Bồ Công Anh
Cách Phân Biệt 3 Loại Bồ Công Anh Mọc Dại Trong Vườn Cách Phân Biệt 3 Loại Bồ Công Anh Mọc Dại Trong Vườn Cây Bồ Công Anh – Tên tiếng Anh là Dandelion. Là loại cây mọc dại, nhưng bồ công anh lại có tác dụng chống viêm giảm đau hỗ trợ chữa bệnh…
Cây Bồ Công Anh – Tên tiếng Anh là Dandelion. Là loại cây mọc dại, nhưng bồ công anh lại có tác dụng chống viêm giảm đau hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày, sưng tấy và thải độc cho gan…
Cây dược liệu Bồ Công Anh
- Tên khoa học: Lactuca indica L.
- Tên gọi khác: Rau bồ cóc, Diếp dại, Mũi mác.
- Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, hơi đắng, tính hàn. Quy vào các kinh can, vị.
- Bộ phận dùng: Thân, lá.
- Đặc điểm sản phẩm: Lá mỏng nhăn nheo, nhiều hình dạng, mặt trên màu nâu sẫm, mặt dưới màu nâu nhạt, vị hơi đắng. Đoạn thân dài 3 – 5 cm, tròn, thẳng, mặt ngoài màu nâu nhạt.
- Phân bố vùng miền: Thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Việt Nam: Phân bố rải rác khắp mọi nơi: Trung du, đồng bằng.
- Thời gian thu hoạch: Vào khoảng tháng 5 – 7, lúc cây chưa ra hoa hoặc bắt đầu ra hoa.
I. THÔNG TIN CHI TIẾT CÂY BỒ CÔNG ANH
1. Mô tả thực vật Bồ Công Anh
- Là cây nhỏ, cao 0,60m đến 1m, có thể cao tới 3m.
- Thân mọc thẳng, nhẵn, không cành hoặc rất ít cành đôi khi có đốm tía.
- Lá mọc so le, có nhiều hình dạng; lá phía dưới dài 30cm, rộng 5-6cm, gần như không cuống,chia thành nhiều thùy hay răng cưa to thô, lá phía trên ngắn hơn, nguyên chứ không chia thùy, mép có răng cưa thưa. Thân và lá đều chứa nhũ dịch màu trắng đục như sữa , vị hơi đắng .
- Cụm hoa hình đầu tụ họp thành chùy dài , 20- 40 cm, mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá , phân nhánh nhiều, mỗi nhánh mang 2 -5 đầu, tổng bao hình trụ, mỗi đầu có 8– 10 hoa màu vàng hoặc vàng nhạt, tràng hoa có lưỡi dài, ống mảnh, nhị 5, bao phấn có đỉnh rất tròn, tai hình dùi, vòi nhụy có gai .
- Quả bế màu đen, có mào lông trắng nhạt, 2 cạnh có cánh , 2 cạnh khác giảm thành một đường lồi .
2. Phân bố:
- Thế giới: Bồ công anh phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Bắc bán cầu Được trồng tại châu Âu, tại Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Nhật Bản, Philippin, Indonesia, mọc hoang, không ai trồng, chỉ dùng với tính chất tự cung cấp , Ấn Độ.
- Việt Nam: Bồ công anh mọc hoang tại nhiều tỉnh miền bắc nước ta, ít thấy trồng. Trồng dễ dàng bằng hạt. Ở hầu hết các tỉnh miền núi đồng bằng độ cao không quá 1500 m .
- Bồ công anh là cây ưa ẩm và ưa sáng, thường mọc trên những nơi đất tương đối màu mỡ, nhất là các bãi bồi ven sông, vườn bỏ hoang hoặc nương rẫy.
3. Bộ phận dùng Cây Bồ Công Anh
- Cả cây bồ công anh thu hái vào tháng 5-7 lúc này chưa có hoa.
4. Thu hái, chế biến và bảo quản
- Thu hái: Mùa trồng vào các tháng 3-4 hoặc 9-10, sau 4 tháng có thể bắt đầu thu hoạch. Thu hái vào khoảng tháng 5 – 7, lúc cây chưa ra hoa hoặc bắt đầu ra hoa, loại bỏ lá già, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.
- Chế biến: Rửa sạch lá, cắt đoạn 3 – 5 cm, phơi khô để dùng.Nấu cao: Rửa sạch, phơi khô, nấu thành cao đặc (1 ml cao tương đương 10 g dược liệu). Thường nhân dân ta dùng lá, lá hái về dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô dùng dần. Thường hay dùng tươi. Không phải chế biến gì đặc biệt. Thu hái vào khoảng tháng 5 – 7, lúc cây chưa ra hoa hoặc bắt đầu ra hoa, loại bỏ lá già, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô.
- Bảo quản: Để nơi khô, thường xuyên phơi lại, tránh mốc, mục mốc.
5. Mô tả cây dược liệu Bồ Công Anh
- Đối với dược liệu khô: Lá mỏng nhăn nheo, nhiều hình dạng, thường có lá hình mũi mác, gần như không có cuống, mặt trên màu nâu sẫm, mặt dưới màu nâu nhạt, mép lá khía răng cưa, to nhỏ không đều. Có lá chỉ có răng thưa hay gần như nguyên. Gân giữa to và nổi nhiều.
- Đoạn thân dài 3 – 5 cm, tròn, thẳng, lõi xốp, đường kính khoảng 0,2 cm, mặt ngoài màu nâu nhạt, lốm đốm, có mấu mang lá hoặc vết tích của cuống lá.
6. Thành phần hóa học chính
- Nước, protid, glucid, xơ, tro và carotene, vitamin C.
- Theo một số nghiên cứu nước ngoài thì cây chứa lactuxerin là một ete axetic của hai thứ rượu nhị no lactuxerola α và lactuxerola β ngoài ra còn 3 chất đắng có tên acid lacturic, lactucopicrin và lactuxin. Lactucopicrin là este p.hydroxy phenylaxetic của lactuxin.
- Ngoài ra còn có β amyrin , taraxasterol , germanicol.
7. Tác dụng – Công dụng Bồ Công Anh
- Tác dụng : Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm tán kết.
- Chủ trị: Mụn nhọt sang lở, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Công dụng : Chữa bệnh sưng vú, tắc tua sữa, mụn nhọt đang sưng mủ, hay bị mụn nhọt, đinh râu , áp xe , tràng nhạt. Dùng uống trong chữa bệnh đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.
8. Cách dùng và liều dùng:
Liều dùng: Mỗi ngày 20-40g lá tươi hoặc 10-15g lá khô hay cành và lá khô.
- Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác, thường dùng dưới dạng thuốc sắc có thêm đường cho dễ uống.
- Dùng giã nát đắp ngoài, không kể liều lượng
9. Kiêng kỵ:
- Các chứng âm hư hoặc tràng nhạc, ung nhọt đã vỡ cấm dùng.
Bài thuốc từ cây dược liệu Bồ Công Anh
Chữa sung vú, tắc tia sữa:
- Hái 20g đến 40g lá bồ công anh tươi, rửa sạch, thêm ít muối giã nát, vắt lấy nước uống, bã dùng đắp lên nơi vú sung đau.
- Thường chỉ dùng 2-3 lần là đỡ.
Chữa ăn uống kém tiêu, hay bị mụn nhọt
- Lá bồ công anh khô 10 đến 15g , nước 600 ml ( 3 bát ) sắc còn 200 ml ( 1 bát ) ( có thể đun sôi kỹ và giữ sôi trong vòng 15 phút . Uống liên tục trong 3-5 ngày , có thể kéo dài hơn.
Đơn thuốc chữa đau dạ dày:
- Lá bồ công anh khô 20g , lá khôi 15g , lá khổ sâm 10g . thêm 300 ml nước sắc đun sôi trong vòng 15 phút thêm ít đường vào uống ( chia 3 lần uống trong ngày ).
- Uống liên tục trong vòng 10 ngày nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục cho đến khi khỏi
Thuốc tiêu độc sung vú , mụn nhọt:
- Bồ Công Anh ( 12g ) , ké đầu ngựa ( 12g ) , vòi voi ( 12g) , liên kiều (12g ) , kim ngân hoa ( 10g) , kinh giới ( 10g ) , hạ khô thảo ( 10g ) , cỏ mần trầu ( 10g ) .
- Tất cả phơi khô thái nhỏ , sắc với 400 ml nước còn 100 ml uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa mụn nhọt, làm nhọt chóng chin , vỡ mủ:
- Lá bồ công anh tươi phối hợp với lá phù dung , rễ vông vang hoặc rễ gai , giã đắp.
Món Ăn với Bồ Công Anh
Các món ăn với Bồ Công Anh như xào, luộn, salad, nấu canh cũng là một món ăn bổ dưỡng với dược liệu bồ công anh tốt cho sức khỏe hàng ngày.
Các món nấu với bồ công anh cũng rất đơn giản, xào nấu như các loại rau thông thường khác, mà không đòi hỏi cầu kỳ nhiều.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Dược điển Việt Nam IV
- Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam tập 1 , 2
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi
Tham khảo thêm
Theo kết quả công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Windsor của Canađa cho biết chất được chiết xuất từ rễ cỏ bồ công anh của Trung Quốc có thể khiến các tế bào k bạch huyết “tự chết”.
Sau khi phát hiện hai bệnh nhân ung bướu máu không thể điều trị bằng liệu pháp hóa trị đã khỏe lên sau một thời gian uống trà cỏ bồ công anh, các nhà nghiên cứu đã chiết xuất và thử nghiệm chất từ rễ bồ công anh đối với những tế bào k bạch cầu.
Công trình thử nghiệm đã rất thành công khi các tế bào k bạch cầu “tự chết” trong vòng 24 giờ, trong khi các tế bào bình thường không bị ảnh hưởng.
Theo GS Sinh, trong y học cổ truyền bồ công anh có vị ngọt, khí bình cho nên thanh được phế, lợi được hung cách, hóa được đờm, tiêu tan được tích kết, chữa được những chứng mụn nhọt, nuôi dưỡng được âm phận, mát huyết, cứng xương, cứng răng…
Bồ Công Anh Trong Gió là hình ảnh mà các bạn trẻ rất thích thú !