Bệnh hại cây trồng là gì? 13 bệnh thường gặp và cách khắc phục
Phòng trừ sâu bệnh hại trong thời đại công nghệ 4.0 Phòng trừ sâu bệnh hại trong thời đại công nghệ 4.0 Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây trồng không thể tránh khỏi sự xâm nhiễm của bệnh. Các loại bệnh hại cây trồng thường làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng,…
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây trồng không thể tránh khỏi sự xâm nhiễm của bệnh. Các loại bệnh hại cây trồng thường làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, sản lượng của cây. Cùng tìm hiểu chi tiết “Bệnh hại cây trồng là gì? 13 bệnh hại cây trồng thường gặp và cách khắc phục”.
Khái niệm về bệnh hại cây trồng
Bệnh hại cây trồng chính là hiện tượng cây không bình thường về chức năng. Cụ thể: Sinh lý, cấu tạo, hình thái, cây phát triển kém làm giảm năng suất và phẩm chất hoặc có thể chết.
Nguyên nhân gây nên các bệnh hại cây trồng:
- Do vi sinh vật (vi rus, vi khuẩn, nấm,…): Gây bệnh (lây lan).
- Do điều kiện sinh trưởng – phát triển không thuận lợi (thời tiết, thừa thiếu chất dinh dưỡng,…): Gây ra bệnh (không lây lan).
Tác hại của bệnh hại trong đối với cây trồng
Bệnh hại làm giảm cường độ quang hợp
Quá trình quang hợp suy giảm là do diện tích lá của cây giảm sút rõ rệt hoặc do lá bị biến vàng và hàm lượng diệp lục giảm. Nhiều cây bị bệnh, lá bị rụng hoặc cây thấp lùn, lá nhỏ, lá biến dạng xoăn cuốn hay cây còi cọc ít lá,… Trong mọi trường hợp cường độ quang hợp đều bị giảm.
Bệnh làm biến đổi về cường độ hô hấp
Đa số các trường hợp cường độ hô hấp tăng cao ở giai đoạn đầu của nhiễm bệnh. Sau đó giảm sút dần hoặc giảm đi nhanh chóng tuỳ theo các đặc điểm kháng hay nhiễm bệnh của cây ký chủ.
Bệnh làm giảm quá trình trao đổi chất
Ở các cây trồng bị bệnh có hiện tượng sự vận chuyển, phân bố, điều hoà các chất đạm, gluxit bị phá vỡ.
Bệnh làm cây bị mất nước
Cường độ thoát hơi nước tăng mạnh sẽ làm cây mất nước. Sở dĩ xảy ra hiện tượng này là do ký sinh đã phá huỷ hệ rễ và mạch dẫn nước ở cây trồng. Một số ký sinh phá vỡ thân cây làm cây bị chảy nhựa và nước từ các bó mạch ra ngoài (hiện tượng xì mủ).
- Ký sinh có thể tác động tới độ thẩm thấu của màng tế bào, phá vỡ mô bảo vệ bề mặt lá, cành,… Điều này làm tê liệt khả năng đóng mở của khí khổng và thuỷ khổng.
- Ký sinh gây hại ở bó mạch dẫn thường làm bó mạch bị tắc, các chất gôm. Hoặc có thể tạo các khối u làm tắc bó mạch (bệnh sùi cành chè). Bệnh có thể gây héo vàng, hay gây héo xanh.
Làm biến đổi cấu tạo của tế bào, mô cây
Bệnh hại làm sưng tế bào, tăng kích thước tế bào bất bình thường (như bệnh phồng lá chè) tạo khối u do tế bào sinh sản quá độ (như bệnh sưng rễ bắp cải, sùi cành chè) gây chết mô và đám chết trên các bộ phận bị hại: Lá, thân, cành, củ, quả.
Quá trình tổng hợp và trao đổi chất của cây như: Trao đổi đạm, gluxit, chất khoáng, chất điều hoà sinh trưởng cũng bị rối loạn và phá vỡ. Phá huỷ chế độ nước sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình đồng hoá, sự sinh trưởng, phát triển và tích luỹ vật chất của cây. Làm thay đổi chức năng sinh lý – thay đổi cấu tạo của tế bào và mô. Và cuối cùng trong những trường hợp bệnh nặng có thể dẫn đến cây chết.
13 bệnh hại cây trồng thường gặp hiện nay
- Bệnh phấn trắng
- Bệnh thán thư
- Bệnh loét cây
- Bệnh héo rũ trắng gốc
- Bệnh đốm đen
- Bệnh đốm lá
- Bệnh thối cổ rễ
- Bệnh gỉ sắt
- Bệnh bồ hóng
- Bệnh tuyến trùng
- Bệnh mốc xám
- Bệnh cháy lá, khô ngọn
- Bệnh rệp aphid
Biện pháp khắc phục bệnh hại trên cây trồng
Tùy vào giống cây trồng, loại cây trồng, thời điểm và giai đoạn mang bệnh,… sẽ có giải pháp cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi cây trồng nên hạn chế và tránh những điều sau:
- Không trồng với mật độ quá dày trong mùa mưa.
- Không trồng liên tục nhiều vụ hay nhiều năm trên cùng một mảnh đất, ruộng,… Bà con nông dân nên luân canh hay xen canh 2-3 năm.
- Tránh gây thương tích ở thân cây, cành lá, rễ,… trong quá trình khắc phục bệnh hại.
- Không bón quá nhiều phân bón, dẫn đến dư thừa dinh dưỡng,…
- Nhổ bỏ và tiêu hủy ngay các cây mang mầm bệnh để tránh lây lan.
- Có biện pháp kịp thời, tránh cây ủ mầm bệnh lâu, khó khắc phục.
Bệnh hại trên cây gây thiệt hại mùa màng, giảm chất lượng và sản lượng cây trồng. Trường hợp, bà con nông dân không muốn sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, vui lòng liên hệ TTP GLOBAL để được tư vấn và hỗ trợ giải pháp phù hợp.
Tham khảo thông tin liên quan:
- TOP 3 phân hữu cơ hỗ trợ cây trồng hấp thu dinh dưỡng hiệu quả
- Cơ chế hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng