Bán Cây Tuyết Tùng Cảnh đẹp Trang Trí Trong Nhà Với Giá Tốt
Cách Chăm Sóc Cây Tùng Tuyết – Hoa cảnh Đô Xu Cách Chăm Sóc Cây Tùng Tuyết – Hoa cảnh Đô Xu Những ai yêu thích cây Tùng, nhưng không thích sự đồ sộ thì cây Tuyết Tùng chính là một lựa chọn tuyệt vời. Cây đẹp từ hình dáng đến màu sắc, được nhiều…
Những ai yêu thích cây Tùng, nhưng không thích sự đồ sộ thì cây Tuyết Tùng chính là một lựa chọn tuyệt vời. Cây đẹp từ hình dáng đến màu sắc, được nhiều người yêu thích, sử dụng làm cây cảnh trang trí nội – ngoại thất, cây bonsai, cây phong thủy để bàn,….
Điểm nổi bật của cây tùng này là gì? Muốn trồng cây cảnh này có khó không? Giá bán cây Tuyết Tùng có đắt không và mua ở đâu chất lượng và uy tín nhất? Để trả lời những câu hỏi này hãy cùng Cây Ba Miền tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.
Tuyết Tùng là cây gì?
- Danh pháp: Cedrus
- Họ thực vật: Pinaceae – Thông
- Tên thường gọi: Tuyết Tùng, Tùng Tuyết, cây Thông Tuyết
- Nguồn gốc: Cây thân gỗ này có nguồn gốc từ phía Tây dãy núi Himalaya và vùng Địa Trung Hải.
Cây Ba Miền – nơi mua bán cây Tuyết Tùng uy tín, giá tốt
Nếu so với các loại Tùng Tháp, Tùng La Hán, Tùng Đài Loan,… Tùng Tuyết là cái tên khá mới lạ tại thị trường cây cảnh Việt Nam. Nên những đơn vị cung cấp quy mô lớn không có nhiều. Công ty Cây Ba Miền là một trong những địa chỉ cung cấp, mua bán cây Tuyết Tùng chất lượng, số lượng lớn, dịch vụ tốt hàng đầu hiện nay.
Chúng tôi bán đủ các loại từ cây con giống cho đến những cây cảnh Tuyết Tùng lâu năm, cây cổ thụ, cây bonsai. Với hệ thống vườn ươm quy mô “khủng” tại cả miền Bắc (Thái Bình) và miền Nam (Đồng Nai), chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng nguồn cây chất lượng và ổn định, sẵn sàng phục vụ khách hàng từ mua lẻ đến mua sỉ.
Đã có cây cảnh chất lượng rồi, Cây Ba Miền còn phục vụ khách hàng trọn gói với dịch vụ trồng và chăm sóc chuyên nghiệp. Dù bạn muốn mua cây Tuyết Tùng ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên hay Huế, Đà Nẵng, TP HCM, Vũng Tàu, Cần Thơ,… chỉ cần alo số HOTLINE 0961 486 620 (Mr Phúc) hoặc 0363 463 666 (Mr Hùng) chúng tôi sẽ phục vụ tận tình.
Cây Tuyết Tùng cảnh bao nhiêu tiền?
Cây Thông Tuyết này cũng được xếp vào loại “hàng hiếm” nhưng giá của nó cũng khá rẻ. Chỉ khoảng 70.000 – 100.000 đồng bạn đã sở hữu một cây mini với chiều cao khoảng 20 – 25cm. Giá bán cây Tuyết Tùng để bàn chiều cao khoảng 30 – 50cm là khoảng 150.000 – 300.000 đồng.
Tùy theo độ tuổi của cây, số lượng cây khách mua và thời giá thị trường mà mức giá có thể lên hoặc xuống. Ngoài ra còn có các chi phí khác cộng vào như: vận chuyển, thiết kế cảnh quan, công trồng cây.
Riêng với cây Tùng Tuyết bonsai giá bán sẽ vô cùng, có thể dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng/cây. Bởi nó còn tùy thuộc vào công chăm sóc, sự sáng tạo và tâm huyết uốn nắn, tạo dáng của người trồng.
Vui lòng liên hệ số điện thoại 0961 486 620 (Mr Phúc) hoặc 0363 463 666 (Mr Hùng) để nhận báo giá chính xác và đầy đủ nhất. Ngoài giá bán của cây, chúng tôi còn trực tiếp các chi phí đi kèm (nếu có).
Đặc điểm nổi bật của cây cảnh Tuyết Tùng
Loại tùng cảnh này hội tụ đầy đủ cả hương lẫn sắc, là lựa chọn tuyệt vời để trang trí sân vườn, tiểu cảnh và làm cây trang trí trong nhà. Để hiểu hơn về nó hãy cùng Cây Ba Miền khám phá những đặc điểm về hình thái bên ngoài cũng như đặc tính sinh học bên trong của cây Tuyết Tùng.
Đặc điểm hình thái thực vật
Trước tiên là những mô tả chi tiết về hình dáng bên ngoài của cây. Đây là dấu hiệu nhận biết Tùng Tuyết với các loại tùng cảnh khác.
Thân cây
Đây là loại thân gỗ cao, chiều cao cây Tuyết Tùng có thể lên đến 30 – 40m nếu trồng trong tự nhiên. Tuy nhiên, ở Việt Nam rất hiếm gặp Tùng Tuyết tự nhiên, mà chỉ có những chậu cây cảnh nhỏ, cao khoảng 30 – 100cm.
Vỏ có màu xám nâu, cành non có màu xanh pha chút tía. Cành nhánh nhiều, phát triển rộng. Thân già vỏ có những đường rạn nứt hình vuông.
Lá cây
Chồi lá đa dạng hầu hết đều mang theo những chiếc lá dài khoảng 4 – 6cm. Những chiếc lá kim nhỏ sắp xếp trong một dạng xoắn ốc mở trên các lá dài. Trong các cụm xoắn ốc xếp dày đặc từ 15 – 40 lá kim nhỏ, ngắn khoảng 8 – 10mm.
Tùy theo điều kiện thời tiết, môi trường tại khu vực trồng mà màu sắc của lá có sự khác nhau. Màu lá phổ biến nhất là xanh lá phủ thêm một lớp sáp trắng hoặc màu xanh đậm, xanh lá nhạt,…. Ở Việt Nam, lá cây Tuyết Tùng chúng ta thường gặp có màu giống như cây Cúc Mốc. Bạn có thể quan sát kỹ hơn qua hình ảnh dưới đây.
Hoa và Quả
Sự thụ phấn của cây được tiến hàng vào mùa Thu. Tế bào phấn hoa có hình nón hoặc hình trứng. Tế bào này được sản xuất vào cuối mùa hè và kết phấn hoa vào mùa Thu.
Quả của cây Tuyết Tùng nhìn như quả thông mọc ngược, dạng hình thùng, chiều dài khoảng 6 – 12cm, rộng khoảng 4 – 8cm. Quả non có màu xanh và chuyển sang màu xám nâu khi già. Quả có mùi hăng đặc trưng giống như các loại cây khác trong họ nhà Thông.
Tuy nhiên, chỉ những cây sống trong tự nhiên, phát triển thân gỗ cao lớn mới có thể cho quả. Những cây Tuyết Tùng trồng trong nhà làm cảnh, trồng làm cây bonsai thì khá năng cho quả gần như là không.
Hạt
Bên trong quả là các hạt nhỏ có cánh, chúng dài khoảng 10 – 15mm, có một cánh dài 20 – 30mm. Hạt có khả năng tái sinh cao.
> Xem ngay: Đặc điểm nổi bật của cây Tùng Tháp
Đặc điểm sinh học
Cây ưa sáng, có khả năng chịu bóng râm nhất định, đặc biệt là những cây con, chịu râm khá tốt. Tùng Tuyết thích khí hậu ôn hòa mát mẻ, khả năng chịu hạn tốt, chịu lạnh thì tương đối.
Loại cây cảnh này ưa đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, sống được cả trên đất có tính acid và hơi kiềm. Nó khá nhạy cảm với môi trường tích nước, lưu huỳnh đioxit thể khí,… gặp phải lá non nhanh chóng bị héo, cây không phát triển và bị chết.
Trên bề mặt lá của Tuyết Tùng chúng ta thấy có lớp sáp trắng bao phủ. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ độ ẩm cho lá, để lá không bị hanh khô bởi thời tiết.
Tác dụng thiết thực của cây Tuyết Tùng
Với vẻ đẹp xanh tươi, độc đáo cùng khả năng thanh lọc không khí tuyệt vời, cây mang đến rất nhiều lợi ích cho cuộc sống. Hãy cùng Cây Ba Miền tìm hiểu để xem bạn có nên trồng cây trang trí Tuyết Tùng này nha!
Đem đến không gian sống trong lành
Cây cảnh này xanh tốt quanh năm, nó được xếp vào danh sách những cây trồng trong nhà tốt nhất. Nó có khả năng thanh lọc không khí tuyệt vời, có thể hút đi bụi mịn mà mắt thường chúng ta không thấy. Đồng thời cây Tuyết Tùng còn có khả năng hấp thu các chất độc hại trong không khí từ đồ nội thất, vật liệu xây dựng hay các thiết bị điện tử.
Như Cây Ba Miền đã nhắc đến ở trên, cây tùng này được trồng phổ biến để làm cảnh. Chúng được trồng trong các chậu cảnh đẹp để trang trí phòng khách, phòng ngủ hay văn phòng, phòng làm việc giám đốc, nhà hàng, quán cafe,….
Trang trí và làm đẹp không gian
Ngoài việc tỉa tót để cây phát triển tự nhiên, thì nhiều người sẽ bỏ công uốn – tạo dáng để có những tác phẩm bonsai nghệ thuật. Thông Tuyết cũng là cây công trình đẹp để trang trí sân vườn, khuôn viên ngoài trời của các nhà hàng, khách sạn hay khu đô thị, khu sinh thái, resort,…. Trồng ngoài vườn, cây có thể đạt tới chiều cao từ 2 – 5m.
Với màu sắc phủ sáp trắng khá độc đáo, loại tùng cảnh này còn được dùng làm cây thông noel mini. Kết hợp thêm một vài phụ kiện trang trí xinh xắn, lung linh bạn sẽ có ngay một cây thông đẹp cho dịp giáng sinh.
Thu hoạch tinh dầu quý
Đặc biệt, tinh dầu từ gỗ cây Tuyết Tùng được chiết xuất để ứng dụng trong làm đẹp, spa. Loại tinh dầu có hương thơm thanh nhẹ, mộc mạc có tác dụng hiệu quả trong trị liệu tinh thần. Khi sử dụng giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, đầu óc sẽ thư thái, nhẹ nhàng hơn. Thành phần trong tinh dầu này còn có tác dụng trẻ hóa làn da cho chị em phái đẹp.
Ngoài ra, tinh dầu gỗ Tùng Tuyết còn có khả năng xua đuổi côn trùng, chữa một số bệnh về như: vảy nến, nấm da, viêm da, hỗ trợ điều trị viêm phế quản, đau nhức xương khớp.
> Mời quý vị xem thêm: Cây Hoàng Đàn – cây gỗ quý cho hương thơm đặc biệt
Ý nghĩa cây Tuyết Tùng trong phong thủy
Về ý nghĩa phong thủy, cây cảnh này tượng trưng cho những điều may mắn, tài lộc. Cây có tuổi thọ cao, những cây cảnh Tuyết Tùng cổ thụ còn mang ý nghĩa của sự trường tồn, bền bỉ. Dùng nó để làm quà mừng thọ hay tặng cha mẹ, ông bà thay cho lời chúc sức khỏe, bách niên giai lão.
Trồng cây Tuyết Tùng trong nhà còn giúp gia chủ giữ được tiền của, xua đuổi được tà vận và vận khí xấu. Vẻ đẹp cứng cáp và phong trần của cây còn biểu trưng cho đức tính ngay thẳng, thật thà và kiên định của con người.
Theo quan niệm của người phương Đông, Tùng Tuyết là nơi cư ngụ của thần linh, là thông đạo nối lên thiên giới, là cầu nối giữa hai cõi âm – dương. Nó giúp các thành viên trong gia đình có thể kết nối với thần linh và những người đã khuất trong gia đình.
Cây Tuyết Tùng hợp mệnh gì? Tuổi nào?
Theo các chuyên gia phong thủy, giống tùng này hợp nhất với người mệnh Kim. Khi trồng cây trong nhà hoặc đặt để trên bàn làm việc sẽ giúp chủ nhân mệnh Kim có nhiều sức khỏe, may mắn, công việc thuận lợi, thăng tiến không ngừng. Dựa theo mối quan hệ ngũ hành tương sinh, cây Tuyết Tùng cũng hợp với người mệnh Thủy (bởi Kim sinh Thủy).
Dựa theo mệnh Ngũ Hành chúng ta có thể xác định được những tuổi hợp nhất để trồng loại cây cảnh phong thủy này:
Người mệnh Kim là các tuổi: Ất Mùi (1955, 2015), Giáp Ngọ (1954, 2014), Nhâm Dần (1962, 2022), Quý Mão (1963, 2023), Canh Tuất (1970), Tân Hợi (1971), Giáp Tý (1984, 1924), Ất Sửu (1985, 1925), Quý Dậu (1993), Canh Thìn (2000), Tân Tỵ (2001),….
Người mệnh Thủy là các tuổi: Ất Mùi (1955, 2015), Giáp Ngọ (1954, 2014), Nhâm Dần (1962, 2022), Quý Mão (1963, 2023), Canh Tuất (1970), Tân Hợi (1971), Giáp Tý (1984, 1924), Ất Sửu (1985, 1925), Quý Dậu (1993), Canh Thìn (2000), Tân Tỵ (2001),….
> Khám phá: Tác dụng và ý nghĩa của cây Tùng Đài Loan
Cách trồng và chăm sóc cây Tuyết Tùng cảnh
Qua tìm hiểu về sinh thái của cây, chúng ta đã biết cây gỗ cảnh này ưa khí hậu ôn hòa, tiết trời mát mẻ và nó có thể sống cả ở ngoài trời và trong môi trường điều hòa. Cây dễ trồng, cũng không cần chăm sóc quá nhiều. Để các chuyên gia Cây Ba Miền tư vấn cho các bạn các kỹ thuật trồng và chăm sóc cơ bản để có những chậu Tuyết Tùng đẹp, tràn đầy sức sống.
Kỹ thuật trồng cây
Các bước trồng không khác gì các loại cây cảnh trồng trong nhà hay cây công trình thân gỗ khác. Hy vọng với những hướng dẫn chi tiết từ Cây Ba Miền, quý vị có thể tự trồng một cây cảnh đẹp ở nhà.
Cách nhân giống
Cây thân gỗ nên dễ dàng nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Kỹ thuật thực hiện khá đơn giản:
- Chọn cành giâm (không quá non cũng không quá già) từ cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh.
- Chuẩn bị giá thể đất bằng cách trộn đất tơi xốp với xơ dừa, tro trấu và phân chuồng đã ủ hoai (hoặc phân hữu cơ).
- Cắt cành thành những đoạn dài 10 – 15cm
- Nhúng qua dung dịch kích thích ra rễ
- Cắm cành giâm vào chậu, bầu hoặc luống đất đã chuẩn bị trước
- Tưới nước và để chúng vào nơi thoáng mát
- Sau khoảng 10 – 20 ngày cảnh ra rễ và phát triển thành cây con mới.
Ngoài cách phổ biến này, bạn có thể áp dụng phương pháp nhân giống cây Tuyết Tùng bằng hạt. Tuy nhiên, tại Việt Nam hạt chủ yếu được nhập từ nước ngoài, vì cây trồng ở nước ta gần như không bao giờ cho quả và hạt.
Chuẩn bị đất trồng
Chọn đất trồng tơi xốp, có độ dinh dưỡng cao, khả năng thoát nước tuyệt vời. Để tăng thêm độ màu mỡ, tơi xốp chúng ta sẽ trộn thêm phân trâu bò đã ủ hoai mục + phân trùn quế + xơ dừa và tro trấu hoặc mùn cưa. Hoặc bạn có thể mua đất trồng cây đã trộn sẵn ở các cửa hàng cây cảnh.
Thực hiện trồng cây
Khi cây con đã phát triển đạt độ cao khoảng 15cm là có thể mang trồng. Tùy theo mục đích và nhu cầu chúng ta có thể trồng cây trong chậu hoặc trực tiếp ngoài đất.
Chuẩn bị: Ngoài cây giống và đất, chúng ta chuẩn bị thêm chậu trồng hoặc đào hố trồng. Kích thước chậu phải phù hợp với size bầu và chiều cao của cây. Nếu trồng trực tiếp thì cứ đào hố có kích thước rộng gấp 3 lần bầu cây là được.
Tiến hành trồng: Cho đất vào 1/2 hố hoặc chậu. Đặt cây vào chính giữa, căn chỉnh cho đẹp nhất sau đó tiếp tục lấp thêm đất. Chú ý nén chặt phần đất quanh gốc để cây đứng vững. Tưới nước ngay cho cây Tuyết Tùng sau khi trồng.
Điều kiện chăm sóc cơ bản
Tùng Tuyết có khả năng chịu hạn tốt, sức sống mạnh mẽ, chống chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Cho nên việc chăm sóc không có gì khó khăn. Bạn chỉ cần lưu ý đến các điều kiện cơ bản sau:
Ánh sáng
Tuyết Tùng trồng được cả ở trong nhà và ngoài trời, nhưng nó phát triển tốt nhất ở nơi có ánh sáng tự nhiên tốt, thoáng khí. Nếu cây đặt trong nhà, bạn nên chọn những vị trí gần cửa sổ, ban công hoặc trồng trên sân thượng.
Tưới nước
Cây ưa nước trung bình, mỗi tuần chỉ cần tưới 2 – 3 lần với lượng nước vừa đủ ẩm. Cây rất nhạy cảm với môi trường tích nước, tưới nhiều quá sẽ khiến cây bị ngập úng và chết. Nếu cây trồng trong nhà chỉ cần tưới 1 lần/tuần là đủ.
Bón phân
Nhu cầu dinh dưỡng của cây không quá cao, không cần bón thường xuyên. Định kỳ 2 – 3 tháng bón phân cho cây 1 lần. Nên chú ý giai đoạn từ tháng 10 – tháng 1 năm sau. Nên hạn chế bón phân vào mùa hè.
Bạn nên sử dụng phân bón giàu Nitơ, có thể dùng phân NPK (12-6-4). Sau khi bón nên tưới đẫm nước để đất tơi xốp, phân ngấm nhanh hơn.
Trong quá trình chăm sóc cây Tuyết Tùng bạn có thể dùng bánh dầu để làm phân bón gốc. Bánh dầu (bã sau khi ép lấy dầu) giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn.
Phòng trừ sâu bệnh
Giống Tùng cảnh này tuy ít khi bệnh sâu bệnh nhưng nó vẫn có thể bị tấn công bởi một số loại côn trùng như sâu bướm, mọt rễ hoặc bọ ve,…. Bạn nên kiểm tra cây thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh. Có thể bắt bọ bằng phương pháp thủ công sau đó dùng thuốc trừ sâu để phun.
Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc trừ sâu chuyên dụng: Termize 200SC, Lenfos 50EC, chế phẩm sinh học Bacillus thuringiensis hoặc dầu Neem,….
Trên đây là toàn bộ thông tin về cây cảnh Tuyết Tùng. Không khó để bạn sở hữu những chậu cây cảnh đẹp và chất lượng đúng không nào. Cách nhanh gọn và tiết kiệm thời gian và công sức nhất là gọi ngay cho Cây Ba Miền. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ!
Chúc bạn hạnh phúc, an khang, thịnh vượng!