Cách để Chuột Lang không cắn bạn khi chúng thấy không thoải mái

Cách Nuôi Bọ Ú | Chia sẻ cách nuôi bọ cho người mới chơi Cách Nuôi Bọ Ú | Chia sẻ cách nuôi bọ cho người mới chơi Cách để Chuột Lang không cắn bạn khi chúng thấy không thoải mái Bất cứ ai nuôi Chuột Lang đều biết đây là những thú cưng đáng…

Cách Nuôi Bọ Ú | Chia sẻ cách nuôi bọ cho người mới chơi
Cách Nuôi Bọ Ú | Chia sẻ cách nuôi bọ cho người mới chơi

Cách để Chuột Lang không cắn bạn khi chúng thấy không thoải mái

Bất cứ ai nuôi Chuột Lang đều biết đây là những thú cưng đáng yêu và hiếm khi cắn người. Tuy nhiên, ngoài việc chạy trốn, cắn cũng là một cơ chế phòng thủ của chuột lang, vậy nên thỉnh thoảng bạn có thể bị cắn. Chuột lang thường cắn để thể hiện sức mạnh, thu hút sự chú ý hay chống lại những gì các bé không thích. Việc bạn cần làm là để chuột lang cảm thấy được yêu thương và an toàn mỗi khi thấy bạn. Nếu bạn làm được điều này, chuột lang sẽ ngừng việc cắn người lại.

Phần 1: Giảm thiểu những nguy hiểm

1. Hãy tự bảo vệ mình. Ngừng việc đưa ngón tay qua những chấn song ở lồng. Nếu bạn làm vậy, chuột lang sẽ cảm thấy bị đe dọa, các bé sẽ muốn tấn công và ngón tay của bạn sẽ là một mục tiêu hoàn hảo. Bạn không nên để chuột lang có cơ hội làm tổn thương mình.

2. Rửa sạch tay. Chắc chắn bạn sẽ thường chơi với chuột lang. Hãy rửa sạch tay để loại bỏ những mùi mà chuột lang ghét, ví dụ như mùi của chó hoặc mèo. Chuột lang có một khướu giác nhạy cảm và có bản năng sợ hãi trước những mùi mà các bé cho là nguy hiểm. Bởi vì chó và mèo là những mối đe dọa nên chuột lang sẽ phản ứng trước những mùi này.

Nếu như chuột lang luôn luôn thèm ăn, bạn cũng nên rửa tay để loại bỏ mùi thức ăn. Bạn sẽ không muốn để các bé tưởng tay mình là một món ăn đâu.

Bạn có thể đeo bao tay cho đến khi chắc chắn rằng chuột lang sẽ không cắn nữa.

3. Để ý nguyên nhân khiến bé cắn bạn. Hành động cắn thường xảy ra do sợ hãi, nhưng cũng có những nguyên nhân khác dẫn đến việc này.

Cắn do bị đau. Bạn có thể đã làm đau chuột lang hay có thể có những nguyên nhân về sinh lý. Thỉnh thoảng, chuột lang sẽ cắn bạn để nói rằng các bé khó chịu. Điều này có thể là do bọ chét hoặc rận. Nếu như nguyên nhân là do đau đớn hoặc không thoải mái, bạn hãy gọi bác sĩ thú ý ngay để kiểm tra.

Nếu chuột lang cắn khi bạn đang ẵm bé, có thể do bé muốn đi vệ sinh. Vì thế, bạn hãy đặt chuột lang vào lồng và quan sát bé. Nếu như bé đi vệ sinh, vậy bạn đã có câu trả lời rồi.

Những chuột lang đực chưa bị thiến sẽ thể hiện sức mạnh bằng cách cắn những bé khác. Bạn hãy xem xét việc thiến chuột lang. Tuy nhiên, việc thiến cũng không chắc sẽ làm các bé ngừng cắn nữa. Xu hướng thể hiện sức mạnh không chỉ do testosterone.

Nếu chuột lang gặm lồng, điều đó có nghĩa là bé đang cảm thấy cô đơn và muốn thu hút sự chú ý. Đây không phải là một hành động đe dọa, nhưng bạn hãy cảnh giác. Từ từ tiến đến gần bé.

Phần 2: Làm quen với chuột lang

1. Giảm thiểu những tác nhân gây lo lắng. Lồng chuột lang nên được đặt ở nơi yên tĩnh trong nhà để tránh căng thẳng. Nếu chuột lang cắn bạn, đa phần do các bé cảm thấy bị đe dọa. Hãy giảm tiếng tivi hoặc tắt đi, đưa những thú cưng khác ra khỏi phòng. Bạn hãy chỉ để chuột lang chú ý đến mình. Sau đó, nếu bạn cư xử nhẹ nhàng, các bé sẽ chấp nhận bạn với sự vui vẻ, và không còn căng thẳng.

2. Hãy để chuột lang khám phá nơi ở. Nếu bạn mới đưa chuột lang về nhà, sẽ cần thời gian để bé làm quen với ngôi nhà mới, chiếc lồng và căn phòng. Hãy để chuột lang làm quen. Đừng chơi với bé ngay lập tức.

Hãy mở cửa lồng và để chuột lang dò xét xung quanh. Để bé khám phá ngôi nhà là rất quan trọng. Khi bé biết rõ nơi ở mới và biết đâu là nơi ẩn nấp phù hợp, chuột lang sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Khi chuột lang đã thoải mái hơn, bạn hãy đặt một hàng rào trên sàn nhà và để bé khám phá tiếp. Hãy làm việc này khi yên tĩnh. Bạn cần đảm bảo rằng không có tiếng ồn hay bất cứ thú cưng nào xung quanh. Bạn có thể đặt một ít rau tươi ở cửa lồng và bên ngoài lồng để khuyến khích chuột lang. Đừng nóng vội. Mỗi bé chuột lang một khác và việc này cần thời gian.

3. Nhẹ nhàng bước vào khu vực của bé. Hãy trò chuyện nhưng đừng quá nóng vội. Bạn hãy ngồi xuống cạnh lồng. Nói chuyện thật nhẹ nhàng. Đặt một vài nhánh rau tươi như cần tây hay bồ công anh trong lồng. Chờ đến khi chuột lang cảm thấy thoải mái hơn trước khi vuốt ve bé. Cuối cùng, bạn có thể giơ ngón tay ra và để chuột lang dò xét.

Hãy chỉ ngồi đọc sách hoặc xem tivi (âm lượng nhỏ) cạnh lồng, trong khi chuột lang làm quen với sự hiện diện của bạn. Âm thanh lớn sẽ làm chuột lang hoảng sợ, vậy nên hãy làm quen với bé khi trong nhà yên tĩnh và không có chó hay mèo ở cạnh.

4. Nhẹ nhàng chạm vào chuột lang. Hãy chạm vào bé trong thời gian ngắn. Đừng vồ lấy hay ẵm khi chuột lang không muốn. Khi chuột lang đã chấp nhận việc bạn đặt tay trong lồng, hãy nhẹ nhàng vuốt ve bé vài giây. Đầu tiên, hãy vuốt ở sau tai và đỉnh đầu. Chỉ sau khi bé đã cảm thấy thoải mái khi được vuốt ve, bạn có thể ẵm bé. Nâng ngực chuột lang nên khỏi mặt đất một chút rồi lại đặt xuống. Làm thế để bé làm quen với việc được nhấc lên.

Khi bạn ẵm chuột lang, hãy đặt một tay quanh ngực và một tay nâng nửa sau. Chuột lang cần được ẵm chắc chắn để khỏi lo sợ bị rơi. Bắt đầu khi ngồi trên sàn nhà. Ẵm bé lên và vuốt ve. Hãy bình tĩnh. Nếu chuột lang cựa quậy, hãy đặt bé vào lồng trước khi bé phải dùng đến răng.

5. Dạy trẻ nhỏ cách ẵm chuột lang. Hãy nhớ rằng cắn là cách chuột lang diễn tả cảm xúc. Nếu chuột lang không thoải mái khi bị ẵm và bắt đầu cắn, hãy nhắc trẻ nhỏ đặt bé xuống ngay.

Dưới sự quan sát của bạn, hãy để trẻ nhỏ ngồi trên sàn nhà và ẵm chuột lang bằng một chiếc khăn. Đây là một cách tốt để bảo vệ cả hai. Cho phép trẻ nhẹ nhàng vuốt ve chuột lang và để chuột lang đi lại thoải mái để bé không cảm thấy bị giam cầm.

6. Thưởng đồ ăn khi chuột lang cư xử tốt. Đừng thưởng với những hành động xấu. Nếu chuột lang cắn để thu hút sự chú ý, đừng để ý đến bé. Hãy quay lại sau và vuốt ve khi chuột lang cảm thấy bình tĩnh hơn. Bạn cần để ý đến ngôn ngữ cơ thể của chuột lang và nếu bé bình tĩnh hơn, vuốt ve và thưởng cho hành động này. Nếu bạn dùng món ăn để tránh việc chuột lang cắn, các bé sẽ nghĩ rằng cứ cắn là được thưởng.

7. Để ý tính cách của chuột lang. Sau một vài tháng sống chung, bạn sẽ nhận biết được những hành động của chuột lang. Đừng quấy rầy khi các bé đang nghỉ ngơi.

8. Đừng đánh chuột lang! Như vậy sẽ làm bé bị thương, và chuột lang sẽ nghĩ rằng cần phải chống lại bạn – và sẽ dẫn đến nhiều hành động cắn hơn. Có thể chuột lang cắn là do hành động của bạn. Hãy nghĩ lại tại sao các bé cắn và thay đổi cách cư xử.

Nếu một người giữ bạn khi bạn không muốn và sợ hãi, phải đi vệ sinh hay đói bụng, bạn có cắn người ta không? Bạn không có cách nào khác để giao tiếp cho nên bạn cũng sẽ cắn họ thôi.

Bạn đang xem bài viết: Cách để Chuột Lang không cắn bạn khi chúng thấy không thoải mái. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts