Cách chăm sóc hoa hướng dương-cach cham soc hoa huong duong
Cách chăm sóc hoa hướng dương Đây còn là cây cho hạt ăn được hoặc chế biến dầu, nhiên liệu sinh học. Các giốn hoa hướng dương có thời gian sinh trưởng từ 90 – 110 ngày, có giống ngắn chỉ 70 ngày. Huớng dương rất dễ trồng, có thể trồng trên nhiều loại đất,…
Cách chăm sóc hoa hướng dương
Đây còn là cây cho hạt ăn được hoặc chế biến dầu, nhiên liệu sinh học. Các giốn hoa hướng dương có thời gian sinh trưởng từ 90 – 110 ngày, có giống ngắn chỉ 70 ngày.
Huớng dương rất dễ trồng, có thể trồng trên nhiều loại đất, bao gồm cả đất kém dinh dưỡng, chỉ cần thoát nước tốt. Nhưng cây phát triển tốt trên đất giàu dinh dưỡng và có tầng canh tác dày. Cây mọc yếu trên đất axit nặng hoặc đất bị úng nước. Đặc biệt là khi trồng lấy hạt, cây cần nhiều ánh sáng nên chọn ruộng có vị trí thích hợp mặc dù hướng dương có thể chịu bóng nhẹ.
Cây hướng dương chịu được đất có độ pH rộng từ 4,5 – 8,7; yêu cầu pH trung tính hoặc hơi kiềm (5 – 7) và có thể trồng trên đất đá vôi. Do có hệ thống rễ mạnh, chúng có thể trồng trong đất khô, có khả năng kháng hạn, ngoại trừ lúc ra hoa. Cây có thể chịu được lượng mưa hàng năm từ 200 – 4000mm, nhiệt độ trung bình dao động từ 6 – 28°C.
Khi cây trồng trong vùng lạnh, hạt có tỷ lệ dầu thực vật cao hơn. Cây có khuynh hướng làm kiệt đất nếu trồng thường xuyên trong một vùng, nên trồng xen với các loại rau màu khác. Tuy nhiên hoa hướng dướng mọc kém khi trồng xen với khoai tây nhưng mọc tốt khi trồng xen với dưa leo, bắp. Đặc biệt lưu ý hoa hướng dương lúc còn nhỏ rất hấp dẫn với ốc sên, cây con có thể bị hủy diệt hoàn toàn bới ốc sên gây hại.
Phân bón cho vườn hoa hướng dương 1.000m2 gồm: 1–2 tấn phân chuồng hữu cơ hoai mục, 10–15kg urê, 20–30kg lân và 15–20kg kali. Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân + 30% phân đạm urê + 30% kali. Bón thúc lần 1 lúc cây đã mọc cao 15 – 20cm, gồm 50% đạm urê + 20% kali, kết hợp với làm cỏ và vun gốc, lấp phân, tưới nước. Bón thúc lần 2 khi cây bắt đầu ra nụ hoa nhỏ với toàn bộ lượng phân còn lại, kết hợp vun gốc lấp phân và tưới nước.
Chú ý cây có thân mềm và bông lá nặng nên rất dễ đổ ngã, cần chống cây đỡ và không bón quá nhiều phân đạm làm cho cây yếu. Trường hợp bón cho cây trồng trong chậu thì chia lượng phân thật nhỏ chừng 5 – 10 gram cho mỗi chậu/lần bón.
Để cho cây không ngừng ra hoa nên tăng cường tưới phân loãng, 10 ngày tưới 1 lần. Đến mùa hè nóng cây bước vào ngủ nghỉ, nên đưa cây vào nhà bệ cây. Mùa thu là mùa ra hoa cần kết hợp tưới nước bón ít phân loãng.