Bật mí kỹ thuật nuôi ngan lấy “gan béo” đạt hiệu quả kinh tế

Chi phí nuôi một đàn ngan ( xiêm ) hạch toán chi tiết nhất cho người dân chăn nuôi Chi phí nuôi một đàn ngan ( xiêm ) hạch toán chi tiết nhất cho người dân chăn nuôi “Gan béo” là một từ rất xa lạ ở Việt Nam, nhưng nó là một món ăn…

Chi phí nuôi một đàn ngan ( xiêm ) hạch toán chi tiết nhất cho người dân chăn nuôi
Chi phí nuôi một đàn ngan ( xiêm ) hạch toán chi tiết nhất cho người dân chăn nuôi

“Gan béo” là một từ rất xa lạ ở Việt Nam, nhưng nó là một món ăn rất quen thuộc và phổ biến ở các nước phương Tây, đặc biệt là Pháp. Gan béo có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn gan bình thường. Gan mỡ có thể chế biến thành nhiều món, có thể ăn với bánh mì nướng hoặc chế biến món patê đặc biệt. Để tạo ra những con ngan có gan béo phải có phương pháp nuôi đặc biệt, với tỷ lệ thức ăn cụ thể. Một con ngỗng trung bình có thể có gan nặng từ 700 đến 1.200 gam với giá trung bình là 60 USD / kg.

Nuôi ngan lấy gan

Con ngan, mà bà con trong miền Nam gọi là con vịt xiêm, được xếp vào loại thủy cầm có cơ thể lớn nhất. Nhiều chú ngan cho ta tới 5kg – 6kg thịt. Nuôi ngan cũng không khó. Nó dễ nuôi, dễ sống mà lại lớn nhanh. Nó không đòi hỏi phải tắm táp nhiều như vịt. Thậm chí, nó sống hoàn toàn trên cạn vẫn được. Vì vậy, rất nhiều gia đình đã nuôi ngan. Có bác nông dân nói với tôi: “Nhà em mỗi năm có 7 cái giỗ. Mỗi lần giỗ, em thịt 1 con ngan là đủ. Vì vậy, quanh năm ở nhà em, lúc nào cũng có 2 – 3 con ngan…”.

Các cửa hàng kinh doanh ăn uống cũng thích ngan. Thịt ngan dai hơn và ngọt thịt hơn thịt gà, thịt vịt. Dân nhậu lại thích lai rai với thịt ngan. Họ thích thứ gì thì bà con mình sản xuất ra thứ đó. Thế mới là kinh tế thị trường!

Nhưng ở con ngan còn có một ưu điểm kỳ lạ nữa. đó là việc dùng nó để tạo ra một giống thủy cầm cho ta khối gan khổng lồ. Ở con gà, con vịt và cả con ngan nữa, lá gan của chúng chỉ nặng độ vài chục gram. Ấy vậy mà, các chuyên gia ở Pháp và Hungary đã lai tạo 2 giống ngan và vịt với nhau để tạo ra 1 con lai có gan nặng tới… 1,2kg!

Chọn giống

Chọn giống ngan Pháp thuần chủng nuôi đến 60 ngày tuổi, lựa chọn con cái bán đi, giữ lại các con đực nuôi tiếp đến 90 ngày tuổi. Nuôi bằng thức ăn bình thường có bán trên thị trường.

Khi ngan đã được 90 ngày tuổi, nặng từ 4,5 đến 5kg đem nuôi trên lồng tầng 5 con/m2, có máng nước cho uống đủ 24/24 giờ/ngày.

Chế độ ăn

Các loại thực phẩm

– Ngô hạt (bắp) loại ngô đỏ, vàng không bị mối mọt, không được ô nhiễm thuốc BVTV. Để nguyên hạt đem luộc khi nước vừa sôi thì ngừng không đun nữa – sau 5 đến 10 phút đổ ngô ra cho nguội và bổ sung loại Premix vitamin tổng hợp 2g/con/ ngày.

– Loại Premix này trước đây nhập từ Pháp, nay chúng tôi đã nghiên cứu thay thế hoàn toàn có thể chủ động, có điều thị trường chưa có bán mà phải lấy qua chúng tôi: 1000đ/con/ngày. Nếu nuôi thử, chúng tôi sẽ biếu tặng mấy trăm gam.

Cách nhồi ngan

Khi nhồi ngan có một máng nhồi hình phễu, cuống phễu dài 15cm. Trong phễu có một vòng xoắn ruột gà. Trên hình xoắn này có tay quay, xúc ngô đổ vào phễu và quay thì ngô sẽ đẩy xuống thực quản của ngan.

Ngày nhồi 2 lần vào các giờ cố định buổi sáng và buổi chiều trong ngày, nhồi liên tục như vậy 14 ngày, ngày thứ 15 thì mổ ngan.

Khi nhồi ngan cần 2 người, dùng đùi ép ngan lại và 2 tay giữ cổ ngan. Người thứ hai đưa phễu vào cổ ngan, quay cho ngô đưa xuống thực quản.

Toàn bộ 14 ngày nhồi hết 7- 7,5kg ngô. Ngày đầu chưa quen ngan có thể vẩy ngô ra. Nhưng sau sẽ quen, sau 14 ngày nhồi ngan sẽ tăng trọng được 1,4 – 2kg. Như vậy lúc này ngan rất bự 5,8 – 6,5kg/con. Chú ý thao tác nhẹ nhàng, không ôm vào bụng ngan ảnh hưởng đến gan.

Mổ ngan

Khi mổ ngan cần chuẩn bị chậu nước sạch, có nước đá cho lạnh. Lấy gan ra bỏ vào chậu nước lạnh 1 giờ. Sau đó để vào ngăn mát của tủ lạnh 2 giờ rồi lấy nilon quấn lại từng cái; để lên ngăn đá của tủ lạnh để bảo quản – tìm thị trường tiêu thụ.

Gan tốt có trọng lượng từ 300g/ con – 600g/con, màu vàng nhẹ, không có vết, không có màu ghi. Giá gan có thể bán từ 300.000đ – 400.000đ/kg tuỳ loại to nhỏ.

Chú ý:

– Khi nhồi vỗ béo ngan phải thoáng mát, nhiệt độ chuồng nuôi tốt nhất 20 – 280C. Nếu trên 300C phải chống nóng, nếu nhiệt đó cao dễ bị hỏng.

– Nên nhớ chỉ nhồi ngan được ở con đực, loại ngan Pháp thuần chủng.

Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Bạn đang xem bài viết: Bật mí kỹ thuật nuôi ngan lấy “gan béo” đạt hiệu quả kinh tế. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts