Bức tranh ngành gỗ công nghiệp Việt Nam – Điểm danh 2 “ông lớn” dẫn đầu

Thực hư năng lực sản xuất của doanh nghiệp sản xuất gỗ ép xuất khẩu | VTV24 Thực hư năng lực sản xuất của doanh nghiệp sản xuất gỗ ép xuất khẩu | VTV24 Trong 5 năm trở lại đây, ngành gỗ công nghiệp Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ, ghi nhận mức…

Thực hư năng lực sản xuất của doanh nghiệp sản xuất gỗ ép xuất khẩu | VTV24
Thực hư năng lực sản xuất của doanh nghiệp sản xuất gỗ ép xuất khẩu | VTV24

Trong 5 năm trở lại đây, ngành gỗ công nghiệp Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ, ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc 31%/năm. Nhưng điều đáng nói ở đây là lợi nhuận phần lớn lại chỉ tập trung vào 2 cái tên dẫn đầu. Hãy cùng Topnoithat khám phá 2 doanh nghiệp này là ai, và khám phá những điểm mới mẻ trong ngành công nghiệp gỗ nước nhà thời gian gần đây.

Nếu ở thế kỷ 19, vật liệu sắt thép lên ngôi, ở thế kỷ 20 là thời kỳ của bê tông cốt thép, thì chắc hẳn bạn sẽ dễ dàng nhận ra gỗ là nguyên liệu chiếm xu thế trong thế kỷ 21. Vậy phải chăng chúng ta đang quay lại thời kỳ của ông bà ngày xưa, dùng đồ gỗ, làm nhà gỗ? Không phải vậy, gỗ tự nhiên đâu còn nhiều để con người khai thác và sử dụng. Thay vào đó, gỗ công nghiệp được phát triển hơn, đáp ứng nhu cầu trang trí nội thất gia đình, văn phòng hiện đại.

Với những ưu thế vượt trội của mình, dự kiến gỗ công nghiệp sẽ ngày càng phổ biến hơn và có thể “soán ngôi” của gỗ tự nhiên. Từ đó đưa ngành kinh doanh này trở thành một thị trường đầy tiềm năng thu hút sự quan tâm không chỉ đến từ các công ty trong nước mà cả những doanh nghiệp nước ngoài.

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về các loại gỗ công nghiệp, hãy xem bài viết chi tiết này nhé: Gỗ Công Nghiệp

Thị trường gỗ công nghiệp: Quy mô hơn 70 tỷ USD, tốc độ phát triển hơn 30%/năm

Theo báo cáo của Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt giá trị gần 12,5 tỷ USD trong năm 2020. Mục tiêu xuất khẩu của ngành gỗ và sản phẩm gỗ năm 2021 đạt từ 14,5 tỷ USD, tăng khoảng 9,6% so với năm 2020.

Trong 3 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ngành chế biến gỗ đạt 3,7 tỷ USD, tăng 41,5 % so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường xuất khẩu đồ gỗ gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc hiện nay chiếm 90% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản.

Riêng đối với các sản phẩm gỗ dán, báo cáo được thực hiện bởi các Hiệp hội gỗ VIFOREST, HAWA, BIFA, FPA Bình Định và Tổ chức Forets Trends về ngành công nghiệp gỗ dán Việt Nam (plywood) công bố tháng 6/2020, tổng nhu cầu của mặt hàng gỗ dán trên toàn cầu vào năm 2018, đạt khoảng 160 triệu m3, tương đương giá trị kim ngạch 72,7 tỷ USD.

Trong đó, Mỹ là thị trường khổng lồ trong việc tiêu thụ gỗ dán và là quốc gia nhập khẩu gỗ dán lớn nhất thế giới. Ngược lại, Trung Quốc là nhà cung cấp gỗ dán lớn nhất toàn cầu. Cùng với Trung Quốc, Việt Nam thuộc top đầu các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dán.

Vào năm 2019, giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 790 triệu USD, chiếm 5% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam tăng 19% so với năm 2018.

Tại thị trường trong nước, con số thống kê của Tổng cục lâm nghiệp và nguồn khảo sát sơ bộ của các Hiệp hội gỗ, tính đến 6 tháng đầu năm 2020, cả nước có 115 doanh nghiệp trực tiếp sản xuất gỗ dán với tổng sản lượng năm 2019 đạt 3,07 triệu m3, trong đó số dự án có vốn FDI là 53.

Điều đáng nói là dường như các nhà đầu tư ngoại đang để ý đến thị trường Việt Nam. Số liệu cho thấy, số dự án FDI vào ngành sản xuất gỗ dán có biến động rất lớn. Giai đoạn 1995 – 2014 chỉ có 11 dự án FDI, tuy nhiên từ năm 2015 đến hết tháng 6 tháng 2020 đã có thêm 42 dự án FDI đầu tư vào sản xuất gỗ dán.

Đồng thời trong 5 năm trở lại đây, ngành gỗ dán của Việt Nam có tốc độ phát triển mạnh mẽ, đạt bình quân trên 31%/năm.

Hai “ông lớn” dẫn đầu về lợi nhuận trong ngành sản xuất gỗ công nghiệp

Tham khảo thị trường hiện nay, có thể thấy các nhà thầu nội thất đã dần chuyển mình sang sử dụng gỗ công nghiệp thay vì đóng khung với các loại gỗ tự nhiên. Một phần là do giá cả thị trường tăng cao, sử dụng gỗ công nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm và có thể tiếp cận với phân khúc khách hàng rộng hơn. Chất lượng của gỗ công nghiệp làm nội thất cũng ngày càng được nâng tầm hơn, không thua kém gì với gỗ tự nhiên. Ưu điểm của gỗ công nghiệp là sự đa dạng về màu sắc, mẫu mã nên cũng được nhiều người yêu thích hơn. Vì thế việc chuyển sang dùng gỗ công nghiệp lại trở thành xu hướng.

Với những lợi thế đó, không khó để lí giải vì sao ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn gỗ công nghiệp để đầu tư.

Điểm danh các công ty sản xuất và cung cấp gỗ công nghiệp tại thị trường Việt Nam như:

  • Gỗ An Cường
  • Dongwha
  • VRG Kiên Giang
  • Minh Long
  • Mộc Phát
  • Thanh Thuỳ
  • Kim Tín
  • Ba Thanh
  • Kim Long
  • Yên Lâm
  • Phúc Thành An

Theo khảo sát từ các năm 2017 – 2019, dựa trên số liệu doanh thu thuần có thể xếp hạng 2 công ty đứng đầu trong ngành gỗ công nghiệp Việt Nam là Gỗ An Cường và công ty Dongwha.

+/ An Cường là công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động ở 2 lĩnh vực: sản xuất gỗ dán (gỗ MDF, ván Laminate, ván Acrylic và các phụ phẩm) và cung cấp các giải pháp, thiết kế nội thất cho các dự án nhà ở trong nước và xuất khẩu. Công ty cho biết hiện đang sở hữu hai cụm nhà máy, hệ thống kho bãi với tổng diện tích hơn 240.000 m2 tại Bình Dương và đang dẫn đầu về doanh thu tại thị trường Việt Nam với tốc độ tăng trưởng từ 25 – 30%/năm trong giai đoạn 2014 – 2020.

+/ Tiếp sau là công ty gỗ Dongwha, doanh nghiệp liên doanh giữa Dongwha International của Hàn Quốc và Tập đoàn cao su Việt Nam (mã: GVR) được thành lập từ năm 2008 dù có doanh thu thấp hơn, nhưng lợi nhuận đạt được mỗi năm xấp xỉ 500 tỷ đồng, tương đương với Gỗ An Cường.

Với những công ty còn lại có xu hướng mạnh về 1 loại gỗ riêng. Ví dụ: mạnh về ván MDF thì có công ty Kiên Giang, Dongwha, Kim Tín. Ưu thế về melamine thì có Mộc Phát, Thanh Thuỳ, Ba Thanh, Kim Long. Hay laminate có Yên Lâm, Phúc Thành An, Compact Sài Gòn.

Điển hình có một số công ty gỗ thâm niên như Minh Long, Mộc Phát, Thanh Thùy lại không có mấy sự tiến triển. Thậm chí một số năm còn báo lỗ. Đơn cử như trường hợp của Mộc Phát, doanh thu giai đoạn trước khi dịch bệnh diễn ra cũng đã chững lại, tỷ suất sinh lời (biên lợi nhuận thuần) của doanh nghiệp này theo ghi nhận là rất thấp, chưa đến 0,2% trong những năm qua. Thanh Thuỳ cũng không khá hơn khi doanh thu trong 2 năm 2018, 2019 thấp hơn nhiều giai đoạn trước đó. Năm 2019, doanh nghiệp ghi nhận hơn 130 tỷ đồng doanh thu nhưng lợi nhuận ghi nhận chỉ 170 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 0,13%, thấp hơn rất nhiều so với mức từ 10-16% của Gỗ An Cường và Dongwha.

=> Xem thêm: Gỗ công nghiệp và trở ngại tâm lý của người tiêu dùng Việt

Bạn đang xem bài viết: Bức tranh ngành gỗ công nghiệp Việt Nam – Điểm danh 2 “ông lớn” dẫn đầu. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts