Cá Lóc vây xanh (Channa andrao): Nguồn gốc và cách chăm sóc
Đã con mắt với cá lóc cảnh Tiểu Hoàng Đế lên hồ cộng đồng siêu lớn Đã con mắt với cá lóc cảnh Tiểu Hoàng Đế lên hồ cộng đồng siêu lớn Trong thời gian gần đây, phong trào nuôi cá Lóc cảnh đang được nhiều người quan tâm. Trong đó có loài cá Lóc…
Trong thời gian gần đây, phong trào nuôi cá Lóc cảnh đang được nhiều người quan tâm. Trong đó có loài cá Lóc vây xanh. Bài viết sau đây, Petstown.vn sẽ giới thiệu đến các bạn những người bạn sặc sỡ và nhỏ nhắn này.
Tổng quan về loài cá Lóc vây xanh
- Tên gọi khác: cá Lóc vây xanh, cá Lóc Ấn độ, cá Lóc cầu vồng vây xanh,…
- Tên khoa học: Channa andrao.
- Họ: cá Quả: Channidae.
- Bộ cá Vược: Perciformes.
Cá Lóc vây xanh lần đầu được tìm thấy và mô tả khoa học bởi Ralf Britz vào năm 2013 tại khu vực miền đông Himalaya. Tên loài “andrao” được đặt để vinh danh Andrew Rao vì sự đóng góp của ổng trong công cuộc khám phá thủy học ở các khu hệ cá nước ngọt của Ấn Độ.
Khu vực phân bố của cá Lóc vây xanh
Cá Lóc vây xanh là loài động vật đặc hữu ở lưu vực sông Brahmaputra, đông bắc Ấn Độ. Bên cạnh đó chúng còn xuất hiện ở ở Sri Lanka, Bangladesh, Bhutan, Nepal và cả Pakistan. Chúng thích các vùng nước nông có thảm thực vật đa dạng để có thể lẩn trốn dễ dàng.
Mặt khác, cá Lóc vây xanh cũng sống gần các khu dân cư gần con người. Tuy nhiên, các vấn đề về ô nhiễm môi trường, đô thị hóa cũng như nhu cầu thực phẩm tăng cao nên số lượng loài cá Lóc vây xanh đang bị giảm sút nghiêm trọng.
Đặc điểm nhận dạng cá Lóc vây xanh
Cá Lóc vây xanh có thân hình săn chắc, hơi tròn và ngắn. Thân màu xám đen hoặc nâu đen với 4 – 7 vệt đen chạy dọc từ vây lưng tới giữa thân cá, các vệt đen này có xu hướng mờ dần và biến mất khi cá trưởng thành.
Chúng có vây lưng và vây hậu môn với phần gốc có màu xám chuyển dần thành xanh lam, xanh đen, cam hoặc đỏ và ngoài cùng là màu trắng. Vây đuôi cũng có màu tương tự vây lưng.
Cá Lóc vây xanh trưởng thành có chiều dài từ 10 – 12cm, nặng tới 3.4kg. Mặc dù đã ghi nhận cá thể nặng đến 9.5kg trong một cuộc thi được tổ chức tại Trung Quốc.
Tính cách của cá Lóc vây xanh
Cá Lóc vây xanh có tuổi thọ lên đến 10 năm tuổi tùy thuộc điều kiện chăm sóc của người nuôi. Giai đoạn đầu, chúng thường khá nhút nhát và thường xuyên lẩn trốn. Khi cảm thấy quen với môi trường mới cũng như con người, chúng bắt đầu hoạt động nhiều hơn và bơi về phía chủ nuôi để “xin ăn” hoặc gây sự chú ý.
Hướng dẫn chăm sóc cá Lóc vây xanh
Channa Andrao tương đối dễ chăm sóc, miễn là bạn cung cấp cho chúng môi trường phù hợp và chế độ ăn uống đầy đủ.
Bể nuôi cá Lóc vây xanh
Với kích thước trưởng thành lên đến 12cm, cá Lóc vây xanh cần bể nuôi có kích thước vừa phải để đảm bảo đủ không gian cho chúng hoạt động. Bể tối thiểu 50 gal là đang là lựa chọn của nhiều người.
Lưu ý, khi cá Lóc vây xanh max size chúng sẽ có xu hướng “bạo lực” hơn nên bạn cần chọn lựa thật kỹ những loài cá khi nuôi ghép với chúng.
Hồ nuôi cá Lóc vây xanh cần được che chắn kĩ phía trên để tránh cá nhảy ra ngoài. Bên trong bể cũng nên có sỏi lót nền, nhánh gỗ lũa cũng như các loài cây thủy sinh như bèo, lan nước, dương xỉ Java, trầu bà thủy sinh, rong đuôi chó,… Mặt khác, đèn và thiết bị lọc cũng khá quan trọng để bể cá luôn sạch sẽ và trông lung linh hơn.
Điều kiện môi trường nuôi cá Lóc vây xanh
Môi trường nước lý tưởng cho cá Lóc vây xanh là nước mềm (độ cứng 12dGH), pH khoảng 7.0 – 8.2 với nồng độ oxy cao. Chúng tương đối nhạy cảm với chất lượng nước kém, chính vì thế thông số nước nên được kiểm soát chặt chẽ nếu bạn muốn nuôi loài cá này.
Hằng tuần nên thay nước 50% để đảm bảo nước luôn sạch sẽ. Có thể sử dụng nước lọc RO (thẩm thấu ngược) tuy nhiên hệ thống lọc RO đầu tư cũng khá tốn kém.
Thức ăn cho cá Lóc vây xanh
“Cho cá Lóc vây ăn gì?” là câu hỏi khá phổ biến. Giống như những loài cá cảnh khác, cá Lóc vây xanh cũng có danh sách những “món ngon” của riêng mình. Bạn có thể cho chúng ăn côn trùng hoặc những động vật không xương sống nhỏ.
Giai đoạn cá còn nhỏ, chúng có thể ăn bèo tấm, rong rêu, Artemia…hoặc tôm tép lột vỏ, cắt nhỏ. Khi cá lớn dần có thể chuyển qua chế độ ăn Superworm, trùn chỉ, thức ăn viên,…
Cách thuần hóa và nuôi lên vây xanh cho cá lóc
Một số trường hợp cá Lóc vây xanh con được bắt ngoài tự nhiên khi đem về nuôi cảnh chúng sẽ khá nhút nhát. Trong 2 – 3 tháng đầu chúng thường lẩn trốn hoặc nằm một chỗ, ít vận động. Bạn hãy thử những mẹo sau nhé:
- Hạn chế cho thức ăn thẳng vào hồ, sử dụng 1 cái kẹp dài để gắp thức ăn và nhử cá ra ngoài trước khi cho chúng ăn.
- Cá mới mua về nên cho vào bể trống, vừa để cách ly theo dõi, vừa thu hẹp không gian lẩn trốn của chúng. Lúc này cá sẽ tiếp xúc với con người nhiều hơn.
- Về nguồn nước, hạn chế việc thay nước hơn 70% lượng nước trong hồ để đảm bảo cá không bị sốc và mất màu.
Sinh sản ở cá Lóc vây xanh
Loài cá Lóc có 2 hình thức sinh sản: đẻ trứng và đẻ con. Nhóm đẻ trứng thường hiếm khi sinh sản trong môi trường nuôi nhốt do những yêu cầu chuyên biệt, trong khi nhóm đẻ con (bao gồm cả Channa gachua) dễ sinh sản hơn và con non có sức sống cao hơn.
Nhìn chung, nhóm cá đẻ trứng sẽ trưởng thành về mặt giới tính vào khoảng 1 năm tuổi trong khi nhóm đẻ con 6 tháng tuổi đã thuần thục về sinh dục. Cả hai nhóm đều có những yêu cầu về thông số nước cụ thể để đảm bảo khả năng sinh sản; điều cần thiết là tạo ra một môi trường tối ưu và giống tự nhiên nhất để cá sinh sản.
Cá Lóc vây xanh nuôi chung với loài cá nào?
Nếu bạn định nuôi ghép cá Lóc vây xanh, hãy cẩn thận lựa chọn những “người bạn” trong bể của Channa andrao. Những loài cá này phải có cùng môi trường sống và thức ăn với cá Lóc vây xanh.
Ngoài ra, hãy lưu ý về tính cách của từng loài cá để tránh chúng đánh nhau; Nên chọn những loại cá không quá hung dữ như cá Sọc ngựa, cá Tetra và cá Sặc gấm. Tránh những loài cá ăn đáy lớn như cá Pleco (chúng có thể đè bẹp các loài nhỏ hoặc da mỏng) và cá Heo lửa (chúng sẽ bắt nạt tất cả các loại khác của cá).
Nhiều chuyên gia cũng khuyên bạn nên thêm một động vật không xương sống (Crayfish hoặc tép cảnh) vào bể của bạn để chúng ăn tảo và giúp giữ cho nước của bể luôn sạch sẽ.