CÁCH CHĂM SÓC CÂY MAI

Cây mai sống khỏe, sống lâu năm, nhưng cũng dễ chết vì sâu bệnh. Vì vậy, thỉnh thoảng ta cũng nên theo dõi xem cây có bị sâu rầy tấn công hay không để kịp thời chữa trị. Điều cần là phải xịt thuốc trừ sâu rầy theo đúng định kỳ, vì ngừa bệnh bao…

Cây mai sống khỏe, sống lâu năm, nhưng cũng dễ chết vì sâu bệnh. Vì vậy, thỉnh thoảng ta cũng nên theo dõi xem cây có bị sâu rầy tấn công hay không để kịp thời chữa trị. Điều cần là phải xịt thuốc trừ sâu rầy theo đúng định kỳ, vì ngừa bệnh bao giờ cũng tốt hơn là chữa bệnh.

Sâu đục thân:

Sâu đục thân là loại sâu nhỏ nhưng tác hải của nó đối với cây mai lại quá lớn. Nếu sâu này tấn công vào cành thì cành phải cưa bỏ và nếu tấn công vào thân thì cây sẽ chết đứng. Vì vậy, ai trồng mai cũng cố tìm cách ngăn ngừa loại sâu này.

Trước tiên, sâu đục một lỗ nhỏ bằng chân nhang vào nhánh hay thân cây để từ đó chui vào đục hết lõi gỗ bên trong… Nếu không phát giác để trừ khử thì chỉ một thời gian ngắn sau phần cây đó sẽ bị héo úa và chết khô.

Nếu theo dõi ta sẽ thấy nơi nào trên thân cây mai có những lỗ nhỏ và chung quanh lỗ có chút bột gỗ như mạt cưa đùn lên, thì đích thị có sâu đục thân đang ẩn trong đó. Việc cần là dùng mũi dao nhọn khoét rộng cái lỗ đó ra để moi sâu đục thân ra giết ngay. Nếu sâu đã ăn sâu vào trong lõi gỗ thì còn có cách xịt thuốc trừ sâu vào đó để sâu cay thuốc mà chết.

Những cành mai nào bị héo úa cho sâu đục thân tấn công thì nên cưa bỏ và đốt ngay, nếu không sâu này sẽ ăn lan sang nhánh khác.

Các loại thuốc trừ sâu như Malathion, Basudin tiêu diệt được loại sâu tại hại này. Ta nên dùng thuốc này để xịt ngừa theo định kỳ hàng nằm.

Sâu nái:

Sâu nái chuyên ăn trụi lá Mai non khiến đọt non của mai bị thương tổn, dẫn đến cây chậm phát triển.

Trên mình sâu nái có nhiều lông như loài sâu róm vậy. Lúc nhỏ thì sâu màu xanh lớn, lên thì trở thành sâu nâu sẫm. Nếu chúng xuất hiện ít thì bắt đầu chúng bằng cách trẩy nỏ chiếc lá mà chúng đang bám vào, sau đó đốt đi. Ngược lại, nếu thấy chúng xuất hiện nhiều thì chỉ còn cách dùng thuốc trừ sâu rầy phun xịt lên các đọt non mà chúng đang đeo bám.

Rầy bông:

Đây là loại rầy nhỏ chuyên bám vào đọt mai để hút nhựa cây mà sống. Rầy bông trên mình có sắc đen trắng vả khi xuất hiện thì xuất hiện với số nhiều khiến đọt mai bị trắng xóa.

Cần phải tận diệt loại rầy này khi phát hiện sự có mặt của chúng trong vườn mai của miình. Nếu rầy xuất hiện ít thì bẻ ngay những dọt mai nào có rầy này bám bào rồi đốt bỏ.Nếu chúng xất hiện nhiều thì nên dùng thuốc trừ rầy xịt khắp cả vườn mai liên tiếp ba lần trong một tuần, cho đến khi nào rầy hết xuất hiện thì ngưng.

Cây mai tuy it bị sâu rầy phá hại, nhưng sâu rầy tấn công cây mai đều là những thứ độc hại dễ làm chết cây, nên hàng năm ta phải lo phun thuốc trừ sâu rầy để ngăn ngừa…

Bạn đang xem bài viết: CÁCH CHĂM SÓC CÂY MAI. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts