Cách chăm sóc cây mai bị suy nhanh phục hồi

Chia sẽ kinh nghiệm sử lý khi gặp cây mai bị úng nước Chia sẽ kinh nghiệm sử lý khi gặp cây mai bị úng nước Cách chăm sóc cây mai bị suy nhanh phục hồi Cây mai bị suy sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn gây hại, nếu bị nặng cây…

Chia sẽ kinh nghiệm sử lý khi gặp cây mai bị úng nước
Chia sẽ kinh nghiệm sử lý khi gặp cây mai bị úng nước

Cách chăm sóc cây mai bị suy nhanh phục hồi

Cây mai bị suy sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn gây hại, nếu bị nặng cây có thể dẫn đến tình trạng chết caay. Bài viết này, VNFarm sẽ tiết lộ nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa và cách chăm sóc cây mai bị suy nhanh phục hồi để bạn có một chậu mai đẹp đón tết.

Những dấu hiệu nhận biết cây mai đang bị suy

Mỗi dịp Tết đến, xuân về nhà nhà người người nô nức đi chợ hoa xuân để sắm cho mình một chậu để trang trí trong nhà. Và một trong những loại cây được ưa chuộng nhất đó chính là cây mai. Nhiều người lựa chọn trưng cây mai của mình trong phòng khách, gây ấn tượng khó quên đối với những vị khách. Bên cạnh đó, nhiều gia đình cũng lựa chọn những cành mai để dâng lên ông bà, tổ tiên để cầu mong năm mới an khang thịnh vượng.

Tuy nhiên, sau dịp tết rất nhiều cây mai bị suy cây và vàng lá. Hiểu được những nỗi niềm đó VNFarm sẽ chỉ cho các bạn cách chăm sóc cây mai bị suy đơn giản giúp cây nhanh phục hồi.

1. Dấu hiệu nhận biết cây mai đang bị suy

  • Phần lá

Một cây mai khỏe mạnh đầy sức sống sẽ có bộ lá xanh tốt, cây mai khi bị suy yếu vàng lá xảy ra tình trạng luôn còi cọc, kém phát triển và có thể chết. Các lá non có triệu chứng xuất hiện màu vàng nhạt hoặc trắng bạc, trên lá lộ rõ các gân lá màu xanh, phiến lá bị cong lên, kích thước không phát triển, cây kém ốm yếu, chậm phát triển.

  • Phần rễ

Bị hư hại hoàn toàn, không thể sinh trưởng và phát triển thêm. Cây không đâm chồi và mọc lá như bình thường trong một khoảng thời gian khá dài.

  • Phần cành

Cành cây bị hư hại, khô dẫn đến tình trạng chết cây. Thân cây cằn cỗi, cành khô già và lá nhỏ, xấu.

2. Nguyên nhân và cách phòng ngừa cho cây mai bị suy

Dưới đây là một số nguyên nhân chính làm cây mai bị suy, vàng lá và các biện pháp phòng ngừa để bạn tham khảo:

Cây mai bị thiếu thừa nước

2.1. Cây mai bị thiếu nước

Tình trạng thiếu nước cho cây bị héo và thiếu chất dinh dưỡng. Thiếu nước thường xuyên sẽ làm các lá già bên dưới bị rụng trước, thiếu nặng thì toàn bộ lá bị héo vàng, rụng.

Cách khắc phục: cần tưới nước thường xuyên hơn, bổ sung thêm các loại phân bón để giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.

2.2. Cây mai thừa nước

Tưới nước quá nhiều khiến rễ bị úng gây nên tình trạng vàng lá, nếu kéo dài sẽ làm chết cây.

Cách khắc phục: khi thấy cây bị thừa nước thì ta có thể khơi thông xung quanh cây làm cho cây thông thoáng hơn, giúp thoát nước tốt hơn. Còn đối với những cây trồng trong chậu thì nên chọc thủng lỗ ở giữa đáy chậu giúp cho nước trong chậu có thể thoát ra, tránh tình trạng ngập úng.

Cây mai bị ngộ độc

Xem thêm:

  • Hướng dẫn kỹ thuật ghép mai tỷ lệ thành công 100%
  • Bật mí kỹ thuật cắt tỉa, uốn cây mai vàng

2.3. Ngộ độc

Cây có tình trạng ngộ độc là có quá nhiều các chất kính thích được bơm vào để nhanh mọc hoa, ra nhiều hoa. Tình trạng cây bị ngộ độc nhiều nhất là vào khoảng thời gian tết.

Cách khắc phục: sử dụng phương pháp tưới nước ngập cả chậu cây rồi xả nước, làm liên tục 1-2 lần giúp giảm thiểu lượng thuốc có trong đất và trên thân cây.

Dấu hiệu nhận biết cây mai bị suy do nhiễm bệnh

2.4. Nhiễm bệnh trên cây mai

Khi nhiễm một số bệnh như sau cây mai của bạn có thể bị suy, vàng lá:

  • Bệnh thán thư: dấu hiệu rõ ràng nhất chính là lá bị nhũn trên bề mặt sau đó lan rộng thành từng vòng lớn. Khi bị bệnh lá sẽ bị khô, khi trời nắng lá sẽ xuất hiện những vết thủng nhỏ, bệnh lây lan rất nhanh khi thời tiết mưa ẩm kéo dài.

  • Bệnh nấm hồng: biểu hiện của bệnh là xuất hiện những đốm nhỏ, sau đó sẽ lan dần rộng ra rồi bao kín cả một đoạn cành, làm cho cành và lá bị vàng, rụng cành bị chết khô.

  • Bệnh cháy lá: bệnh thường gặp trên những lá già, với dấu hiệu rất dễ nhận biết đó là xuất hiện những vết lá khô trên bề mặt lá. Những vết khô này lan dần tạo thành những mảng lớn, màu nâu xám, mảng cháy lá.

  • Bệnh đốm lá: triệu chứng ban đầu những chấm nhỏ li ti sau đó lây lan nhanh ra cả lá, viền vết bệnh có màu nâu đậm. Khi bệnh nặng thì bộ lá sẽ vàng rồi cháy lỗ chỗ, nhất là phần bìa lá sẽ làm cho bộ lá quăn queo.

Cách khắc phục: Sử dụng sản phẩm Venri để phun, Venri là sản phẩm chuyên dùng để tiêu diệt và phòng trừ bệnh do nấm và vi khuẩn gây. Để tìm hiểu về sản phẩm cũng như tìm hiểu cách phun hãy liên hệ trực tiếp với VNFarm qua số Hotline: 032 8866 088 – 035 946 0202.

Suy mai do côn trùng gây hại

2.5. Do con trùng

Một số loài côn trùng gây hại trên cây mai vàng như bọ trĩ, nhện đỏ, sâu ăn rễ sẽ làm cho cây không thể phát triển được, dẫn tới bộ lá bị vàng và rụng xuống.

Cách khắc phục: kiểm tra và dọn cỏ xung quanh cây thường xuyên là cách chăm sóc cây mai bị suy đơn giản. Ngoài ra, cần sử dụng thuốc trừ sâu Leven, thuốc diệt nhện đỏ Vansi để phun; phun với liều lượng hợp lý để tiêu diệt được các côn trùng có hại.

2.6. Đất trồng mai nhiễm phèn

Khi đất bị nhiễm phèn ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Cách khắc phục: Cách chăm sóc mai bị vàng lá bằng cách khử phèn. Bón vôi trước 15 – 20 ngày sau đó cải tạo đất bằng phân trùn quế hay sử dụng chế phẩm chuyên cải tạo đất nhiễm phèn Nemon.

2.7. Thiếu hụt dinh dưỡng

Khi trồng cây mai trong chậu dễ dẫn đến tình trạng thiếu vi lượng khiến lá vàng và nhỏ dần, đâm chồi yếu.

Cách khắc phục: có thể bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho mai vàng tốt nhất là phân trùn quế. Ngoài ra phân trùn quế còn giúp hệ rễ mai khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, hạn chế sâu bệnh tấn công. Phân trùn quế hoàn toàn không chứa vi sinh vật gây hại như khuẩn Ecoli,…không mùi và không gây ô nhiễm môi trường cũng như an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

3. Cách chăm sóc cây mai bị suy nhanh phục hồi

Dưới đây là một số cách chăm sóc cây mai bị suy bị vàng lá nhanh phục hồi hơn, chi tiết các cách chăm sóc như sau:

Tỉa cành là cách chăm sóc cho cây mai suy nhanh phục hồi

3.1. Tỉa cành

Cách chăm sóc cây mai bị suy phổ biến đó là tỉa cành, thực hiện càng sớm càng tốt. Cắt hết những cành phụ và chừa lại cành chính. Lưu ý khi cắt cần dùng các dụng cụ cắt tỉa tránh làm gãy, dập nát cành.

3.2. Cắt rễ

Sau khi cắt cành chúng ta tiến hành cắt rễ. Nên bứng hết cả cây lên để cắt rễ, cắt hết toàn bộ phần rễ đã bị hư thối. Có thể cắt hết 2/3 bộ rễ, chỉ cần để lại 1/3 là được. Sau khi cắt dùng nước sạch rửa sạch lớp đất cũ bám trên hệ rễ.

3.3. Thay đất

Thay đất cũng là một cách chăm sóc cây mai bị suy. Vì ở môi trường đất cũ cây bị thiếu hụt một lượng dinh dưỡng nên khiến cây bị héo, khô cành không còn phát nữa được. Để khắc phục tình trạng đó cần thay đất, bồi đắp thêm chất dinh dưỡng cho cây bằng cách sử dụng mùn xơ dừa và trộn với trấu theo tỷ lệ 2:1.

3.4. Bón phân

Bón phân kích thích phục hồi chức năng của rễ giúp cho rễ dần hồi phục, phát triển tốt hơn. Sử dụng Humic Grin để giúp cây nhanh ra rễ, đi đọt, đi cành nhiều hơn.

Tiến hành bón phân cho cây mai suy

Lưu ý

Một số lưu ý trong cách chăm sóc cây mai bị suy ta cần phải cần thận và để tâm đến những điều sau:

  • Ánh sáng: đặt cây ở vị trí hướng đến ánh sáng để cây quang hợp.

  • Không nên sử dụng thuốc kích thích phun vào nụ hoặc gốc để cây lâu không bị rụng nụ.

  • Nếu trưng mai vàng trong phòng thì hạn chế đốt nhang vì khói nhang có chứa khí Ethylene khiến mai dễ bị rụng nụ.

  • Ngắt bớt lộc sẽ giúp cho cây cho ra hoa tốt hơn.

Và đây là một vài thông tin cơ bản về cách chăm sóc cây mai bị suy để mọi người có thể dễ dàng thực hiện để có thành quả đón Tết. Giờ đây không còn nỗi lo Tết xong là phải nói lời tạm biệt với cây mai của mình rồi. Để xem thêm nhiều thông tin hay, hữu ích về cách trồng và chăm sóc các loại hoa thì hãy luôn theo dõi VNFarm.

Bạn đang xem bài viết: Cách chăm sóc cây mai bị suy nhanh phục hồi. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts