Bảo vệ môi trường biển trong nuôi trồng thủy sản

PS: Để vụ nuôi trồng thủy sản mới thành công PS: Để vụ nuôi trồng thủy sản mới thành công Với 250km đường bờ biển, trên 6.100km2 mặt biển, 40.000ha bãi triều và trên 20.000ha eo vịnh, Quảng Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát huy thế mạnh trong nuôi trồng thủy sản…

PS: Để vụ nuôi trồng thủy sản mới thành công
PS: Để vụ nuôi trồng thủy sản mới thành công

Với 250km đường bờ biển, trên 6.100km2 mặt biển, 40.000ha bãi triều và trên 20.000ha eo vịnh, Quảng Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát huy thế mạnh trong nuôi trồng thủy sản trên biển. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng kéo theo những tác động tiêu cực đến môi trường. Vì vậy, bảo vệ môi trường biển là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà ngành Nông nghiệp đang tập trung hướng đến.

Nhân viên Ban Quản lý Vịnh Hạ Long thu gom rác thải tại các đảo.

Theo tính toán của ngành Nông nghiệp, đối với các lồng nuôi thủy sản công nghiệp, chất thải trong quá trình nuôi có thể chứa đến trên 45% nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác, là điều kiện thuận lợi để tảo độc phát triển. Không chỉ ảnh hưởng từ nguồn thức ăn cho nuôi thủy sản trên biển, vật liệu phao xốp ở các khu nuôi trồng thủy sản tập trung cũng là một trong những yếu tố gây ô nhiễm môi trường, bởi đặc tính không phân hủy, dễ phân tán, vỡ hỏng.
Hiện toàn tỉnh có khoảng 14.506 ô lồng bè nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. Trong đó, phao xốp là vật liệu phổ biến, chiếm khoảng 50% số lượng lồng nuôi, còn lại sử dụng các vật liệu thay thế. Thực tế, theo số liệu của Ban quản lý Vịnh Hạ Long, 6 tháng đầu năm 2020, chỉ tính riêng trong vùng vịnh, số lượng rác thu gom được là hơn 350 tấn, đa số là phao xốp.
Để kiểm soát chặt chẽ môi trường biển trong nuôi trồng thủy sản nói riêng cũng như các hoạt động khác trên biển nói chung, tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư 26 trạm quan trắc môi trường tự động. Các số liệu thu thập của hệ thống quan trắc tự động được cung cấp thông tin công khai để nhân dân biết, giám sát nhằm kiểm soát các nguồn thải lớn có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường biển.
Ngoài ra, Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT) thường xuyên giám sát chất lượng nước vùng nuôi trồng thủy sản. Các đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh trên biển và ven biển thực hiện quan trắc định kỳ môi trường theo đúng quy định và gửi kết quả về Sở TN&MT. Các ngành chức năng của tỉnh cũng đã lập quy hoạch đồng bộ, đưa ra chỉ dẫn, hướng dẫn giúp bà con ngư dân có phương pháp nuôi trồng thủy sản phù hợp, không để gây ảnh hưởng xấu đến môi trường biển.

Phao xốp phủ sơn Line-X (khoanh tròn) được lắp đặt tại làng chài Vung Viêng (Vịnh Hạ Long), thuộc HTX Dịch vụ du lịch Vạn Chài. Ảnh: Sở NN&PTNT cung cấp.

Ông Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: Thời gian tới, ngành Nông nghiệp sẽ chuyển dần từ phương thức nuôi lồng, bè truyền thống, nuôi vùng gần bờ, xung quanh đảo sang nuôi tại vùng biển hở, nuôi xa bờ và nuôi vùng biển sâu theo hình thức công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như sức tải môi trường. Bên cạnh đó, Sở cũng sẽ chủ động nghiên cứu, áp dụng KHCN trong bảo vệ môi trường ở các khu vực nuôi trồng thủy sản.
Để hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là từ phao xốp, từ tháng 1/2019, Sở NN&PTNT đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ Phát triển xanh (GreenHub) thực hiện Mô hình thí điểm phao xốp phủ vật liệu sơn Line-X. Đây là loại sơn có tính trơ cao, có độ nhẵn dễ vệ sinh, không ảnh hưởng đến quá trình nuôi cá.
Ông Tăng Văn Phiến, Giám đốc HTX Dịch vụ du lịch Vạn Chài, chia sẻ: Phao phủ sơn Line-X có nhiều ưu điểm hơn các phao xốp thông thường và thùng phi. Mặc dù chi phí phao xốp phủ sơn Line-X cao hơn so với các vật liệu nổi thông dụng khác, nhưng loại sơn này giúp làm tăng độ cứng, độ bền của các quả phao, giảm được tác động do va đập, hạn chế vỡ, bong phao làm giảm việc sử dụng vật liệu phao xốp đầu vào, hạn chế phát thải rác thải ra môi trường biển. Đồng thời, thời gian sử dụng lâu hơn, có thể lên đến 10 năm và đặc biệt thân thiện với môi trường.
Cùng với việc nghiên cứu nhân rộng mô hình thí điểm phủ sơn Line-X lên phao xốp, để bảo vệ lâu dài môi trường nuôi trồng thủy sản, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 31/2020/QĐ-UBND ngày 31/08/2020 về Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về vật liệu sử dụng làm phao nổi trong nuôi trồng thủy sản lợ, mặn tại Quảng Ninh. Quảng Ninh cũng là địa phương đầu tiên trên cả nước ban hành nội dung này. Đây được coi là công cụ quản lý, rà soát và giám sát chặt chẽ, giảm thiểu được rác thải từ các vật liệu không thân thiện, không bền vững trên vùng biển Quảng Ninh.
Bảo vệ môi trường biển trong nuôi trồng thủy sản cũng là mục tiêu trọng tâm được quy định cụ thể tại Quyết định số 3675/QĐ-UBND ngày 18/9/2018 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, với mục tiêu đến năm 2030, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt khoảng 21.942ha (nuôi nước ngọt là 3.110ha; nuôi mặn, lợ là 18.832ha) và 11.800 ô lồng nuôi biển.
Trong Quyết định số 3675 đã đưa ra một số giải pháp về bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản. Cụ thể, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường; xây dựng kế hoạch phối hợp với đoàn thể, các tổ chức xã hội thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân ở các địa phương nhận thức và tự giác chấp hành tốt các quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường trong các hoạt động thủy sản…

Bạn đang xem bài viết: Bảo vệ môi trường biển trong nuôi trồng thủy sản. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts