Cá Koi Bướm giá bao nhiêu tiền? Cách nuôi? Mua ở đâu rẻ
Chưa có quá nhiều tin tức về cá koi bướm được chia sẻ trên các diễn đàn. Tuy nhiên, đây lại là những giống cá kiểng được “săn lùng” nhiều nhất tại Việt Nam. Hầu như chỉ những dân chăm nuôi cá cảnh chính hiệu mới nuôi em này. Bởi vì theo đánh giá thì…
Chưa có quá nhiều tin tức về cá koi bướm được chia sẻ trên các diễn đàn. Tuy nhiên, đây lại là những giống cá kiểng được “săn lùng” nhiều nhất tại Việt Nam. Hầu như chỉ những dân chăm nuôi cá cảnh chính hiệu mới nuôi em này. Bởi vì theo đánh giá thì cần có sự tỉ mỉ và chăm chỉ khi nuôi. Koi hay Koi bướm cũng chỉ là cá vàng, cách nuôi không phức tạp như nhiều người lầm tưởng.
Nội dung bài viết
1. Thông tin sơ lược về cá koi bướm
Người ta phát hiện những con Koi bướm đầu tiên xuất hiện ở Indonesia. Nghiên cứu thì thấy chúng được lai giữa cá chép vây dài và cá Koi tiêu chuẩn, Tên quốc tế là Butterfly Koi.
Kể về nguồn gốc loài này thì có rất nhiều nguồn, nhưng tất cả đều không chắc chắn. Chỉ biết rằng khi mới công khai thì giống cá này không được yêu thích như hiện tại.
1.1 Tính cách
Cá có bộ vây dài, đặc biệt là đuôi, khi bơi uốn lượn cực kỳ đẹp mắt. Chúng có tính cách khá hiền nhưng lại rất phàm ăn. Mỗi khi cho ăn thì tranh nhau cực kỳ kinh khủng. Vì vậy, bạn không nên nuôi mật độ cá quá đông/bể. Khi rải thức ăn cũng nên cho thoáng tay hơn. Ngoài ra, màu thân còn rất dễ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, chỉnh cường độ cho hợp lý.
1.2 Nơi sống
Có nhiều thông tin cho rằng giống cá này thường sống tập trung tại khu vực nhiệt đới. Nhiều nhất vẫn là ở châu Á, Đông Nam Á,… Trong tự nhiên tồn tại khá ít mà hầu hết đều được nuôi và lai giống nhân tạo. Gia chủ thường nuôi koi bướm trong nhà để mang đến tài lộc, giàu sang,…
1.3 Sinh sản
Đây là loài đẻ trứng, mỗi lần từ 150K – 200K trứng, nhưng chỉ có khoảng 55-60% nở thành con. Sau 4-5 ngày thì cá bột sẽ nở ra, chúng không bơi đi xa mà chỉ loanh quanh gần vỏ. Người nuôi cần chuẩn bị các sợi dây để trứng có thể bám vào. Nếu được ngắm trứng cá nở, bạn sẽ thấy đó là khung cảnh thực sự tuyệt vời.
2. Phân loại các dòng cá koi bướm
Thực tế, loài cá này được phân thành rất nhiều loại nhỏ, tùy theo đặc điểm bên ngoài. Con bố, mẹ lai khác nhau tạo ra mẫu hoàn toàn mới, chỉ còn vài nét tương đồng nổi bật. Phổ biến nhất phải kể đến 4 dòng có SL bán ra lớn dưới đây.
- Cá koi bướm sorogoi
Fukurin là kiểu hoa văn “đắt giá” của các dòng Koi nói chung. Koi bướm sorogoi có cơ may sở hữu họa tiết này với tone màu chủ đạo là xám, đen. Kết hợp với các đường vảy lần lượt, xen kẽ, trông giống hình tấm lưới.
Đây là dòng cá có màu sắc hài hòa, dịu mắt, đặc biệt là khi nhìn ngắm từ bên trên. Sorogoi được rất nhiều anh em ưa chuộng vì dáng bơi năng động và khả năng thích nghi tốt.
- Cá koi bướm đen
Màu đen huyền bí pha lẫn chút trắng đã tạo nên nét huyền bí cho Koi bướm đen. Cảm giác như khi thả vào bể thì em này sẽ bị nhạt nhòa nhưng không. Phản chiếu thêm ánh sáng lại càng khiến cả đàn trở nên thu hút.
Càng ngắm lại càng bị hấp dẫn bởi cái vẻ ngoài mạnh mẽ ấy. Trong các giống koi bướm thì loài này có kích thước vượt trội hơn hẳn.
- Cá koi bướm trắng sữa
Người Nhật Bản cực kỳ yêu thích Koi trắng sữa, bởi nó có màu sắc như quốc kỳ của họ. Nổi bật trên nền trắng là những mảng màu đỏ bất định lớn, nhỏ khác nhau. Đi dọc sống lưng thường xuất hiện 1 đường chấm đen với các nốt tròn từ lớn đến nhỏ.
- Cá koi bướm kim tuyến
Vẻ đẹp “lấp lánh” của koi kim tuyến khiến em nó không bị lẫn với bất cứ loài nào. Dù bật đèn hay không thì lớp vảy bên ngoài cũng tỏa sáng dưới nước. Bơi thành đàn càng tạo nên sự rực rỡ, không bị chìm nghỉm như khi sống chung các con khác.
Tuy nhiên, người nào nuôi em cá này thì vẫn nên lắp đặt hệ thống đèn chiếu. Đảm bảo hiệu ứng mang lại mỗi tối sẽ cực kỳ lung linh đấy nhé!
3. Cách nuôi cá koi bướm sống lâu, ít bệnh
Thực tế, nuôi giống cá này cần người có kinh nghiệm. Những ai chưa từng chăm cá cảnh bao giờ thì cần tìm hiểu kiến thức thật kỹ. Chú trọng các vấn đề về điều kiện sống. Bên cạnh đó còn phải quan sát thể trạng của cá mỗi ngày.
3.1 Thức ăn
Nuôi ăn cho cá cần phân ra thành các giai đoạn khác nhau, nếu bạn nuôi cho sinh sản. Từ lúc còn “sơ sinh” đến khi trưởng thành, chúng có những thay đổi nhất định.
- Cá con: Cần 2-4 ngày để phát triển hàm, nên chỉ ăn được các đồ mềm, sinh vật nhỏ. Ví dụ như bo bo, lòng đo trứng nấu chín, bột đậu pha loãng,…
- Sau khi được 15 ngày: Khi đó, hàm đã cứng hơn, bắt đầu tập trung phát triển màu. Ăn được bọ gậy, giun, trùn chỉ,…Nên cấp đông để khử khuẩn. Thực đơn nhiều đạm sẽ khiến cá lên màu đẹp hơn.
- Từ 1 tháng trở đi: Có thể cho ăn như cá trưởng thành bình thường. Ăn các thực phẩm giàu protein để phát triển toàn diện. Bổ sung thêm viên cám công nghiệp. Đặc biệt còn nên cho ăn cam, dưa hấu,… 1-2 lần/tháng để hấp thụ vitamin.
Tùy trọng lượng cá mà cung cấp lượng thức ăn phù hợp. Trung bình cứ 3-4 bữa/ngày, mùa đông có thể hạn chế.
3.2 Bể nuôi
Thường thì koi nói chung sẽ được nuôi tại bể ngoài trời. Còn Koi bướm, để ngắm vây bơi toàn diện, ta cần thả bể kính. Tất nhiên, tùy sở thích mà xác định vị trí phù hợp, sao cho diện tích đủ rộng để thả cá. Các tiêu chí cần có:
- Mật độ thả cá: 1 con/m3 nước (nếu chiều dài thân > 30cm).
- Ánh sáng: Không để tiếp xúc ánh sáng trực tiếp từ mặt trời mà nên có sự che chắn. Cũng không nên tắt đèn tối hoàn toàn, điều này khiến cá bị hoảng sợ, mất màu.
- pH: 7 – 7.5
- Độ sâu: 1 – 1.8m
3.3 Nhiệt độ
Nguồn nước để nuôi cá Koi cần giàu oxy và khoáng chất. Vì vậy, bạn cần lắp thêm hệ thống cung cấp oxy dung tích lớn, bật thường xuyên. Đặc biệt, nước phải được lọc sạch, chỉ hơi bẩn thôi là cá cũng dễ nhiễm bệnh. Muốn bổ sung thêm khoáng chất thì dùng đá san hô để setup cho bể. Nhiệt độ thuận lợi nhất để phát triển là từ 22 – 28 độ C.
3.4 Nuôi chung
Khó thấy ai nuôi chung cá Koi với loài nào khác mà chỉ thấy chúng được nuôi với nhau. Người ta thường kết hợp nhiều loại cá khác nhau trong cùng 1 bể. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn nuôi thêm cho đa dạng hệ sinh cảnh có thể chọn họ cá chép. Nuôi các con cùng chi/phân loài sẽ có được sự hòa thuận nhất định. Hoặc như cá bình tích là lựa chọn khá hợp lý.
4. Cá koi bướm giá bao nhiêu tiền?
Tuy cá koi bướm được phân thành 4 loại như trên nhưng còn rất nhiều loài khác. Hơn nữa, giá bán không dựa trên những cái tên như vậy. Sau khi xác định nhóm, phân khúc giá còn được chia thành loại vảy thường hoặc vảy ánh kim.
Giá bán cụ thể thì dựa trên kích thước cá tại thời điểm bán. Do đó, muốn biết giá chính xác của cá Koi thì chỉ có thể liên hệ trực tiếp.
Phân loại cá Koi bướm | Giá bán |
Trắng (vảy thường) | 500.000 – 7.500.000đ |
Trắng (vảy ánh kim) | 350.000 – 7.500.000đ |
Vàng (vảy thường) | Từ 1.200.000 |
Vàng (vảy ánh kim) | Từ 500.000đ |
5. Mua cá koi bướm ở đâu tại Hà Nội, Tp HCM?
Giống cá này được bán tại Việt Nam khá nhiều, phục vụ thị trường lớn. Nước ta có 1 số cơ sở chuyên nhân giống, lai tạo. Tuy nhiên, những con này lại có biểu hiện màu sắc bên ngoài không được rõ nét như Koi Nhật. Vì vậy, giá bán sẽ có phần rẻ hơn so với giống nhập khẩu.
Cá khỏe là khi người nuôi có sự hiểu biết và tư vấn tận tâm, nâng niu từng “chú”.
- Không nên chọn những con có dáng bơi nghiêng ngả, lắc lư khi di chuyển.
- Vả cá sáng màu, đều, không bị lở loét hay có đốm trắng trên thân. Cá bị tróc vảy rất có thể đang bị nhiễm khuẩn nên cũng loại trừ ngay.
- Mang cá bị đỏ, hở hay chảy dịch là cá đã bị nhiễm giun sán.
Cá koi bướm khi mới xuất hiện không được nhiều người để ý. Tuy nhiên, càng ngày phân loài này càng “khẳng định” được sức hút. Và hiện nay đã trở thành loài cá koi thuộc hàng đắt giá nhất.