Cách chọn và kỹ thuật nuôi cá tra con
#cachlamgiau Cách làm giàu nhờ nuôi cá Tầm của chàng trai trẻ 9x #cachlamgiau Cách làm giàu nhờ nuôi cá Tầm của chàng trai trẻ 9x Cá tra tên khoa học là Pangasiidae, thuộc bộ cá da trơn. Ở Việt Nam, cá tra sinh sống chủ yếu ở lưu vực đồng bằng sông Cửu Long….
Cá tra tên khoa học là Pangasiidae, thuộc bộ cá da trơn. Ở Việt Nam, cá tra sinh sống chủ yếu ở lưu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nuôi và chế biến cá tra có tầm quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam từ giá trị xuất khẩu và giải quyết vấn đề việc làm cho người dân. Để đạt năng suất cao và giảm các chi phí không đáng có, bà con nông dân cần chú ý đến một số vấn đề sau khi nuôi cá tra thương phẩm:
Chuẩn bị ao Để nuôi cá tra con
Ao nuôi cá cần chọn gần ở những nơi gần sông rạch lớn để có nguồn nước sạch và tiết kiệm chi phí bơm nước và tránh được các tác nhân gây bệnh như thuốc trừ sâu, ô nhiễm hữu cơ,….
Ao nuôi có diện tích khoảng 500m2 trở lên, có độ sâu từ 1,7 – 2,5m, có bờ ao chắc chắn và cao hơn mực nước cao nhất trong năm. Ao phải có đường cống để cấp và thoát nước. Đất nền của ao phải có kết cấu tốt, ít bị nhiễm phèn.
Cải tạo ao là bước quan trọng nhất trong nuôi cá. Việc cải tạo ao nuôi đúng cách sẽ giúp nâng cao tỉ lệ sống và hạn chế được một số bệnh cho cá.
Đa số các loại ao nuôi đều có quy trình cải tạo ao giống nhau và có thể áp dụng cho nhiều loại cá. Bà con nông dân có thể xem thêm kỹ thuật cải tạo ao nuôi tại đây.
Quy trình cải tạo ao nuôi cá tra:
- Tháo cạn nước và bắt hết cá trong ao. Dọn sạch rong, cỏ dưới đáy ao và bờ ao.
- Vét bớt bùn ở lòng ao, chỉ để lại khoảng 0.3 – 0.5m.
- Lắp hết các hang, lỗ mọi và tu sửa lại bờ ao
- Dùng vôi bột rải khắp đáy ao và bờ ao, 8-10kg/100m2.
- Phơi đáy ao 2 – 3 ngày.
- Sau cùng cho nước vào ao qua cống có lưới lọc để hạn chế cá dữ và các tác nhân gây hại cho cá.
chọn và Thả cá Tra con
Ngày nay, càng nhiều giống cá được lai tạo giúp bà con dể dàng hơn trong việc chọn con giống, tuy nhiên việc đó dẫn đến tình trạng cá giống bị kém chất lượng do thoái hóa, cá bố mẹ bị ép đẻ non. Vì vậy người dân cần kiểm tra kỹ càng nguồn giống của mình, chọn các cơ sở cung cấp con giống uy tín. Đồng thời phải kiểm tra nguồn gốc đàn cá, tình hình dịch bệnh và các lọa thuốc đã sử dụng. Từ đó có thể đánh giá được chất lượng và có hướng phòng trị bệnh cho cá trong quá trình nuôi.
Giống mua về phải khỏe mạnh, đều cỡ, nhiều nhớt và không bị xây xát. Kích cỡ trung bình khoảng 10 – 12cm. Việc chọn giống đều cỡ giúp tránh tình trạng cá bị còi do cạnh tranh thức ăn với nhau.
Nên vận chuyển cá vào lúc trời mát, tốt nhất là buổi sáng sớm. Chuyển cá bằng bao nilon bơm oxy với khoảng 200 con/bao.
Căn cứ vào diện tích ao, độ sâu và chất lượng nước có thể thả cá ở mật độ 20 – 60 con/m2. Trước khi thả cá vào ao phải ngâm bao trong ao khoảng 15 – 20 phút để tránh bị sốc nhiệt, ảnh hưởng đến chất lượng con giống.
Thức ăn cho cá tra
Thức ăn cho cá tra có 2 dạng là thức ăn công nghiệp đã được chế biến và thức ăn được chế biến từ các nguồn nguyên liệu từ phụ phẩm nông nghiệp. Đồng thời cần bổ sung các loại khoáng vi lượng và các nhóm vitamin để kích thích cá tăng trưởng.
Nếu cho cá ăn bằng các phụ phẩm nông nghiệp, các nguyên liệu phải được xay nhuyễn, trộn đều với bột kết dính để thức ăn lâu rã. Sau đó rải từ từ cho cá ăn mỗi ngày 2 lần sáng và chiều tối. Khẩu phần chiếm 5 -7% trọng lượng thân. Cần theo dõi sức ăn của cá để có sự điều chỉnh hợp lý, tránh gây ô nhiễm.
Thức ăn công nghiệp cũng được sử dụng phổ biến với ưu điểm đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cá, việc cho cá ăn cũng dễ dàng và giảm được mức độ ô nhiễm. Bà con nên chọn những sản phẩm uy tín và cho ăn đúng với giai đoạn phát triển của cá.
Quản lý chăm sóc
Đối với cá nuôi hiện nay, ngoài những bệnh ngoài da thì cá còn dễ mắc các bệnh kí sinh, nấm do vi khuẩn gây ra. Để phòng tránh các loại bệnh này, bà con nông dân cần quan sát, theo dõi tình trạng cá để phát hiện kịp thời các dấu hiệu gây bệnh. Khi cá bệnh cần giảm lượng thức ăn và tách cá bệnh ra để kiểm tra, xác định bệnh và lên phương án xử lý.
Trong quá trình nuôi, nên dùng các loại chế phẩm sinh học để làm giảm nồng độ khí NH3, H2S, NO2 có trong nước ao. Định kì trộn các loại vitamin và các chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá.
Thường xuyên kiểm tra độ pH của ao nuôi, đảm bảo ổn định trong khoảng 7 – 7.5.
Cần thay nước định kỳ cho ao để làm sạch môi trường nước và phòng các loại bệnh. Thay nước 1 lần/tuần (20% nước trong ao) sau khi nuôi 1 tháng. 2 – 4 lần/ tuần (30%) từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 và thay 50% khi cuối vụ nuôi.
Thu hoạch
Thời gian nuôi trung bình 8-10 tháng, cá đạt cỡ 0.7 – 1.5kg thì có thể thu hoạch 1 lần và giữ lại cá nhỏ. Sau khi thu hoạch hết thì tiến hành làm công tác chuẩn bị để xuống giống cho vụ nuôi tiếp theo.
Bạn có thể xem thêm các kỹ thuật nuôi cá khác tại đây.