Bước tiến vững chắc từ tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Cần nhiều nguồn lực hơn để nâng cấp hệ thống thủy lợi Thừa Thiên Huế Cần nhiều nguồn lực hơn để nâng cấp hệ thống thủy lợi Thừa Thiên Huế Sau 5 năm thực hiện Quyết định 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành…

Cần nhiều nguồn lực hơn để nâng cấp hệ thống thủy lợi Thừa Thiên Huế
Cần nhiều nguồn lực hơn để nâng cấp hệ thống thủy lợi Thừa Thiên Huế

Sau 5 năm thực hiện Quyết định 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành nông nghiệp Thừa Thiên Huế đã có bước phát triển mạnh mẽ, tạo sự chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống cho người dân.

Ông Hồ Vang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế cho biết: Cùng với các chính sách của Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp của tỉnh gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng các vùng sản xuất tập trung, ưu tiên ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất, triển khai hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)… ngành nông nghiệp Thừa Thiên Huế đã gặt hái được nhiều kết quả ghi nhận. Nhiều chỉ tiêu quan trọng của ngành nông nghiệp đã đạt và vượt mục tiêu đề ra đến năm 2020 như: Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 3,5%/năm (chỉ tiêu đạt 3-4%); sản lượng lương thực có hạt đạt 34,1 vạn tấn (chỉ tiêu 31-32 vạn tấn); sản lượng thủy sản đạt 55.230 tấn; diện tích trồng rừng hàng năm đạt 5.670 ha (chỉ tiêu 4.000-4.500 ha)…

Chỉ tính trong năm 2018, toàn tỉnh cũng đã xây dựng được 15.105 ha diện tích lúa chất lượng cao, chiếm 27,6% diện tích lúa toàn tỉnh; hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa theo mô hình cánh đồng lớn với diện tích 4.224 ha. Một số diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tiếp tục được phát triển, mở rộng tại các địa phương như: lúa 1.100 ha, rau các loại 103 ha, lúa hữu cơ 353 ha… Các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được đẩy mạnh phát triển với tổng diện tích 20.000m2.

Trong lĩnh vực lâm nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang trồng rừng kinh doanh gỗ lớn; phát triển rừng trồng sản xuất chủ yếu theo hướng thâm canh, coi trọng năng suất và chất lượng. Diện tích trồng rừng tập trung đạt 6.140 ha, diện tích rừng trồng gỗ lớn được cấp chứng chỉ PSC 7.000 ha, tổng sản lượng gỗ rừng trồng khai thác đạt 590.000 m3, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 659 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 77 triệu USD.

Trong chăn nuôi, đẩy mạnh mô hình chăn nuôi tập trung theo trang trại, gia trại và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Toàn tỉnh có khoảng 1.400 trang trại, gia trại chăn nuôi (11 trang trại đạt tiêu chí), giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2018 đạt 1.135 tỷ đồng. Sản xuất thủy sản năm 2018 tiếp tục phục hồi và phát triển mạnh với giá trị sản xuất đạt 2.108 tỷ đồng.

Năm 2019, ngành nông nghiệp tỉnh đề ra mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, bền vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp của tỉnh gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai, dịch bệnh. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt 23%; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 7.400 – 7.500 tỷ đồng; tỷ lệ che phủ rừng ổn định 57,3%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt 85%; có thêm 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới…

Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian tới, địa phương tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, vận động nhân dân tập trung mọi nguồn lực để khai thác lợi thế, tiềm năng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững. Cùng với đó, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để thu hút các doanh nghiệp đầu tư các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hướng đến liên kết theo chuỗi giá trị, tiêu thụ sản phẩm. Thúc đẩy các hoạt động liên kết doanh nghiệp, hợp tác xã nhằm khai thác tiềm năng cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất, nâng cao thu nhập cho nông dân.

13-15/4/2023

Hà Nội

30/8/2023

Hà Nội

Bạn đang xem bài viết: Bước tiến vững chắc từ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts