Cách để Nuôi chim yến phụng sinh sản (kèm Ảnh) – wikiHow
Bài viết này đã được cùng viết bởi Hayley Heartfield. Hayley Heartfield là chuyên gia về chim, chủ sở hữu của About Birds, một tiệm chim cảnh tại Hạt Montgomery, Texas. Hayley chuyên về chăm sóc chim, am hiểu về hành vi, cách huấn luyện và nhân giống chim. Hayley nghiên cứu về khoa học…
Bài viết này đã được cùng viết bởi Hayley Heartfield. Hayley Heartfield là chuyên gia về chim, chủ sở hữu của About Birds, một tiệm chim cảnh tại Hạt Montgomery, Texas. Hayley chuyên về chăm sóc chim, am hiểu về hành vi, cách huấn luyện và nhân giống chim. Hayley nghiên cứu về khoa học động vật tại Texas A&M. About Birds buôn bán nhiều giống chim, cung cấp dịch vụ chăm sóc lông vũ, cũng như các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chim chóc.
Bài viết này đã được xem 7.098 lần.
Chim yến phụng hay vẹt đuôi dài là một loài chim đáng yêu được nhiều người nuôi chim cảnh ưa chuộng. Nếu cũng yêu thích loài chim này thì bạn hoàn toàn có thể chăm sóc để chúng sinh sản. Trong môi trường hoang dã, chim yến phụng thường ghép đôi để sinh sản, nên để nuôi yến phụng sinh sản thuận lợi thì đầu tiên bạn cần ghép đôi cho chúng. Tiếp đó là đảm bảo yến phụng có môi trường sống tốt, có chỗ làm tổ và có thức ăn phù hợp. Khi đôi chim đã quen lồng thì bạn có thể khuyến khích chúng giao phối và đợi chim đẻ trứng.
Các bước
Ghép đôi cho chim giao phối
-
1Mua chim từ trại chim hoặc cửa hàng bán chim giống uy tín. Bạn hãy tham khảo đánh giá của những người mua trước rồi kiểm tra xem chim có được nuôi trong môi trường sạch sẽ và lành mạnh không; đảm bảo chúng không bị nuôi nhốt quá đông và không có dấu hiệu bị căng thẳng. Hãy quan sát tất cả các chú chim đang bày bán xem chúng có khỏe mạnh và linh hoạt hay không.
- Bạn nên tra cứu trên mạng trước, đọc bình luận và đánh giá xem nơi bán chim có bị khiếu nại hay bình luận xấu hay không.
- Chim yến phụng có giá giao động từ 200 – 400.000 vnđ một con, tuy nhiên giá sẽ tùy thuộc vào từng nơi bán.[1] X Nguồn nghiên cứu
-
2Chọn đôi chim không có quan hệ huyết thống để tránh dị tật ở chim non. Chim trống và chim mái cùng huyết thống sẽ giao phối với nhau. Tuy nhiên, chim non mà chúng sinh ra rất khó sống sót, nếu sống thì cũng sẽ bị dị tật và dễ ốm yếu.
- Khi mua chim yến phụng, bạn hãy hỏi chủ cửa hàng xem chúng có cận huyết không.
- Chim được ấp nở ở các nơi khác nhau thường không cận huyết,
- Đôi khi, chim hàng ông bà có thể giao phối với chim hàng cháu chắt mà không gây ảnh hưởng nhiều đến đời sau. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên ghép đôi những chú chim không có liên quan về huyết thống.[2] X Nguồn nghiên cứu
-
3Hãy tìm các cặp chim đã quen nhau để hiệu quả ghép đôi cao hơn. Chỉ cần không cận huyết, những chú chim được nhốt trong cùng một lồng sẽ ghép đôi nhanh hơn những chú chim không quen biết nhau. Nguyên nhân là do chúng đã làm quen với nhau từ trước nên bạn không cần đợi chúng làm quen khi mang về nhà nữa.[3] X Nguồn nghiên cứu
- Nhiều khi chúng cũng thoải mái với nhau hơn nếu được nhốt ở những lồng cạnh nhau. Dù không thân quen như ở trong một lồng nhưng điều đó cũng rất hữu ích cho việc ghép đôi.
-
4Chọn chim mái trong độ tuổi từ 1-3 tuổi. Đợi đến khi chim mái được ít nhất 1 tuổi rồi mới tiến hành ghép đôi sẽ đảm bảo chim non sinh ra được khỏe mạnh nhất. Tuy nhiên, chim mái chỉ có khả năng sinh sản tốt nhất trước khi 3 tuổi.[4] X Nguồn nghiên cứu
- Nếu không rõ chim được bao nhiêu tuổi, bạn có thể đưa chúng đến chỗ bác sĩ chim cảnh để họ ước lượng giúp.
-
5Chọn chim trống trong độ tuổi từ 1-6 tuổi. Cũng giống như chim mái, chim trống sẽ sinh ra chim non khỏe mạnh nhất khi chúng được ít nhất là 1 tuổi. Tuy nhiên, khác với chim mái là chim trống có thể sinh ra các lứa chim non khỏe mạnh đến khi chúng 6 tuổi.[5] X Nguồn nghiên cứu
- Bác sĩ chim cảnh có thể giúp xác định tuổi chim nếu bạn không chắc chắn.
-
6Đưa chim đến chỗ bác sĩ chim cảnh để kiểm tra sức khỏe. Bạn nhớ chọn bác sĩ chim cảnh uy tín, có kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm chăm sóc chim yến phụng. Họ sẽ giúp bạn xác định xem chim có bị ốm hay dị tật gì hay không. Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra một số đặc điểm sau của chim để đảm bảo chúng có sức khỏe tốt:[6] X Nguồn nghiên cứu
- Màu sắc của chim không bị nhợt nhạt
- Không có dịch tiết ở hậu môn.
- Không bị tắc hậu môn.
- Chim không ủ rũ.
- Chim ăn uống và đi vệ sinh tốt.
- Chim không bị nôn mửa.
-
7Nhốt chim trong cùng một lồng. Bạn cần nhốt chung cặp chim muốn ghép đôi trong lồng riêng để chúng thoải mái và dễ ghép đôi hơn. Đôi chim sẽ mô phỏng hành vi giống như trong môi trường hoang dã và phát sinh nhu cầu sinh sản.[7] X Nguồn nghiên cứu
- Nếu chúng bắt đầu đánh nhau, bạn hãy đưa một con ra ngoài, nhốt vào một lồng khác và để hai lồng cạnh nhau. Quan sát xem chúng có làm thân với nhau không, chẳng hạn như chơi cùng nhau hoặc rỉa lông cho nhau qua nan lồng. Khi chúng đã hòa hợp thì bạn có thể cho chúng về cùng một lồng.
-
8Quan sát dấu hiệu chim rỉa lông và bón cho nhau ăn, đó là dấu hiệu của sự ghép đôi. Khi chim bắt đầu chăm sóc nhau thì chúng đã ghép đôi với nhau. Nếu không ghép đôi được với nhau thì chúng sẽ không tiến hành giao phối.[8] X Nguồn nghiên cứu
- Có thể bạn cũng sẽ thấy chim chơi cùng và ngủ cạnh nhau.
Quảng cáo
Chuẩn bị môi trường sống phù hợp
-
1Chọn lồng có kích thước ít nhất là 60cm x 40cm x 40 cm. Như vậy sẽ đảm bảo chim có đủ không gian để bay nhảy và không gian riêng tư. Dù các cặp chim thích dành thời gian ở cùng nhau nhưng chúng cũng cần thời gian ở một mình. Một chiếc lồng rộng sẽ cho phép chúng hoạt động thoải mái và có thời gian ở riêng. Điều này đảm bảo chim sẽ có sức khỏe tốt và sinh ra các con non khỏe mạnh.[9] X Nguồn nghiên cứu
- Mỗi cặp chim cần được nhốt trong lồng riêng. Nếu bạn cố nhốt chung chúng với nhau thì nhiều khả năng chúng sẽ không tiến hành giao phối.
-
2Lót lồng bằng giấy báo nếu có. Đáy lồng có thể sẽ khiến chim không thoải mái vì chúng cần một không gian ấm áp để tiến hành giao phối. Vì vậy, bạn có thể dùng báo cũ để lót lồng cho chim. Giấy báo khá rẻ và chim cũng có thể xé chúng ra để tiêu khiển.[10] X Nguồn nghiên cứu
- Bạn hãy trải một vài lớp báo xuống đáy lồng.
-
3Đặt 2 hoặc nhiều cành gỗ và xích đu trong lồng. Bạn cần để lượng cành đậu và xích đu đủ cho hai chú chim cùng chơi với nhau. Tuy nhiên, nếu lồng còn rộng thì hãy đặt thêm nhiều hơn.[11] X Nguồn nghiên cứu
- Cho chim đậu trên cành gỗ là tốt nhất. Bạn không nên chọn các loại cành bằng nhựa vì chim thường thích rỉa mọi thứ ở trong lồng.
-
4Treo một hộp có kích thước 15cm x 15cm x 25cm ở cạnh lồng cho chim làm tổ. Hộp làm tổ sẽ có một lỗ ở cạnh để chim mái chui vào và đẻ trứng. Trứng chim sẽ được bảo vệ an toàn trong đó.[12] X Nguồn nghiên cứu
- Chiếc tổ này cũng giống như tổ của chim trong môi trường hoang dã.
- Bạn có thể mua hộp làm tổ cho chim ở cửa hàng chim cảnh hoặc mua trực tuyến.
-
5Đặt một chiếc đĩa trũng lòng trong tổ chim để trứng không rơi ra ngoài. Bạn hãy chọn đĩa có lòng sâu khoảng 2.5cm với đường kính khoảng 15cm. Trứng chim sẽ nằm gọn trong lòng đĩa và không bị rơi ra khỏi rổ. Khi chim non nở ra, bề mặt đĩa cũng sẽ giúp chúng di chuyển dễ hơn.[13] X Nguồn nghiên cứu
- Bạn cũng có thể làm hoặc mua một mảnh bìa vừa với đáy tổ chim. Nhớ chọn mảnh bìa trũng lòng.
- Hãy chọn đĩa được làm từ vật liệu không độc hại, chẳng hạn như gỗ hoặc thủy tinh.
-
6Rải một ít vỏ bào xuống đĩa và đáy tổ. Vỏ bào cũng tương tự như các loại vật liệu mà chim dùng để làm tổ trong tự nhiên. Chim mái cũng thích rỉa vỏ bào khi chuẩn bị giao phối. Trong môi trường hoang dã, chim mái thường chọn các mảnh vỏ cây để rỉa trước khi sinh sản.[14] X Nguồn nghiên cứu
- Bạn nhớ trải vỏ bào lên cả đĩa trũng trong tổ.
-
7Dọn dẹp lồng chim mỗi tuần một lần. Bạn sẽ đổ thức ăn và nước thừa, rửa sạch máng đựng rồi thay thức ăn mới và nước sạch. Bỏ lớp lót lồng cũ và lau sạch chuồng chim. Thay lót lồng mới và để máng đựng thức ăn, nước uống cho chim vào chị trí cũ. Rửa và lau khô các loại đồ chơi trong lồng chim.[15] X Nguồn nghiên cứu
- Nếu chim đã đẻ trứng thì bạn đừng thay lót tổ cho đến khi trứng nở hết. Tuy nhiên bạn vẫn có thể thay lót lồng ở bên ngoài.
Quảng cáo
Cho chim yến phụng sinh sản ăn
-
1Bạn sẽ cho cám chim, các loại hạt, hoa quả và rau củ vào máng đựng thức ăn cho chim. Hãy chọn loại cám viên dành riêng cho chim yến phụng và luôn để sẵn thức ăn cho chúng. Cho chim ăn hỗn hợp các loại hạt, quả tươi và rau xanh hai lần một ngày. Bạn nên cho chim ăn các loại rau quả sống được thái nhỏ để chim luôn vui vẻ và khỏe mạnh.[16] X Nguồn nghiên cứu
- Chim yến phụng thích ăn các loại quả như: táo tàu, chuối, việt quất, nho, ổi, kiwi, xoài, dưa, cam, đu đủ, đào, lê, dứa và dâu tây.
- Các loại rau yến phụng thích bao gồm: bông cải xanh, măng tây, bắp cải brussels, cà rốt, súp lơ, cần tây, dưa chuột, cải xoăn, bí ngô, củ cải, rau bina, bí xanh, khoai lang, cà chua chín và khoai mỡ.
- Chim yến phụng cần nhiều thức ăn hơn khi có chim non nên bạn cần cung cấp thức ăn cho chúng thường xuyên.
-
2Treo hai máng nước trong chuồng để chim luôn có đủ nước uống. Bạn hãy thay nước cho chim mỗi ngày vào hai buổi sáng và chiều để chim luôn được uống nước sạch. Khi sinh sản thì chim cũng cần lượng nước nhiều hơn. Để đảm bảo chim không bị hết nước thì tốt nhất bạn nên chuẩn bị cho chim hai máng nước trong lồng, như vậy thì chim cũng không phải giành nước của nhau.[17] X Nguồn nghiên cứu
- Hãy treo máng bình nước ở hai chỗ khác nhau trong lồng.
-
3Cho chim nhiều thức ăn để chúng không ăn trứng của chính mình. Hầu hết chim yến phụng không ăn trứng của chúng, nhưng nếu không có đủ thức ăn thì chúng sẽ làm vậy. Nếu đã ăn một lần rồi thì chúng sẽ có thói quen tiếp tục ăn trứng. Nếu đã cho chim thêm thức ăn mà chúng vẫn tiếp tục ăn trứng thì chúng không phù hợp để sinh sản.[18] X Nguồn nghiên cứu
- Nếu chim yến phụng ăn trứng, bạn hãy cho chim nhiều thức ăn hơn vào đợt sinh sản sau. Nếu chim vẫn duy trì hành vi này thì tốt nhất là bạn nên thay một đôi chim khác.
-
4Bổ sung đá khoáng, mai mực và đá muối cho chim. Các loại thực phẩm này giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết, chẳng hạn như canxi để chim luôn khỏe mạnh. Bạn chỉ cần cho chúng vào trong lồng, chim sẽ ăn tự ăn khi có nhu cầu.[19] X Nguồn nghiên cứu
- Bạn có thể mua các loại thực phẩm bổ sung này ở cửa hàng thú cưng hoặc mua trực tuyến.
Quảng cáo
Khuyến khích chim giao phối
-
1Chim yến phụng thường giao phối từ tháng 10 đến tháng 3 hoặc khi trời mưa. Thường thì mùa giao phối của chim yến phụng bắt đầu vào tháng 10 và kéo dài đến tháng 3, tuy nhiên chúng cũng có thể giao phối sau những trận mưa lớn. Trong môi trường hoang dã, nguồn thức ăn yêu thích của chúng dồi dào hơn sau những cơn mưa, do đó chúng sẽ tiến hành giao phối và sinh sản. Chúng có thể giao phối vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nếu có mưa nhiều.[20] X Nguồn nghiên cứu
- Loài chim yến phụng có nguồn gốc từ Úc, nơi có thời tiết ấm áp từ tháng 10 đến tháng 3. Nếu bạn sống ở bán cầu bắc thì chim yến phụng bạn nuôi có thể sẽ ghép đôi và sinh sản từ tháng 4 đến tháng 9.
- 2Duy trì nhiệt độ phòng trong khoảng 18-24 °C. Đây là mức nhiệt độ hoàn hảo cho chim giao đối và sinh sản. Bạn có thể duy trì nhiệt độ không khí trong nhà trong khoảng nhiệt độ này hoặc dùng máy sưởi hay quạt sưởi để điều chỉnh nhiệt độ ở khu vực quanh lồng chim.[21] X Nguồn nghiên cứu
-
3Phủ kín chuồng chim khoảng 12 tiếng mỗi đêm. Chim cần thời gian nghỉ ngơi để không bị căng thẳng. Phủ kín sẽ giúp lồng chim tối và ấm áp hơn nên sẽ khuyến khích chim giao phối. Khoảng thời gian còn lại trong ngày thì bạn nên bỏ phủ lồng ra để chim có đủ ánh sáng cần thiết.[22] X Nguồn nghiên cứu
- Hãy phủ lồng và bỏ phủ lồng vào thời điểm cố định trong ngày. Ví dụ, bạn có thể bỏ phủ lồng cho chim vào 6 giờ sáng và phủ lại vào 6 giờ tối.
-
4Rải vỏ bào xuống đáy lồng cho chim mái rỉa. Điều này sẽ giúp chim mái có hứng giao phối và làm tổ. Bạn nhớ thay vỏ bào bẩn bằng vỏ bào mới hằng ngày.[23] X Nguồn nghiên cứu
- Hành vi rỉa vỏ bảo là hành vi của chim cái trong tự nhiên trước khi giao phối, nên khuyến khích chim rỉa bào gỗ có thể giúp chúng giao phối nhanh hơn.
-
5Quan sát hành vi giao phối nhanh và lặp đi lặp lại. Khi chim trống muốn giao phối, nó sẽ tiếp cận chim mái và hót tán tỉnh. Sau đó nó sẽ mổ vào mỏ chim mái. Nếu chim mái đồng ý giao phối, nó sẽ hạ thấp đầu và vểnh đuôi lên để chim trống có thể thăng bằng trên người nó. Chúng sẽ tiến hành giao phối trong khoảng một vài phút.[24] X Nguồn nghiên cứu
- Không phải lần giao phối nào cũng có thể thụ tinh cho trứng nên chim yến phụng sẽ lặp lại hành vi giao phối khá thường xuyên.
-
6Xịt phun sương lên người chim để mô phỏng mùa giao phối tự nhiên của chúng. Vì chim yến phụng thường giao phối sau khi mưa nên xịt phun xương lên người có thể giúp chúng có hứng giao phối hơn. Bạn hãy xịt phun sương cho chim vài lần một ngày giống như những cơn mưa trong tự nhiên để khuyến khích chúng giao phối.[25] X Nguồn nghiên cứu
- Xịt phun sương cũng khuyến khích chim rỉa lông cho nhau, do đó lông chúng cũng sẽ đẹp hơn.[26] X Nguồn nghiên cứu
-
7Cho chim không gian riêng để tiến hành giao phối. Bạn đừng kiểm tra chim thường xuyên hay liên tục mở lồng chúng ra. Hãy cho chúng thời gian thoải mái ở bên nhau và tiến hành giao phối.[27] X Nguồn nghiên cứu
- Hạn chế các âm thanh làm phiền chim. Hãy cố gắng tạo cho chim môi trường yên bình và thoải mái nhất có thể.
Quảng cáo
Quan sát trứng và chim non
-
1Sau khoảng 10 ngày giao phối thành công thì chim sẽ đẻ quả trứng đầu tiên. Khi chim đã giao phối và trứng đã được thụ tinh thành công thì chim mái sẽ đẻ trứng sau khoảng 10 ngày. Nó sẽ đẻ mỗi trứng một lần, nên lúc đầu bạn sẽ chỉ thấy một quả trứng trong tổ chim.[28] X Nguồn nghiên cứu
- Đôi khi, chim yến phụng cần giao phối nhiều lần mới thụ tinh trứng thành công.
-
2Chim mái thường sẽ đẻ từ 4-8 trứng trong khoảng 2 tuần. Sau khi đẻ quả trứng đầu tiên thì phải sau 1-2 ngày nữa chim mới đẻ tiếp. Nó sẽ tiếp tục đẻ 1 quả trứng sau mỗi 1-2 ngày cho đến khi đẻ xong. Tổng cộng chim sẽ đẻ khoảng 4-8 trứng một lứa.[29] X Nguồn nghiên cứu
- Chim mái sẽ đẻ trứng trong hộp làm tổ.
-
3Chim ấp trứng sau khi đẻ quả thứ 3. Chim mái chỉ bắt đầu ấp sau khi đẻ được ít nhất là 2-3 quả trứng. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ thấy trứng chim nằm một mình trong tổ khi mới chỉ có một quả. Điều đó hoàn toàn bình thường, bạn không cần lo lắng nếu thấy chim không chăm sóc trứng trong một vài ngày đầu.[30] X Nguồn nghiên cứu
- Chim mái sẽ chịu trách nhiệm ấp trứng. Chim trống sẽ không đi vào trong tổ.
-
4Trứng chim nở sau khi ấp được 18-21 ngày. Khi trứng chim sắp nở, bạn sẽ thấy các vết nứt xuất hiện trên vỏ trứng. Chim non cần một chút thời gian mới chui ra được khỏi vỏ, tuy nhiên bạn đừng giúp nó. Nếu khỏe mạnh thì chúng sẽ ra được khỏi vỏ sau một vài giờ.[31] X Nguồn nghiên cứu
- Nếu sau 22 ngày mà còn trứng chim chưa nở thì bạn nên bỏ chúng đi. Những trứng đó sẽ không nở được. Nếu nở thì chim non cũng sẽ không khỏe mạnh.
-
5Đảm bảo chim mẹ chăm sóc chim non. Chim yến phụng thường chăm con rất tốt, tuy nhiên bạn cần để mắt đến chúng để đảm bảo chim mẹ không bỏ con. Nếu đàn có nhiều con non thì chim mẹ thường sẽ không chăm những con nhỏ nhất.
- Bạn có thể tự chăm những chú chim non bị mẹ bỏ. [32] X Nguồn nghiên cứu
Quảng cáo
Lời khuyên
- Bạn có thể tách chim non ra khỏi mẹ khi chúng có thể tự ăn. Thường thì khi được 5 tuần tuổi là chim non sẽ tự ăn. Chúng sẽ sống tự lập khi có thể tự mổ hạt, tự ăn no mà không cần chim bố mẹ bón.
- Chim yến phụng có thể đẻ 2-3 lứa một năm, tùy thuộc vào tần suất giao phối của chúng.
- Chim trống thường sẽ không đi vào tổ. Tuy nhiên, chúng sẽ đứng canh tổ và cho chim mái ăn khi chim mái ấp trứng.[33] X Nguồn nghiên cứu
Cảnh báo
- Tốt nhất là bạn nên ghép đôi cho chim sinh sản. Nếu cho chim giao phối theo nhóm, hay còn gọi là giao phối theo bầy thì có thể dẫn đến tình trạng chúng đánh nhau chết hoặc bị thương.
Những thứ bạn cần
- Chim trống và chim mái
- Lồng chim
- Lót lồng
- Cành cho chim đậu
- Xích đu cho chim
- Hộp làm tổ
- Đồ chơi cho chim
- Máng đựng thức ăn
- Máng đựng nước uống
- Hạt và cám viên cho chim yến phụng
- Mai mực
- Viên khoáng
- Đá muối
- Hoa quả và rau củ
Tham khảo
- ↑ https://animals.mom.me/parakeet-care-cost-8202.html
- ↑ https://animals.mom.me/how-to-breed-for-color-in-budgies-12564948.html
- ↑ https://animals.mom.me/how-to-build-budgie-breeding-cages-12443991.html
- ↑ https://animals.mom.me/how-to-breed-for-color-in-budgies-12564948.html
- ↑ https://animals.mom.me/how-to-breed-for-color-in-budgies-12564948.html
- ↑ https://animals.mom.me/how-to-breed-for-color-in-budgies-12564948.html
- ↑ https://www.beautyofbirds.com/budgiebreeding.html
- ↑ https://www.beautyofbirds.com/budgiebreeding.html
- ↑ https://animals.mom.me/how-to-build-budgie-breeding-cages-12443991.html
- ↑ https://animals.mom.me/how-to-build-budgie-breeding-cages-12443991.html
- ↑ https://animals.mom.me/how-to-breed-for-color-in-budgies-12564948.html
- ↑ https://animals.mom.me/how-to-build-budgie-breeding-cages-12443991.html
- ↑ https://animals.mom.me/how-to-build-budgie-breeding-cages-12443991.html
- ↑ https://animals.mom.me/how-to-build-budgie-breeding-cages-12443991.html
- ↑ https://animals.mom.me/how-to-build-budgie-breeding-cages-12443991.html
- ↑ http://www.petbudgie.com/feeding/
- ↑ https://animals.mom.me/how-to-build-budgie-breeding-cages-12443991.html
- ↑ https://www.beautyofbirds.com/budgiebreeding.html
- ↑ https://animals.mom.me/how-to-build-budgie-breeding-cages-12443991.html
- ↑ https://animals.mom.me/how-to-build-budgie-breeding-cages-12443991.html
- ↑ https://animals.mom.me/how-to-build-budgie-breeding-cages-12443991.html
- ↑ https://animals.mom.me/how-to-build-budgie-breeding-cages-12443991.html
- ↑ https://animals.mom.me/how-to-build-budgie-breeding-cages-12443991.html
- ↑ https://animals.mom.me/how-to-breed-for-color-in-budgies-12564948.html
- ↑ https://www.beautyofbirds.com/budgiebreeding.html
- ↑ https://animals.mom.me/how-to-breed-for-color-in-budgies-12564948.html
- ↑ https://animals.mom.me/how-to-build-budgie-breeding-cages-12443991.html
- ↑ https://www.beautyofbirds.com/budgiebreeding.html
- ↑ https://www.beautyofbirds.com/budgiebreeding.html
- ↑ https://www.beautyofbirds.com/budgiebreeding.html
- ↑ https://www.beautyofbirds.com/budgiebreeding.html
- ↑ https://www.beautyofbirds.com/budgiebreeding.html
- ↑ https://www.beautyofbirds.com/budgiebreeding.html