Các loại sâu bọ hại cây trồng

APN – KHÁM PHÁ TOP 12 LOẠI BỆNH DO NẤM TRÊN RUỘNG LÚA #benhhaicaylua, #benhtrenlua APN – KHÁM PHÁ TOP 12 LOẠI BỆNH DO NẤM TRÊN RUỘNG LÚA #benhhaicaylua, #benhtrenlua Bọ phấn B.tabaci Rầy phấn trắng là loài có phổ kí chủ rất rộng gây hại trên nhiều loại cây trồng như cây bông vải,…

APN – KHÁM PHÁ TOP 12 LOẠI BỆNH DO NẤM TRÊN RUỘNG LÚA #benhhaicaylua, #benhtrenlua
APN – KHÁM PHÁ TOP 12 LOẠI BỆNH DO NẤM TRÊN RUỘNG LÚA #benhhaicaylua, #benhtrenlua

  1. Bọ phấn B.tabaci

Rầy phấn trắng là loài có phổ kí chủ rất rộng gây hại trên nhiều loại cây trồng như cây bông vải, dưa bầu bí, rau màu các loại và nhiều loại cây trồng khác

Con trưởng thành dài 0.75-1.4 mm, sải cánh dài 1.1-2mm. Hai đôi cánh trước và sau dài bằng nhau. Toàn thân và cánh được phủ bởi một lớp phấn màu trắng. Mắt kép có một rãnh ngang chia thành hai phần gần giống hình số tám. Râu đầu có sáu đốt, chân dài và mảnh, bụng có chín đốt. Sâu non màu vàng nhạt, khi mới nở có chân, bò dưới mặt lá, rồi ở cố định một chổ dưới mặt lá. Sau khi lột xác chuyển sang tuổi 2 thì sâu non không còn chân, có thể nhìn rõ mắt kép và râu đầu. Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút nhựa cây làm chết mô thực vật, và tiết nước bọt làm lan truyền mầm bệnh đặc biệt là virus gây bệnh xoăn lá cà chua.

2. Sâu khoang S.litura

Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tất cả các loại rau, là đối tượng gây hại nặng trên rau, đậu. Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác. Sâu non còn có thể gặm ăn vỏ quả làm giảm phẩm chất. Sâu khoang có nhiều loại, trưởng thành là loại ngài có màu xám hoặc nâu xám, cánh trước có màu nâu vàng, có các vân ngang bạc trắng óng ánh, cánh sau màu hơi trắng. Sâu non mới nở có màu xanh sáng, Sâu tuổi lớn có màu từ xám xanh đến nâu đen với những sọc vàng hoặc trắng, đốt bụng thứ nhất có một vết đen to bao quanh, trên mỗi mảnh lưng có vân hình trăng khuyết. Ngài hoạt động mạnh vào ban đêm, có xu tính với mùi chua ngọt và ánh sáng bước sóng ngắn.

Sâu tuổi nhỏ sống tập trung ăn hết thịt lá chừa lại biểu bì và gân. Ở tuổi 3 – 4 sâu phân tán và ăn khuyết lá hoặc có khi ăn trụi lá. Sâu non có 6 tuổi, khi đẫy sức ở tuổi 6 dài từ 35 – 50 mm. Khi mật độ sâu cao có thể làm cho lá rụng nhanh. Tuy nhiên sự gây hại thường không nghiêm trọng lắm do khả năng tự đền bù của cây. Khi đẫy sức sâu chui xuống đất hoá nhộng, sau khoảng 10 ngày thì vũ hoá.

3. Họ Bướm Đêm Noctuidae

Là loại sâu ăn tạp có phổ ký chủ rộng, phân bố hầu hết các nơi trên thế giới. Sâu ăn tạp là một trong những loài sâu ăn lá quan trọng, là loài sâu đa thực có thể phá hại đến 290 loại cây trồng thuộc 99 họ thực vật bao gồm các loại rau đậu, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây lương thực, cây phân xanh,…

Bướm có chiều dài thân khoảng 20-25mm, sải cánh rộng từ 35-45mm. Cách trước màu nâu vàng, giữa cánh có vân trắng, cánh sau màu trắng óng ánh. Bướm có đời sống trung bình từ 1-2 tuần tuỳ điều kiện thức ăn. Trung bình một bướm cái có thể đẻ 300 trứng, nhưng nếu điều kiện thích hợp bướm có thể đẻ từ 900-2000 trứng. Thời gian đẻ trứng trung bình của bướm kéo dài từ 5-7 ngày đôi khi đến 10 – 12 ngày. Thời gian ủ trứng từ 4-7 ngày; thời gian phát triển của ấu trùng kéo dài từ 20-25 ngày, sâu có 5-6 tuổi tuỳ thuộc điều kiện môi trường. Sâu tuổi nhỏ có màu xanh lục, càng lớn sâu chuyển dần thành màu nâu đậm. Trên cơ thể có một sọc vàng sáng chạy ở hai bên hông từ đốt thứ nhất đến đốt thứ tám của bụng, mỗi đốt có một chấm đen rõ nhưng hai chấm đen ở đốt thứ nhất to nhất. Sâu càng lớn, hai chấm đen ở đốt thứ nhất càng to dần và gần như giao nhau tạo thành khoang đen trên lưng nên sâu ăn tạp còn được gọi là “sâu khoang”. Nhìn chung, vòng đời của sâu ăn tạp tương đối ngẳn trung bình 30,2 ngày, trong đó giai đoạn ấu trùng chiếm trung bình 21,7 ngày, đây là giai đoạn gây hại quan trọng của sâu ăn tạp. Khả năng sinh sản mạnh cùng với thời gian phá hại kéo dài vì thế sâu ăn tạp là đối tượng gây hại quan trọng cho rau màu. Sâu ăn tạp ăn phá nhiều loại cây nên có mặt quanh năm trên đồng ruộng. Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá để ẩn nắp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm. Sâu vừa nở ăn gặm vỏ trứng và sống tập trung, nếu bị động sâu bò phân tán hoặc nhả tơ buông mình xuống đất. Sâu tuổi 1-2 chỉ ăn gặm phần diệp lục của lá và chừa lại lớp biểu bì trắng, từ tuổi 3 trở đi sâu ăn phá mạnh cắn thủng lá và gân lá. Ở tuổi lớn khi thiếu thức ăn, sâu còn tập quán ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành, trái non. Khi làm nhộng, sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó hoá nhộng.

4. Sâu xanh H.armigera

Sâu xanh (Helicoverpa armigera Hibber) là một đối tượng nguy hiểm hại nhiều loại cây trồng. Sâu xanh là loài sâu đa thực, hại nhiều loại cây trồng và vùng sinh thái rất rộng nên xuất hiện quanh năm theo thời vụ các loại cây trồng. Bướm sâu xanh hoạt động ban đêm, ban ngày ẩn nấp. Một bướm cái có thể đẻ từ 200 – 1.000. Sâu xanh phòng trừ tương đối khó vì nó là loài sâu đa thực, hại trên cả lá, hoa, quả và thân. Nếu phòng trừ không đúng lúc sâu còn non sẽ xâm nhập vào bên trong quả (cà chua, bông vải, đậu tương), vào thân như ngô. Khi đó hiệu quả của thuốc bảo vệ thực vật hầu như không mang lại hiệu quả. Đặc điểm gây hại của sâu xanh – Đối với cà chua: bướm đẻ vào cuống, đài hoa hoặc ngọn cà chua. Sâu non nở ra vào búp hoặc nụ hoa, quả và sinh sống trong đó. – Đối với cây lạc: khi chưa có nụ hoa, sâu non cắn vào ngọn và ăn chất xanh của lá. Khi có nụ, hoa thì tập trung vào nụ và hoa để gây hại. – Đối với cây thuốc lá: bướm đẻ trứng vào lá non, cuống nụ, hoa. Sâu con nở ra tập trung gặm nhấm chất xanh của thuốc lá, đục vào búp non làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng của thuốc lá. Thậm chí khi cây thuốc lá ra hoa và quả nó còn đục vào hoa, quả làm hỏng hạt giống sau này. – Đối với cây bông vải: bướm đẻ trứng vào ngọn, đài hoa. Sâu non nở ra sẽ ăn nõn và chồi, sau đó đục vào hoa và quả non làm chất lượng sợi bông không đạt. Mặt khác, nó có thể tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển làm thối nụ, rụng quả.

5. Sâu xanh da láng S. exigua

Sâu xanh da láng là một loài sâu đa thực, ngoài cây hành chúng còn gây hại khá nhiều loại cây trồng khác thuộc họ đậu đỗ, họ bầu bí, họ thập tự, họ cà, cây bông vải, cây bắp, cây nho… vì thế việc phòng trị chúng vốn đã khó (vì loài này kháng thuốc rất nhanh) lại càng khó hơn. Sâu non ăn lá, lúc nhỏ chừa lại biểu bì, sâu tuổi lớn ăn thủng lỗ trên lá, không hình dạng, mật độ sâu cao có thể làm ảnh hưởng đến năng suất. Trứng được đẻ tập trung vào nửa đêm thành từng ổ, mỗi ổ có hàng trăm trứng. Trên ổ trứng có phủ một lớp lông màu trắng hoặc vàng nhạt. Sâu non có màu xanh nhạt, da bóng láng trên lưng có năm sọc, 2 sọc ở mỗi bên hông rất to và đậm, sọc giữa lưng có màu đen xen kẽ màu trắng. Nhộng màu nâu sẫm hay đỏ sẫm thường ở trong đất. Trưởng thành chủ yếu hoạt động vào ban đêm, nhất là những đêm có trăng. Sâu non mới nở sống tập trung quanh ổ trứng trên lá, ăn chất xanh của lá để lại màng biểu bì. Sâu tuổi 3 bắt đầu phân tán ăn toàn bộ thịt lá chỉ chừa lại gân, sâu còn ăn cả ngọn, hoa và đục vào trái. Sâu non có 6 tuổi, sâu non ăn rất mạnh, cắn phá thành từng lỗ không hình dạng trên lá mật độ cao có thể làm các ruộng cây màu xơ xác. Sâu non ban ngày ẩn trong tán lá hoặc dưới đất, phá hại mạnh vào ban đêm và những khi trời âm u, ít nắng. Sâu đẫy sức hóa nhộng trong đất, lùm cỏ hoặc dưới lớp lá khô.

6. Ruồi đục lá, trái L. satiae

Đây là loài côn trùng phá hại trên nhiều loại cây như bầu bí dưa leo dưa gan, cà chua, ớt, đậu nành, đậu trắng…Thành trùng rất nhỏ, dài từ từ 1,3 – 1,5 mm, màu đen bóng, nhưng một phần cơ thể, gồm cả phiến mai trên ngực có màu vàng. Mắt kép màu đen bóng. Cánh trước có chiều dài khoảng 1,4 mm, rộng 0,60 mm. Cánh sau thoái hóa còn rất nhỏ, màu vàng nhạt. Bụng và chân có nhiều lông, chân màu vàng, đốt chày và đốt bàn màu đen, bàn chân 5 đốt, đốt cuối có 2 móng cong màu đen. Trứng rất nhỏ, màu trắng hồng, tròn, đường kính khoảng 0,2 mm. Ấu trùng có chiều dài khoảng 2 mm, màu vàng nhạt khi mới nở, sau chuyển thành màu vàng đậm. Cơ thể có 10 đốt, miệng dạng móc câu màu đen. Thời gian phát triển của ấu trùng từ 3 – 4 ngày. Nhộng có chiều dài khoảng 1,5 mm, rộng 0,7 mm. Thời gian phát triển của nhộng từ 6 – 8 ngày. Thành trùng hoạt động mạnh từ 7 – 9 giờ sáng và từ 4 – 5 giờ chiều. Thành trùng cái dùng bộ phận đẻ trứng rạch mặt lá tạo nhiều lỗ. Trong số đó có một số lổ chứa trứng, chỉ khoảng 1%, phần lớn các lỗ còn lại dùng làm thức ăn cho thành trùng cái và đực do chất lỏng tiết ra từ vết chích. Các lỗ đục thường xuất hiện ở chóp lá hay dọc theo 2 bìa lá.

Ruồi gây hại cho cây bằng cách đục thành những đường ngoằn ngoèo ở mặt trên lá, lúc đầu đường đục nhỏ, càng lúc càng to dần cùng với sự phát triển của cơ thể ấu trùng. Đường đục xuất hiện ở cả hai mặt lá nhưng thấy rõ nhất là ở mặt trên lá. Khi trưởng thành, dòi đục thủng biểu bì chui ra ngoài và làm nhộng trên mặt lá hay trên các bộ phận khác của cây hoặc buông mình xuống đất làm nhộng. Các vết đục khắp mặt lá làm cho lá bị khô, trái nhỏ, giảm phẩm chất của trái, nếu trầm trọng làm năng suất giảm.

Biện pháp phòng trừ:

Đây là nhóm đối tượng nhìn thấy được nên bà con cần thường xuyên thăm đồng để kịp thời xử lý khi có sâu hại. Nhất là vào những ngày gần trăng (11-14 âm lịch). Nhóm đốm tượng này kị các mùi hăng, xốc như mùi sả, hoa vạn thọn, hoa cúc, hướng dương,… nên bà con có thể trồng những loại này quanh bờ ruộng để hạn chế bướm, sâu vào ruộng. Có thể dùng bẫy đèn, bẫy màu để tiêu diệt bướm. Nhưng phương pháp này cần phải làm đồng loạt mới có hiệu quả. Hỗn hợp gừng, tỏi ớt giã nhuyễn ngâm rượu có tác dụng trị được sâu hại khi tiếp xúc với chúng.

Thuốc bảo vệ thực vật cho nhóm này thường dùng là Abamectine, Regent, Confidor, Takare, …. chú ý an toàn khi sử dụng.

Bạn đang xem bài viết: Các loại sâu bọ hại cây trồng. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts