Bể cá thủy sinh trên ban công của ông bố trẻ

Tuyệt Đối Cấm Đặt Bể Cá Ở Vị Trí Này Nếu Không Càng Nuôi Càng Mang Họa, Tán Gia Bại Sản Tuyệt Đối Cấm Đặt Bể Cá Ở Vị Trí Này Nếu Không Càng Nuôi Càng Mang Họa, Tán Gia Bại Sản Đam mê nuôi chim, cá, trồng cây và mong muốn mang một dòng…

Tuyệt Đối Cấm Đặt Bể Cá Ở Vị Trí Này Nếu Không Càng Nuôi Càng Mang Họa, Tán Gia Bại Sản
Tuyệt Đối Cấm Đặt Bể Cá Ở Vị Trí Này Nếu Không Càng Nuôi Càng Mang Họa, Tán Gia Bại Sản

Đam mê nuôi chim, cá, trồng cây và mong muốn mang một dòng suối nhỏ về ban công của mình, anh Quốc Dũng, 35 tuổi, ở quận 2, đã học hỏi kinh nghiệm làm hồ thủy sinh trên các diễn đàn mạng. Dịp 30/4, anh dành 2 ngày nghỉ để thi công.

Bể cá ghép từ kính cường lực 10 mm, đặt trên chân sắt. Bể có chiều dài 2,4 m, có kích thước vừa chiều dài ban công, cao 0,35 m, sâu 0,2 m, dung tích 150 lít nước.

Đam mê nuôi chim, cá, trồng cây và mong muốn mang một dòng suối nhỏ về ban công của mình, anh Quốc Dũng, 35 tuổi, ở quận 2, đã học hỏi kinh nghiệm làm hồ thủy sinh trên các diễn đàn mạng. Dịp 30/4, anh dành 2 ngày nghỉ để thi công.

Bể cá ghép từ kính cường lực 10 mm, đặt trên chân sắt. Bể có chiều dài 2,4 m, có kích thước vừa chiều dài ban công, cao 0,35 m, sâu 0,2 m, dung tích 150 lít nước.

Trong bể, anh thiết kế như một dòng suối, có khúc cây ngâm nước, sỏi, cát dưới lòng suối, trên bờ có đá, cây. Đoạn giữa bể để thưa thớt, nhằm vừa tạo vẻ đẹp, vừa vẫn giữ tầm nhìn. Lắp đặt bể xong, anh thường xuyên thay nước để loại bỏ các tạp chất trong bể, giúp nước trong dần. Sau 10 ngày, anh mới thả cá.

Một trong những điều đáng ngại của người chơi hồ thủy sinh là ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào, làm nóng và nhanh mọc rêu. Bể của anh Dũng cũng gặp hiện tượng này chỉ sau chục ngày. Nhiều người khuyên anh nên đưa bể vào trong nhà.

Tuy nhiên dưới góc nhìn của anh Dũng, tại sao sông suối ngoài tự nhiên chịu bao nắng mưa vẫn xanh tươi, cá vẫn khỏe mạnh và nước trong mát? “Tôi không bỏ cuộc, cố gắng tìm giải pháp xử lý rêu hại và hạ nhiệt”, anh Dũng nói.

Trong bể, anh thiết kế như một dòng suối, có khúc cây ngâm nước, sỏi, cát dưới lòng suối, trên bờ có đá, cây. Đoạn giữa bể để thưa thớt, nhằm vừa tạo vẻ đẹp, vừa vẫn giữ tầm nhìn. Lắp đặt bể xong, anh thường xuyên thay nước để loại bỏ các tạp chất trong bể, giúp nước trong dần. Sau 10 ngày, anh mới thả cá.

Một trong những điều đáng ngại của người chơi hồ thủy sinh là ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào, làm nóng và nhanh mọc rêu. Bể của anh Dũng cũng gặp hiện tượng này chỉ sau chục ngày. Nhiều người khuyên anh nên đưa bể vào trong nhà.

Tuy nhiên dưới góc nhìn của anh Dũng, tại sao sông suối ngoài tự nhiên chịu bao nắng mưa vẫn xanh tươi, cá vẫn khỏe mạnh và nước trong mát? “Tôi không bỏ cuộc, cố gắng tìm giải pháp xử lý rêu hại và hạ nhiệt”, anh Dũng nói.

Anh tự mày mò nghiên cứu, sau đó hiểu rằng bể cá cần đảm bảo cân bằng tự nhiên, tức dòng chảy phải thông, không tù đọng. Thời gian đầu, mỗi ngày anh cố gắng thay nước sáng, chiều, nhưng vẫn “không ăn thua”. Cho đến khi anh lắp hệ thống thay nước tự động, mỗi ngày bơm vào ra 3-4 lần, mỗi lần thay 20-30% lượng nước trong bể thì tình trạng rêu xanh giảm hẳn.

Sài Gòn có những ngày nắng nóng lên đến 37 độ, việc thay liên tục giúp nước trong, sạch, mát, không còn lo cá chết. Bên cạnh đó, anh lắp đèn UV để khử tảo.

Anh tự mày mò nghiên cứu, sau đó hiểu rằng bể cá cần đảm bảo cân bằng tự nhiên, tức dòng chảy phải thông, không tù đọng. Thời gian đầu, mỗi ngày anh cố gắng thay nước sáng, chiều, nhưng vẫn “không ăn thua”. Cho đến khi anh lắp hệ thống thay nước tự động, mỗi ngày bơm vào ra 3-4 lần, mỗi lần thay 20-30% lượng nước trong bể thì tình trạng rêu xanh giảm hẳn.

Sài Gòn có những ngày nắng nóng lên đến 37 độ, việc thay liên tục giúp nước trong, sạch, mát, không còn lo cá chết. Bên cạnh đó, anh lắp đèn UV để khử tảo.

Tiếp theo, anh thiết kế một hệ thống rèm thông minh, kết nối với smarthome. Rèm sẽ tự động nhận vừa đủ ánh sáng cho bể thì buông xuống che mát cho bể cá. Cách này vừa mang ánh sáng tự nhiên cho bể, lại giúp tiết kiệm chi phí so với việc lắp hệ thống đèn thủy sinh.

Tiếp theo, anh thiết kế một hệ thống rèm thông minh, kết nối với smarthome. Rèm sẽ tự động nhận vừa đủ ánh sáng cho bể thì buông xuống che mát cho bể cá. Cách này vừa mang ánh sáng tự nhiên cho bể, lại giúp tiết kiệm chi phí so với việc lắp hệ thống đèn thủy sinh.

Trong hồ, ngoài nuôi các loại cá bơi theo đàn cho đẹp, anh Dũng nuôi thêm cá diệt rêu hại, ốc, tôm tép ăn rêu. Con ốc nuôi 3 tháng, giờ to bằng hai ngón tay, đã nở ra nhiều ốc con.

Trong hồ, ngoài nuôi các loại cá bơi theo đàn cho đẹp, anh Dũng nuôi thêm cá diệt rêu hại, ốc, tôm tép ăn rêu. Con ốc nuôi 3 tháng, giờ to bằng hai ngón tay, đã nở ra nhiều ốc con.

Cũng nhờ hệ thống thay nước tự động và rèm thông minh, anh Dũng đỡ rất nhiều công chăm sóc. Hàng ngày anh chỉ thường làm các công việc thực sự thư giãn như cho cá ăn, thi thoảng cắt tỉa cây, còn những việc mất thời gian đã có máy móc lo. Anh dự kiến sẽ lắp thêm máy tự động cho cá ăn để không lo lắng mỗi khi vắng nhà.

Cũng nhờ hệ thống thay nước tự động và rèm thông minh, anh Dũng đỡ rất nhiều công chăm sóc. Hàng ngày anh chỉ thường làm các công việc thực sự thư giãn như cho cá ăn, thi thoảng cắt tỉa cây, còn những việc mất thời gian đã có máy móc lo. Anh dự kiến sẽ lắp thêm máy tự động cho cá ăn để không lo lắng mỗi khi vắng nhà.

Toàn bộ chi phí làm bể cá hết 15 triệu đồng. Hiện mỗi tháng anh Dũng mất không quá 100 nghìn đồng tiền điện cho bể cá. Nước thải ra được tận dụng để tưới cây quanh nhà.

Đến giờ bể cá đã bước sang tháng thứ 4, hoạt động ổn định. “Bằng việc kết hợp yếu tố cân bằng tự nhiên và công nghệ IoT (Internet of Things), tôi đã làm cho ‘điều không thể’ thành hiện thực”, anh tự hào nói.

Toàn bộ chi phí làm bể cá hết 15 triệu đồng. Hiện mỗi tháng anh Dũng mất không quá 100 nghìn đồng tiền điện cho bể cá. Nước thải ra được tận dụng để tưới cây quanh nhà.

Đến giờ bể cá đã bước sang tháng thứ 4, hoạt động ổn định. “Bằng việc kết hợp yếu tố cân bằng tự nhiên và công nghệ IoT (Internet of Things), tôi đã làm cho ‘điều không thể’ thành hiện thực”, anh tự hào nói.

Bên cạnh bể cá, anh Dũng còn nuôi chim, làm hòn non bộ nhỏ cho thỏa đam mê được nghe chim hót, tiếng suối róc rách, đàn cá tung tăng bơi lội ngay trong căn chung cư của mình.

Bên cạnh bể cá, anh Dũng còn nuôi chim, làm hòn non bộ nhỏ cho thỏa đam mê được nghe chim hót, tiếng suối róc rách, đàn cá tung tăng bơi lội ngay trong căn chung cư của mình.

Từ ngày có không gian này, cả gia đình anh Dũng đều thích ngồi ban công mỗi khi rảnh rỗi. “Mỗi lúc con tôi khóc mà được đặt nôi ra ban công ngắm cá thì gương mặt phởn lắm, nín khóc luôn”, anh Dũng cho hay.

Mới đây anh Quốc Dũng chia sẻ hình ảnh bể cá lên một group đã thu hút đến 1.500 bình luận. Vẫn như trước, rất nhiều người không thể tin anh lại đặt được bể thủy sinh ngoài trời. Họ bình luận: “Bác chuẩn bị tinh thần ăn cá rán, cá kho, cá hấp, cá om dưa, canh cá….chưa?”, “Nắng to thì cá bơi ngửa không bác”… Số đông khác ngạc nhiên và tò mò vì cách anh Dũng đặt bể cá ở ban công, khắc phục được yếu tố rong rêu. Nhiều người xin được anh chỉ kinh nghiệm làm bể.

Từ ngày có không gian này, cả gia đình anh Dũng đều thích ngồi ban công mỗi khi rảnh rỗi. “Mỗi lúc con tôi khóc mà được đặt nôi ra ban công ngắm cá thì gương mặt phởn lắm, nín khóc luôn”, anh Dũng cho hay.

Mới đây anh Quốc Dũng chia sẻ hình ảnh bể cá lên một group đã thu hút đến 1.500 bình luận. Vẫn như trước, rất nhiều người không thể tin anh lại đặt được bể thủy sinh ngoài trời. Họ bình luận: “Bác chuẩn bị tinh thần ăn cá rán, cá kho, cá hấp, cá om dưa, canh cá….chưa?”, “Nắng to thì cá bơi ngửa không bác”… Số đông khác ngạc nhiên và tò mò vì cách anh Dũng đặt bể cá ở ban công, khắc phục được yếu tố rong rêu. Nhiều người xin được anh chỉ kinh nghiệm làm bể.

Phan Dương
Ảnh: Quốc Dũng

Bạn đang xem bài viết: Bể cá thủy sinh trên ban công của ông bố trẻ. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts