Các bệnh thường gặp ở Thỏ cảnh và cách chữa trị
-Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Calicivirus gây ra bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh, bệnh chủ yếu xảy ra ở thỏ lớn từ 1,5 tháng tuổi trở lên. Khi thỏ bị bệnh vẫn ăn uống bình thường, đôi khi thỏ lờ đờ, bỏ ăn trong thời gian ngắn rồi chết. Trước khi…
-Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Calicivirus gây ra bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh, bệnh chủ yếu xảy ra ở thỏ lớn từ 1,5 tháng tuổi trở lên. Khi thỏ bị bệnh vẫn ăn uống bình thường, đôi khi thỏ lờ đờ, bỏ ăn trong thời gian ngắn rồi chết. Trước khi chết thỏ giãy giụa, quay vòng, có xuất huyết ở miệng và mũi.
– Khi thỏ đã phát bệnh, việc điều trị hầu như không có kết quả do khả năng lây lan rộng và thỏ chết rất nhanh.
-Để phòng bệnh bạn phải tăng cường vệ sinh chuồng trại. Sử dụng vaccin VHD bại huyết tiêm phòng cho thỏ. Liều dùng: 1 ml/ 1 con thỏ từ 2 tháng tuổi trở lên, tiêm dưới da hoặc bắp thịt, cách 4 – 6 tháng có thể tiêm lặp lại.
2. Bệnh cầu trùng:
– Do đơn bào ký sinh Eimeria gây ra, khi nuôi trong điều kiện kiện vệ sinh kém các bé thỏ thường hay phát sinh loại bệnh này . Thỏ con từ 2 tuần tuổi đã có thể nhiễm bệnh từ phân thỏ mẹ thải ra. Độ tuổi thường mắc phải bệnh này là thỉ từ 2 tháng tuổi đến 5 tháng tuổi.
– Dấu hiệu nhận biết các bé mang bệnh là thỏ kém ăn, xù lông, phân lỏng, nếu kết hợp với bệnh viêm ruột phân có thể lẫn máu. Khi thỏ mắc bệnh thân nhiệt sẽ cao hơn bình thường kèm theo chảy nước mũi, nước dãi. Thời gian mang mầm bệnh kéo dài, thỏ sẽ gầy dần rồi chết.
-Để điều trị bệnh cầ trùng bạn dùng thuốc Rabbipain hoặc ESB3 pha 10 g/10 lít nuớc hoặc trộn 10 g/5kg thức ăn, dùng liên tục từ 3 – 5 ngày.
– Cách phòng bệnh: bạn nên thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại, chuồng nuôi phải có lỗ để phân dễ dàng rơi xuống dưới. Tăng cường sức đề kháng cho thỏ bằng cách bổ sung viatamin, các loại thức ăn có chất lượng.Khi bé mắc bệnh, bạn nên sử dụng Anticoc, HanE trộn với thức ăn tinh với liều 0,1-0,2g/kg thể trọng.
3. Bệnh ghẻ:
-Là một bệnh khá phổ biến ở thỏ cảnh thỏ, tuy nhiên bệnh này không làm cho thỏ chết ngay nhưng làm thiệt hại về kinh tế rất lớn, và mức độ lây lan bệnh cũng rất nhanh, bệnh này làm thỏ dần gầy yếu, chậm lớn.
-Bệnh ghẻ thường do các loại ký sinh trùng gây ra, bệnh thường xảy ra khi môi trường sống của thỏ kém. Bệnh này hầu hết đều xảy ra ở mọi lứa tuổi của thỏ. Bệnh này thường có hiểu hiện là Thỏ cảnh hay bị ngứa, rụng lông và có vảy, khô, cứng (chủ yếu ở tai, chân và mũi). Nếu bệnh nặng có thể nuổi mủ do bị nhiễm trùng da.
-Để điều trị bệnh ghẻ cho Thỏ cảnh bạn cần dùng thuốc đặc trị là Ivermectin 2.5 (hoặc Bivermectin), sử dụng tiêm dưới da.
-Để phòng bệnh bạn cần thường xuyên tẩy uế, vệ sinh chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Chuồng nuôi phải khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát; mật độ nuôi vừa phải. Khi bé bị bệnh bạn nên cách ly và chăm sóc chu đáo.
4.Bệnh tiêu chảy
-Bệnh tiêu chảy thường xảy ra do thỏ ăn phải thức ăn bị hỏng, hoặc do bạn thay đổi thức ăn đột ngột làm rối loạn tiêu hóa. Các loại cỏ hoặc rau có chứa quá nhiều nước cũng có thể làm thỏ bị tiêu chảy. Bệnh thường xảy ra trên thỏ trưởng thành và thỏ giai đoạn sau cai sữa.
-Khi mắc bệnh thỏ sẽ bị chướng bụng, bụng phình to, khó chịu đi lại xung quanh và bị chảy nước dãi. Phân sẽ chuyển từ hơi sệt sang lỏng như nước, mùi rất hôi. Khi đó thỏ có thể chết nhanh do bị mất nước và ngạt thở.
-Để điều trị bạn phải ngừng không cho thỏ ăn các loại thức ăn bị hỏng, nước uống bị nhiễm nguồn bệnh. Bạn phải cho thỏ uống thuốc tiêu chảy đặc trị cho thỏ pha loãng cho uống 1 lần/ ngày, dùng từ hai đến ba ngày. Bên cạnh đó kết hợp bổ sung các loại vitamin để tăng sức đề kháng cho thỏ.
-Để phòng bệnh bạn cần cho thỏ ăn các loại thức ăn, nước uống đảm bảo hợp vệ sinh, khi thay thức ăn mới cho thỏ bạn cần chuyển từ từ cho thỏ quen dần. Khi cho ăn các loại cỏ xanh bạn cần phơi khô 1 ngày để ráo bớt nước.
5.Bệnh viêm mũi
-Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi thường do sự thay đổi thời tiết đột ngột hoặc bạn nuôi chung nhiều bé thỏ trong một không gian quá chật chội, ẩm ướt.
-Khi bị bệnh Thỏ sẽ bị ngứa mũi, thường dùng chân trước dụi vào mũi làm trầy sước. Thỏ bị hắt hơi, chảy nước mũi, kém ăn, lông xù, phản ứng chậm chạp; nếu không điều trị kịp thời và đúng cách thường dẫn đến thỏ bị viêm mũi.
-Khi thỏ mới có biểu hiện chảy nuớc mũi, hắt hơi cần phải thay đổi môi truờng vệ sinh và nhỏ thuốc natriclohidric, tiêm thuốc đặc trị viêm mũi cho thỏ 1ml/2,5 kg trở lên.
-Để phòng bệnh viêm mũi cho thỏ bạn cần thay đổi môi trường nuôi cho thỏ tốt hơn. Thường xuyên bổ sung vitamin C cho thỏ để tăng cường sức đề kháng.