhất trong cả nước, nhưng tổng giá trị sản xuất công nghiệp không phải đứng đầu cả nước là

A. dải công nghiệp từ TP Hồ Chí Minh đến Bà Rịa – Vũng Tàu.

B. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận.

C. Đồng bằng sông Cửu Long và khu Đông Bắc Bắc Bộ.

D. Duyên hải miền Trung.

Câu 14. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước được thể hiện:

A. là vùng có tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất trong các vùng.

B. là vùng có các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất nước.

C. là vùng tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp nhất nước.

D. là vùng có những trung tâm công nghiệp nằm rất gần nhau.

Câu 16. Từ Hà Nội, cụm công nghiệp chuyên môn hóa về cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng là:

A. Đáp Cầu – Bắc Giang. B. Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa.

C. Việt Trì – Lâm Thao. D. Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả.

Câu 18. Chuyên môn hóa sản xuất vật liệu xây dựng, phân hóa học thuộc về cụm công nghiệp

A. Việt Trì – Lâm Thao. B. Hòa Bình – Sơn La.

C. Đông Anh – Thái Nguyên. D. Đáp cầu – Bắc Giang.

Câu 18. Chuyên môn hóa sản xuất công nghiệp của cụm Đông Anh – Thái Nguyên là

A. cơ khí, khai thác than. B. thủy điện.

C. hóa chất, giấy. D. cơ khí, luyện kim.

Câu 21. Các trung tâm công nghiệp nằm ở phía tây bắc Hà Nội có hướng chuyên môn hoá về:

A. luyện kim, cơ khí. B. dệt may, vật liệu xây dựng.

C. năng lượng. D. hoá chất, giấy.

Câu 17. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa về thủy điện là hướng

A. Đáp Cầu – Bắc Giang. B. Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa.

C. Hòa Bình – Sơn La. D. Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả.

Câu 17. Dệt, điện, xi măng là chuyên môn hóa sản xuất của cụm công nghiệp

A. Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa. B. Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả.

C. Đáp Cầu – Bắc Giang. D. Việt Trì – Lâm Thao – Phú Thọ.

Câu 22. Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ

A. có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.

B. giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có.

D. có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.

Câu 24. Chiếm 1/2 tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước là vùng

A. Trung du và miền núi phía Bắc. B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 19. Trung tâm công nghiệp quan trọng nhất dọc theo duyên hải miền Trung là

A. Vinh. B. Đà Nẵng. C. Quy Nhơn. D. Nha Trang.

Câu 20. Hoạt động công nghiệp phát triển chậm, rời rạc ở

A. khu vực miền núi Tây Bắc. B. Trung du Bắc Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Tây Nguyên.

Câu 23. Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của

A. tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý thuận lợi.

B. tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn lao động có tay nghề.

C. thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý thuận lợi.

D. tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động, hệ thống giao thông vận tải.

Câu 26. Nguyên nhân làm cho một số vùng gặp nhiều khó khăn trong phát triển công nghiệp là

A. tài nguyên khoáng sản nghèo.

B. nguồn lao động có tay nghề ít.

C. kết cấu hạ tầng còn yếu và vị trí không thuận lợi.

D. các yếu tố tài nguyên, lao động, kết cấu, thị trường… không đồng bộ.

Câu 9. Công nghệ và thiết bị công nghiệp chậm đổi mới đã không gây ra hậu quả là

A. hạn chế năng suất lao động.

B. làm cho sản phẩm thiếu sức cạnh tranh trên thị trường.

C. tạo điều kiện cho hàng hóa nước ngoài tràn vào.

D. nguy cơ nạn cháy rừng vào mùa khô.

Câu 12. Nước ta cần phải chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp để

A. tránh tình trạng phát triển phiến diện, một chiều.

B. hạn chế các rủi ro do thiên tai gây ra.

C. thích nghi với tình hình chung và hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

D. thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

Câu 14. Vấn đề được đặt ra cấp bách trong phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay là :

A. tránh gây mất đất sản xuất nông nghiệp.

B. tránh gây ô nhiễm môi trường.

C. giảm tình trạng chênh lệch giàu nghèo.

D. tránh làm mất đi các ngành công nghiệp truyền thống.

Câu 18. Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là không do tác động của

A. kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý.

B. tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là khoáng sản.

C. nguồn lao động có tay nghề và thị trường.

D. tính chất nóng ẩm của khí hậu nước ta.

Câu 19. Nhân tố nào dưới đây không tác động trực tiếp đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?

A. Vị trí địa lý. B. Tài nguyên thiên nhiên.

C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. D. Thị trường.

Câu 20. Yếu tố dặc biệt quan trọng làm cho các vùng trung du và miền núi của nước ta còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển công nghiệp hiện nay là :

A. thiếu tài nguyên khoáng sản. B. Vị trí địa không thuận lợi.

C. Giao thông vận tải kém phát triển. D. Nguồn lao động có trình độ thấp.

Câu 11. Công nghiệp nước ta phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc ở :

A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ.

C. ven biển miền Trung. D. vùng núi.

Câu 25. Ba vùng có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 80% sản lượng của cả nước là

A. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 15. Hoạt động công nghiệp của nước ta tập trung chủ yếu ở :

A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng và Nam Trung Bộ.

D. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

Câu 28. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế bao gồm

A. khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước, khu vực Trung ương.

B. khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước, khu vực địa phương.

C. khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

D. khu vực Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực tập thể.

Câu 29. Xu hướng chung không phải của sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế là

A. giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước.

B. giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng rất nhanh tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

C. tăng tỉ trọng của khu vực Nhà nước, giảm mạnh tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, tăng nhanh khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

D. tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, tăng rất nhanh tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 30. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất thuộc về khu vực công nghiệp

A. Nhà nước. B. ngoài Nhà nước.

C. có vốn đầu tư nước ngoài. D. ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 31. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đấu tư nước ngoài vào năm 2005 lần lượt là

A. 47,3% , 31,2% và 25,1%. B. 31,2% , 25,1% và 47,3%.

C. 25,1% , 31,2% và 47,3%. D. 25,1%, 47,3% và 31,2%.

Câu 21. Cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng:

A. mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế.

B. tập trung cho thành phần kinh tế Nhà nước.

C. giảm tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước.

D. hạn chế thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 22. Việc mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động công nghiệp nhằm

A. đa dạng hóa sản phẩm.

B. phát huy mọi tiềm năng cho việc phát triển sản xuất.

C. giảm bớt sự phụ thuộc vào nền kinh tế Nhà nước.

D. hạn chế thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 23. Năm 2005, thành phần kinh tế chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta là:

A. kinh tế Nhà nước. B. kinh tế ngoài Nhà nước.

C. kinh tế tư nhân. D. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

bai_tap_trac_nghiem_bai_26_232202118.docx

Bạn đang xem bài viết: Bài tập trắc nghiệm -Bài 26 Cơ Cấu ngành Công Nghiệp Địa Lý Lớp 12. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts