Các loài cá thích hợp nuôi trong ao nước ngọt

5 Loài cá PHÁT TÀI được nuôi Phổ Biến Nhất. Có Loài cực hiếm ở VIỆT NAM! 5 Loài cá PHÁT TÀI được nuôi Phổ Biến Nhất. Có Loài cực hiếm ở VIỆT NAM! Hiện nay ở Việt Nam mô hình nuôi cá trong ao nước ngọt đang được các hộ nông dân ở địa…

5 Loài cá PHÁT TÀI được nuôi Phổ Biến Nhất. Có Loài cực hiếm ở VIỆT NAM!
5 Loài cá PHÁT TÀI được nuôi Phổ Biến Nhất. Có Loài cực hiếm ở VIỆT NAM!

Hiện nay ở Việt Nam mô hình nuôi cá trong ao nước ngọt đang được các hộ nông dân ở địa phương đặc biệt quan tâm do đây mà mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên kiến thức nuôi cá trong ao nước ngọt của bà con còn rất hạn chế nên hôm nay kỹ thuật nông nghiệp sẽ giới thiệu đến bà con các loài cá thích hợp để nuôi trong ao nước ngọt đạt hiệu quả tốt nhất.

Những loài cá được chọn để nuôi ghép trong ao nước ngọt đều có những tính ăn khác nhau (cá ăn thức ăn tự nhiên trong ao thường được bổ sung thêm chất dinh dưỡng thông qua việc bón phân) và các loại rau, cỏ, lá non, bèo tấm, bèo dâu, các loại bột ngô, bột cám… từ sản phẩm nông nghiệp.

Những địa phương có tập quán nuôi cá từ trước mà chưa có đủ điều kiện thâm canh thì nên sử dụng các giống cá như: Cá Trắm cỏ, cá chép, cá mè, cá trôi Ấn Độ, cá rô phi.

Còn những địa phương nuôi cá có đủ điều kiện thâm canh, nuôi cá năng suất sản lượng cao thì nên sử dụng các giống cá như: cá rô phi đơn tính, cá chép lai, cá rô đầu vuông.

Giúp cho bà con hiểu rõ hơn về tập tính sinh sống, phát triển của các giống cá hiện nay, xin giới thiệu một số loài cá ao nước ngọt phổ biến cũng như đặc tính của chúng

Cá trắm cỏ

Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ

Đây là loài cá có chất lượng thịt thành phẩm không cao nhưng lại rất dễ nuôi và mau lớn nên được rất nhiều hộ gia đình lựa chọn để nuôi hiện nay.

Cá trắm cỏ chủ yếu sinh sống ở tầng nước giữa và thấp, thức ăn chính của chúng là các loại cây xanh thân mềm, rau, cỏ, bèo tấm, lá chuối, lá sắn, thân cây chuối non băm nhỏ, rong, thân cây ngô non băm nhỏ, ngoài ra cá trắm cũng ăn các loại bột ngô, khoai, sắn, cám gạo… Bên cạnh đó trong nguồn nước cá sống còn có các loại động vật phù du như tôm, tép, ấu trùng cá…cũng cung cấp được nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho cá trắm lớn nhanh.

Cá nuôi sau khoảng thời gian 10 – 12 tháng đã có thể đạt trọng lượng 0,8 – 1,5kg (trung bình mỗi con nặng 1kg).

Trong điều kiện môi trường chăn thả tự nhiên không đánh bắt cá thì tối đa cá trắm cỏ có thể dài tới 1,5m, nặng tới 45kg và sống lâu tới 21 năm.

Hiệu quả kinh tế: với diện tích 7,5 sào nuôi ghép 700 con cá trắm + 200 con cá chép + 300 con cá trôi trong mỗi đợt nuôi có thể thu lãi gần 100 triệu đồng 1 năm.

xem thêm: quy trình kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ

Cá mè

Cá mè

Cá sống ở tầng mặt và tầng nước giữa, cá ăn các loại thực vật phù du, lá dầm. Khi nuôi cá mè bà con nên bón phân chuồng hoai mục vào ao để cho các thực vật phù du phát triển làm thức ăn cung cấp đủ hàng ngày cho cá.

Cá mè trắng còn ăn các loại bột được xay mịn như: cám gạo, cám ngô, bột mỳ, bột sắn, bột đậu tương.

Ở Việt Nam hiện nay cá mè thường được nuôi ghép với các loài cá khác trong ao để đảm bảo tận dụng hết được nguồn thức ăn dư thừa trong ao nuôi cá.

Thời gian nuôi từ 10 – 12 tháng cá mè cho trọng lượng khoảng 0,5 – 1kg mỗi con. Đặc biệt với những nơi cá mè sống như sông Đà có những con nặng tới 15kg.

Cá chép

Cá chép

Cá sống ở bề mặt đáy của ao nuôi, thức ăn chủ yếu của chúng là các động vật dưới đáy như giun, ấu trùng muỗi, tôm lột xác… Tuy nhiên để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cá bà con có thể cho ăn thêm các loại thức ăn dạng hạt như ngô, thóc đã nấu chín.

Cá chép khi đến thời kỳ sinh sản chúng sẽ đẻ trứng trong ao. Cá nuôi sau 12 tháng sẽ có trọng lượng mỗi con từ 0,5 – 0,8kg.

Cá rô phi

Cá rô phi

Cá sống chủ yếu ở tầng giữa, và tầng đáy ao nuôi, đây là loài cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu của chúng là mùn bã hữu cơ, các loại phân trâu, bò, lợn, gà… Ngoài ra cá rô phi cũng ăn các loại thức ăn khác như bèo tấm, bèo dâu và các loại tinh bột cám.

Cá nuôi sau 12 tháng sẽ đạt trọng lượng trung bình mỗi con ít nhất 0,5kg.

Cá rô phi không chịu được nhiệt độ dưới 12 độ C, ở nhiệt độ này cá sẽ bị chết rét nên ao nuôi cá trong mùa đông bà con nên lưu ý phải giữ được mức nước trên 1m.

Cá chim trắng

Cá chim trắng

Cá sống ở tầng nước giữa và tầng đáy của ao nuôi, cá chim trắng cũng giống như cá rô phi đều là loài cá ăn tạp, thức ăn của chúng đa dạng phong phú vì tính kén ăn thấp.

Cá chim trắng là loài cá có nguồn gốc từ các nước có khí hậu nhiệt đới, do đó mà chúng thích nghi rất tốt ở điều kiện nhiệt độ ấm áp, nhiệt độ thích hợp để cá phát triển tốt nhất là từ 21 – 42 độ C.

Nuôi cá chim trắng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con vì tốc độ phát triển của cá khá nhanh, đối với cá giống có kích thước khoảng 5 – 7cm, nếu bà con nuôi tốt thì sau 3 – 4 tháng cá có thể đạt trọng lượng 0,8 – 1kg mỗi con.

Nhóm cá trôi Ấn Độ

Cá trôi

Nhóm cá này thường sống chủ yếu ở tầng giữa của ao nuôi, thức ăn chính của chúng là bã hữu cơ. Cá có thể ăn cả bèo tấm, bèo dâu, rau muống non và các loại tinh bột như cám gạo, cám ngô, bột sắn.

Cá nuôi trong khoảng thời gian 10 – 12 tháng có thể đạt trọng lượng tối thiểu 0,8 – 1kg mỗi con.

Trên đây là một số loài cá thích hợp để nuôi trong ao nước ngọt, mong rằng qua bài viết này sẽ giúp cho bà con có thêm một kinh nghiệm nuôi cá thật bổ ích nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của gia đình mình. Chúc bà con thành công!

Bạn đang xem bài viết: Các loài cá thích hợp nuôi trong ao nước ngọt. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts