Bài viết chi tiết
Nhận biết thời điểm cây cần phân bón | Phần 2: Cây ra hoa và đậu trái tập trung Nhận biết thời điểm cây cần phân bón | Phần 2: Cây ra hoa và đậu trái tập trung Sản xuất vụ Đông xuân diễn ra trong điều kiện thời tiết diễn biến các tháng đầu…
Sản xuất vụ Đông xuân diễn ra trong điều kiện thời tiết diễn biến các tháng đầu năm 2020, nền nhiệt độ các tháng 12/2019 đến tháng 3/2020 cao hơn nền nhiệt độ trung bình năm trước 1,5-2,50C, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày – đêm lớn.Tháng 4/2020, Quảng Ninh vẫn bị ảnh hưởng của 03 đợt không khí lạnh gây mưa rào và dông, nền nhiệt độ thấp hơn trung bình nhiều năm và thấp hơn cùng kỳ năm trước từ 4,2-4,70C, nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp, công tác chỉ đạo, tổ chức hợp lý phục vụ sản xuất, nên đạt được một số kết quả nhất định.
1. Tình hình sản xuất
(1) Cây lúa
– Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích lúa xuân sớm đang giai đoạn thu hoạch; trà lúa xuân muộn đang tập trung giai đoạn đòng già – trỗ – đỏ đuôi. Dự kiến trên 80% diện tích lúa Đông xuân sẽ cho thu hoạch từ 30/5- 15/6.
+ Trà xuân sớm: 340 ha chiếm 2,1 diện tích, tập trung tại Đông Triều, Quảng Yên, Uông Bí, Hạ Long.
+ Trà xuân muộn: 15.436 ha chiếm 97,9% diện tích.
– Cơ cấu giống: VT, Xi 23, Khang dân 18, Hương Thơm số 1, Kim Cương, BC15, RVT, TBR225, Đài thơm,… đạt 14.190 ha chiếm 88,0% tổng diện tích. Trong đó lúa thuần chất lượng cao (Bắc thơm 7, Đài thơm RVT,…) 9.800 ha, chiếm 61,4% diện tích, bằng 106,5% cùng kỳ năm trước.
Ảnh: Cánh đồng lúa khu vực miền Tây
– Diện tích lúa lai là khoảng 1.557 ha, chiếm 9,76% diện tích lúa Đông xuân Các giống lúa lai chủ yếu Nhị ưu 838, Bắc ưu 903,…
– Diện tích lúa gieo sạ đạt trên 6.203 ha chiếm 38,9% diện tích lúa Xuân, bằng 90,6% so với cùng kỳ. Một số địa phương có diện tích gieo thẳng cao là Đông Triều 3.160 ha, Quảng Yên 1.326 ha…
(2). Cây rau, hoa, màu vụ Đông Xuân
– Cây ngô: Diện tích gieo trồng ước đạt 4.130 ha đạt 100% kế hoạch, bằng 103,2% cùng kỳ. Một số giống ngô chủ yếu: Giống LVN (LVN4, LVN10, LVN14); giống NK6654, NK4300, NK66, giống Bioseed 9698, giống nếp MX, HN88… Năng suất dự kiến đạt 40,2 tạ/ha, sản lượng đạt 17.350 tấn.
– Cây rau các loại: Diện tích đã gieo trồng được 8.300 ha, đạt 102,5% so với kế hoạch, bằng 104,3% so với cùng kỳ. Năng suất đạt ước đạt 146 tạ/ha, sản lượng đạt 121.180 tấn.
– Cây khoai lang diện tích 2.300 ha đạt 106,7% so với kế hoạch, bằng 104,4% so với cùng kỳ. Năng suất ước đạt 61 tạ/ha, sản lượng đạt 14.030 tấn.
– Cây lạc diện tích 1.800 ha đạt 104,1% so với kế hoạch, bằng 102,1% so với cùng kỳ. Năng suất ước đạt 18 tạ/ha, sản lượng 3.240 tấn.
– Cây đậu tương diện tích 220 ha đạt 100% so với kế hoạch, bằng 111,1% so với cùng kỳ. Năng suất ước đạt 13,5 tạ/ha, sản lượng 300 tấn.
– Cây trồng khác (mía, sắn, khoai sọ, dong riềng, hoa,…): 2.023 ha, bằng 90,5% so với kế hoạch, bằng 100% so với cùng kỳ (riêng cây dong riềng hiện đang trồng ,dự kiến hết trung tuần tháng 4 hoàn thành), Diện tích ước đạt 120 ha.
(3). Cây ăn quả, cây công nghiệp
– Tổng diện tích cây ăn quả ước đạt 7.023 ha, trong đó: Diện tích na là 1.206,8 ha, đang trong giai đoạn ra hoa – quả non; Diện tích Cây vải, nhãn là 3.257,9 ha, hiện nay đang ở giai đoạn quả non (riêng vải sớm: đang thu hoạch); Diện tích cây có múi là 709,4 ha hiện đang giai đoạn hoa-quả non…
– Cây chè diện tích: 1.056 ha trong đó chè kinh doanh 1.053,9 ha. Năng suất bình quân đạt từ 69 tạ/ha.
Ảnh: Vải chín sớm Phương Nam – Uông Bí
2. Kết quả triển khai “Cánh đồng lớn”
(1) Một số địa phương đã triển khai thành công nhiều “cánh đồng lớn” như thị xã Đông Triều, Quảng Yên,… Trong vụ Đông xuân 2019 – 2020, toàn tỉnh triển khai sản xuất trên 17 “cánh đồng lớn” với diện tích 745,6 ha sản xuất lúa (giảm 98,4 ha so với năm 2019 do ảnh hưởng của chuyển đổi đất lúa sang mục đích phi nông nghiệp tại thị xã Quảng Yên). Cụ thể:
– Tại thị xã Đông Triều đã có 13 xã, phường thực hiện xong Phương án dồn điền, đổi thửa với tổng số 29 vùng, triển khai các cánh đồng lớn về lúa, tổng diện tích 700,4 ha, các giống chủ yếu là Hương thơm, BC15, Bắc Thơm,..
– Tại thị xã Quảng Yên tổ chức sản xuất “cánh đồng lớn” tại xã Liên Vị là 45,2 ha.
Ảnh: Cánh đồng chè Hải Hà
(2) Kết quả triển khai một số vùng sản xuất tập trung
Thực hiện định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, các địa phương đã xây dựng và phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực có lợi thể của tỉnh gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp dựa trên 3 nhóm sản phẩm là nhóm cây có lợi thế cạnh tranh và tăng giá trị gia tăng lớn, nhóm sản phẩm tiềm năng và nhóm sản phẩm hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi. Cụ thể một số vùng sản xuất tập trung trồng cây hàng năm vụ Đông xuân 2019-2020:
a. Vùng trồng lúa chất lượng cao:
– Tại Quảng Yên, trong vùng sản xuất tập trung vụ Xuân 2020 đã gieo cấy được tổng diện tích trên 1.880 ha lúa chất lượng cao chiếm 48,3% tổng diện tích lúa toàn thị xã. Cơ cấu giống lúa gieo cấy chủ yếu trên các cánh đồng lớn là BC 15, TBR225, RVT, Kim Cương, Thiên ưu 08, Đài Thơm.
– Tại Đông Triều, trong vùng quy hoạch tập trung sản xuất vụ Xuân 2020 đã gieo cấy được tổng diện tích 1.490 ha lúa chất lượng cao, chiếm 35,5% tổng diện tích lúa toàn thị xã. Cơ cấu giống chủ yếu là Hương Thơm, Bắc thơm, BC 15, RVT, TBR225,…
b. Vùng trồng rau an toàn: Được triển khai tại thị xã Quảng Yên, TX Đông Triều, TP Hạ Long, huyện Đầm Hà, Riên tại TX Quảng Yên Sản xuất rau an toàn vụ xuân, gieo trồng trên diện tích 186 ha đất canh tác (Tiền An đạt 137 ha, Cộng Hòa đạt 49 ha), diện tích gieo trồng đạt 744 ha (hệ số quay vòng đất 4 lần), sản lượng ước đạt 16.368 tấn rau, củ, quả.
c. Vùng trồng hoa tại Hạ Long, Đông Triều, Quảng Yên diện tích đạt 130 ha, tổng giá trị bán các loại hoa đạt trên 80 tỷ đồng.
d. Vùng trồng cây dong riềng:
Vụ Đông xuân 2019 – 2020 diện tích trồng dong riềng tập trung tại Bình Liêu ước đạt 63 ha, Tiên Yên ước đạt 60 ha, giảm 47 ha so với năm 2019.
3. Tỷ lệ áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất lúa (làm đất, gieo cấy, thu hoạch, chế biến,…);
– Tỷ lệ áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất lúa trong khâu làm đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 14.690 ha (đạt 92,1% tổng diện tích gieo cấy) .
– Tỷ lệ áp dụng cơ giới hoá trong sản xuất lúa trong khâu thu hoạch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ước đạt: 12.585 ha (đạt 78,9% tổng diện tích gieo cấy).
4. Một số mô hình sản xuất điển hình, những tiến bộ mới được áp dụng trong sản xuất vụ Đông Xuân 2019 – 2020
– Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khoai tây Atlantic trên địa bàn thị xã Đông Triều với Công ty ORION Việt Nam. Vụ Đông 2019 trên địa bàn thị xã trồng được 216,9 ha khoai tây với mức độ cơ giới hóa 100% trong khâu làm đất và thu hoạch khoai tây giúp giảm được chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân. Tổng sản lượng thu được 1.529 tấn củ với tổng doanh thu đạt 10,7 tỷ đồng, giá trị bình quân 49,3 triệu đồng/ha.
– Tổng diện tích cây trồng được chứng nhận VietGAP trên địa bàn tỉnh là 900 ha trong đó diện tích vải chín sớm tại Uông Bí được chứng nhận là 290 ha, vụ vải 2019-2020 tổng sản lượng vải chín sớm Uông Bí ước đạt 4.000 tấn, bằng 200% so cùng kỳ 2018-2019, tổng thu nhập ước đạt khoảng 90 tỷ đồng, bằng 166,7% so với cùng kỳ.
5. Công tác Bảo vệ thực vật
– Do chủ động trong công tác điều tra dự tính, dự báo và chỉ đạo phòng trừ kịp thời các đối tượng sinh vật gây hại trên cây trồng vì vậy về cơ bản các đối tượng sinh vật gây hại không gây ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng lúa vụ đông xuân năm 2019-2020.
+ Trên cây lúa: Diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ 2.980 ha tăng 1.254,5 ha so CKNT, diện tích phòng trừ 5.130 ha; bệnh đạo ôn lá diện tích nhiễm 353,5 ha tăng 131,8 ha so CKNT, diện tích phòng trừ 952 ha; chuột nhiễm 331,1 ha, tăng 296,1 ha so với CKNT, diện tích phòng trừ 50 ha; Rầy nâu, rầy lưng trắng nhiễm 175 ha giảm 877,9 ha so CKNT, diện tích phòng trừ 861 ha; bệnh đạo ôn cổ bông nhiễm 4,7 ha giảm 2,8 ha so CKNT; bệnh bạc lá – đốm sọc vi khuẩn diện tích nhiễm 128 ha giảm 67 ha so với CKNT, diện tích phòng trừ 600 ha; bệnh khô vằn nhiễm 445 ha giảm 621 ha so CKNT, diện tích phòng trừ 1.250 ha,…
+ Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) tiếp tục gây hại trên diện tích ngô xuân giai đoạn 5-9 lá tại Vân Đồn, Hạ Long, Ba Chẽ, Đầm Hà, Móng Cái, Tiên Yên, diện tích nhiễm 53,1 ha (nặng 0,2 ha). Ngoài ra, các đối tượng sinh vật hại: rệp, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá gây hại tập trung giai đoạn ngô xoáy nõn – trỗ cờ, mức độ gây hại tương đương cùng kỳ năm trước.
Một số giải pháp thời vụ và cơ cấu giống cho sản xuất lúa vụ mùa 2020 trong báo cáo sơ kết của ngành được đưa ra nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất; bố trí thời vụ làm mạ, làm đất và gieo cấy lúa mùa đảm bảo an toàn, tránh những bất thuận của thời tiết; tăng cường sử dụng các giống lúa ngắn ngày có năng suất, chất lượng, chống chịu khá với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh; mỗi địa phương nên cơ cấu từ 3 – 4 giống lúa chủ lực và 3 – 4 giống lúa bổ sung để thuận lợi cho việc quản lý sâu bệnh hại; Thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ kịp thời sâu bệnh hại nguy hiểm; Có kế hoạch điều tiết nguồn nước tốt, đảm bảo đủ nước cho gieo cấy, chăm sóc lúa sinh trưởng tốt và trỗ an toàn. Đối với sản xuất vụ Đông 2020 theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, chỉ đạo phát triển vụ Đông như một vụ chính, góp phần quan trọng vào tăng trưởng của ngành trồng trọt.