BỆNH NẤM HỒNG TRÊN CÂY CÀ PHÊ – PHÒNG TRỊ RA SAO?

Bệnh nấm hồng trên cây cà phê là loại bệnh không còn xa lạ gì đối với bà con trồng cà phê ở nước ta. Tại các vùng chuyên canh cà phê, bà con rất cần trọng đối với loại bệnh này. Đây là bệnh do một loại bào tử nấm gây nên là chủ…

Bệnh nấm hồng trên cây cà phê là loại bệnh không còn xa lạ gì đối với bà con trồng cà phê ở nước ta. Tại các vùng chuyên canh cà phê, bà con rất cần trọng đối với loại bệnh này. Đây là bệnh do một loại bào tử nấm gây nên là chủ yếu. Bà con cần có hiểu biết sâu về chúng để biết cách phòng trị phù hợp. Mục đích là để mùa màng bội thu và nâng suất không bị sụt giảm.

Tên thường gọiBệnh mốc hồng, phấn hồng
Tác nhânCorticium salmonicolor

Dấu hiệu của bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Để nhận biết bệnh nấm hồng, quý bà con có thể quan sát các dấu hiệu sau đây:

  • Ban đầu, bệnh thường tấn công trên chùm quả và cành non. Biểu hiện là xuất hiện những đốm nhỏ màu trắng giống như bụi phấn.
  • Tiếp đó, nấm bệnh lan rộng thành những mảng lớn trên bề mặt lá, quả và cành, có màu phấn hồng nhạt.
  • Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển sang cành lớn và thân chính của cây.
  • Bệnh thường xuất hiện nhiều ở các vị trí trên cây có đọng nước và ít ánh sáng. Ví dụ: phần phía dưới cành, khe quả, chùm quả, kẽ lá,…
  • Bệnh nặng sẽ làm cho chùm trái và cành lá bị nấm tấn công bị khô héo, phủ nhiều bụi màu hồng. Sau đó chúng chết khô dần trên cây.

Bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Nguyên nhân gây nên bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Nguyên do gây nên bệnh này chủ yếu là loài nấm Corticium salmonicolor. Loại nấm này thường sinh trưởng mạnh vào lúc mùa mưa. Bệnh thường bắt đầu gây hại vào khoảng tháng 6-7, đỉnh điểm là tháng 9 và sau đó giảm dần.

Mật độ trồng cây cà phê không phù hợp là nguyên nhân chính gây ra bệnh nấm hồng trên cây cà phê. Nấm hại phát triển hệ thống vòi hút ăn sâu vào phần thân của cây để hút các chất dinh dưỡng. Chúng làm cho hệ thống mạch dẫn của cây bị tàn phá. Kết quả là khiến cho cây dần vàng úa, khô héo rồi chết.

Giai đoạn mà bệnh nấm hồng phát triển mạnh thường xảy ra khi cây đang nuôi trái, gây ra tình trạng non rụng nhiều và ảnh hưởng đến năng suất và sức sinh trưởng của cây. Nếu gặp điều kiện thuận lợi như trời mưa nhiều, gió mạnh, bệnh nấm hồng trên cây cà phê có thể bùng phát thành dịch nhanh chóng.

Cách thức trị bệnh nấm hồng cà phê

Khi cây bị bệnh, bà con nên khẩn trương cắt bỏ những lá, quả, cành có dấu hiệu nhiễm bệnh. Sau đó, bà con hay đem chúng tiêu hủy để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Đối với những cây đã bị tấn công, bà con có thể dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật như Hexaconazole, Albendazole, Validamycin,… để phun vào cho cây.

Ngoài ra, bà con cần chủ động phòng trừ bệnh nấm hồng cho cây cà phê. Cụ thể là bà con nên phun thuốc phòng bệnh ít nhất 1-2 lần mỗi năm vào đầu và giữa mùa mưa. Khi bệnh đã xuất hiện, phun 2-3 lần cách nhau 7-10 ngày, Mục đích là để tiêu diệt hoàn toàn nấm bệnh. Để tăng hiệu quả của thuốc, bà con nên phun vào những ngày trời mát, không gió. Bà con nên tránh những ngày nắng gắt hoặc mưa dầm.

Cách thức phòng bệnh nấm hồng cà phê

Để giảm thiểu tình trạng số cây bị bệnh nấm hồng, bà con có thể sử dụng các biện pháp sau:

  • Trồng cà phê với mật độ phù hợp với từng giống. Đối với giống phân tán mạnh, bà con nên gieo trồng với khoảng cách 3m – 3,5m. Đối với giống cà phê giao tán vừa phải như xanh lùn, cà phê dây, bà con nên trồng với mật độ 2,8m.
  • Tỉa cành cho cây cà phê ít nhất 2 lần mỗi năm. Trước và sau khi bón phân hoặc thu hoạch, bà con cần cắt cành và bẻ chồi để giữ cho tán cây thông thoáng.
  • Bón phân cân đối cho vườn cà phê. Sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng hoai, hoặc vỏ trấu đã ủ) chứa các chủng nấm đối kháng Trichoderma sẽ có tác dụng tốt để phòng bệnh.
  • Sử dụng các giống cà phê có khả năng kháng bệnh cao và sinh trưởng mạnh mẽ.
  • Thường xuyên kiểm tra vườn cà phê để kịp thời phát hiện các cá thể bị bệnh. Cùng với đó là tiến hành cắt bỏ, tiêu hủy và xử lý bệnh nhanh chóng, hiệu quả.

Hy vọng những chia sẻ về bệnh nấm hồng trên cây cà phê từ ABA Chemical sẽ giúp quý bà con đạt được một mùa màng bội thu!

Tham khảo một số giải pháp phòng trị đốm vòng từ ABA Chemical

aba-chemical-gia-cong-thuoc-bvtv-thuoc-tru-benh-biorosamil-72wp-mancozeb-64-metalaxyl-4-adl0091

  • Tên sản phẩm: Biorosamil 72WP
  • Phân loại: Thuốc trừ bệnh
  • Thành phần: Mancozeb (64%) và Metalaxyl (8%)
  • Phân dạng: Bột hoà tan trong nước (WP)
  • Quy cách: 100gr
  • Hiệu quả tác động: Loét sọc mặt cạo cao su, nấm hồng cà phê
  • Liều dùng: 0,25 – 0,3%
  • Đơn vị nhập khẩu và cung ứng tại Việt Nam: ABA Chemical

Xem thêm:

Liên hệ ngay hotline tư vấn: 0877 877 655 – 0899 476 777

——————————————————————-

ABA CHEMICAL – KIẾN TẠO THÀNH CÔNG

  • Nhập khẩu – cung ứng hóa chất và sản phẩm theo yêu cầu.
  • Nguyên cứu & phối chế, gia công sản xuất sản phẩm.
  • Cung ứng vật tư bao bì, thiết kế in ấn nhãn mác, video review kỹ thuật sản phẩm và công nghệ sản xuất.
  • Định hướng kinh doanh, tư vấn pháp lý ngành & đào tạo chuyển giao kỹ thuật.

Hotline: 0877 877 655 – 0899 476 777

Email: contact@abachemical.com

Website: www.abachemical.com

Địa chỉ: 51 Nguyễn Cư Trinh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bài viết: BỆNH NẤM HỒNG TRÊN CÂY CÀ PHÊ – PHÒNG TRỊ RA SAO?. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts